Lần đầu tiên sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Hàn Quốc
Sự kiện Giổ Tổ Hùng Vương năm 2024 đã lần đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc trong ngày 11/5 với sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Sự kiện do Hội giao lưu văn hóa kinh tế Hàn – Việt (KOVECA) và Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) phối hợp với hính quyền Quận Seocho ở thủ đô Seoul tổ chức với mục tiêu tăng cường tình hữu nghị và thúc đẩy hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tham dự sự kiện về phía Hàn Quốc có Quận trưởng Seocho Jeon Seong-soo; Quận trưởng Hongcheon, Shin Young-jae; Đại sứ du lịch của Việt Nam tại Hàn Quốc Lee Chang-geun; Phó Chủ tịch điều hành KOVECA Kwon Seong-taek; cùng đại diện nhiều tổ chức, hiệp hội hữu nghị với Việt Nam.
Về phía Việt Nam có Tham tán Công sứ Nguyễn Việt Anh, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc; ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV), cựu Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Hàn Quốc, cùng đông đảo cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và học tập ở sở tại.
Phát biểu chúc mừng sự kiện, Tham tán Công sứ Nguyễn Việt Anh nhấn mạnh Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc là sự kiện có ý nghĩa đối với cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và là cơ hội đặc biệt để tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử của Việt Nam với bạn bè Hàn Quốc.
Video đang HOT
Sự kiện cũng góp phần kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc.
Thông qua sự kiện, người dân Hàn Quốc sẽ hiểu biết hơn lịch sử, văn hóa, đất nước con người Việt Nam, đóng góp tích cực vào phát triển của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Hàn trong những năm tới.
Tham tán Công sứ Nguyễn Việt Anh phát biểu tại buổi lễ.
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam, Tham tán Công sứ Nguyễn Việt Anh đánh giá cao nỗ lực của ALOV và KOVECA trong việc tổ chức lễ hội; bày tỏ mong muốn sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hàn Quốc sẽ trở thành sự kiện thường niên, thu hút đông đảo hơn nữa cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại Hàn Quốc nâng cao lòng tự hào dân tộc, tưởng nhớ đến các Vua Hùng và hướng về quê hương đất nước.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Kwon Seong-taek, Phó Chủ tịch KOVECA, cho biết Giổ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa rất lớn về lịch sử và văn hóa đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống học tập tại Hàn Quốc để nhắc nhở về truyền thống lịch sử của dân tộc mình.
KOVECA đã lên kế hoạch tổ chức sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hàn Quốc từ năm 2019, nhưng do nhiều điều kiện mà đến năm nay mới có thể tổ chức. Việc tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là dịp để thế hệ con cháu của người Việt Nam sinh ra tại Hàn Quốc nhớ về cội nguồn và giúp người Hàn Quốc hiểu biết hơn về văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Theo ông Kwon, thông qua hoạt động giao lưu văn hóa, người dân hai nước Hàn Quốc và Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy gia tăng hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.
Trong khuôn khổ sự kiện, hoạt động biểu diễn nhạc cụ truyền thống Việt Nam và biểu diễn múa dân gian đã được tổ chức cùng với nghi thức dâng hương cúng tổ Vua Hùng. Bên cạnh đó, chương trình trình diễn trang phục truyền thống hanbok của Hàn Quốc cũng như giới thiệu ẩm thực Việt Nam cũng được tổ chức.
Hàn Quốc cân nhắc khôi phục các trạm gác trong khu phi quân sự liên Triều
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 29/11 thông báo quân đội nước này sẽ khôi phục trạm gác 369 tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Hiện trạm gác này đang được bảo tồn nguyên trạng tại huyện Goseong, tỉnh Gangwon.
Binh sĩ Hàn Quốc gác tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều, gần Kaesong. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thực hiện thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự liên Triều được ký ngày 19/9/2018, hai miền Triều Tiên đã tiến hành phá dỡ hoàn toàn 10 trạm gác của mỗi bên trong DMZ đồng thời mỗi bên bảo tồn nguyên trạng một trạm gác nhưng rút binh lực và trang thiết bị, coi đó như một di sản văn hóa. Theo đó, số trạm gác của phía Triều Tiên trong DMZ giảm từ hơn 160 trạm xuống còn 150 trạm, trong khi phía Hàn Quốc giảm từ hơn 60 trạm gác xuống còn hơn 50.
Trạm gác 369 ở huyện Goseong là trạm gác đầu tiên của Hàn Quốc trong DMZ được thiết lập sau khi Hiệp định đình chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên được ký kết năm 1953. Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc đã đăng ký trạm gác này là di sản văn hóa vào năm 2019.
Quân đội Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục xem xét khôi phục 10 trạm gác đã phá dỡ để có bước đi thích hợp với các động thái của Triều Tiên.
Ngày 22/11 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ hiệu lực của Khoản 3 Điều 1 với nội dung thiết lập khu vực cấm bay, trong khuôn khổ thỏa thuận ký năm 2018, nhằm đáp trả việc Triều Tiên phóng vệ tinh do thám quân sự hôm 21/11. Một ngày sau, Bình Nhưỡng tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận trên.
Nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết từ ngày 24/11, Triều Tiên đã điều động binh lực tới 11 trạm gác đã phá dỡ, lập trạm gác tạm thời, đồng thời trang bị vũ khí hạng nặng. Động thái này khiến quân đội Hàn Quốc cũng xúc tiến cân nhắc khôi phục các trạm gác của Hàn Quốc.
Hàn Quốc: Công bố nguyên tắc quốc gia trong quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc ngày 20/12 đã tổ chức lễ công bố các nguyên tắc của quốc gia trong bảo tồn giá trị di sản văn hóa. Thư viện cổ Dosan tại Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, đông nam Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tại lễ công bố, Cục Quản lý Di sản văn...