Lần đầu tiên một bệnh viện nhi mổ được tim hở cho trẻ nặng 1,6kg
Một bé gái sinh non, có dấu hiệu suy hô hấp, suy tim, cân nặng chỉ có 1,6kg, nếu không phẫu thuật để đóng lỗ thông liên thất thì bệnh nhi có nguy cơ tử vong rất cao, còn phẫu thuật với trọng lượng quá nhỏ như thế sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Cuối cùng các bác sĩ đã mổ thành công, cứu bé gái này thoát chết trong gang tấc.
Một bệnh nhi phẫu thuật tim được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) – Ảnh: P.V
Ngày 30.6, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay bệnh viện này vừa thực hiện thành công một ca phẫu thuật tim hở để đóng lỗ thông liên thất cho một bệnh nhi sinh non tháng, cân nặng chỉ có 1,6kg, cứu cháu bé thoát khỏi nguy cơ tử vong.
Bệnh nhi trên là con gái của chị Lê Ngọc Anh Thư (ngụ ở huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bé được chuyển đến từ Bệnh viện Từ Dũ vào ngày 21.5 trong tình trạng có lỗ thông liên thất (VSD) khá lớn lên đến 7mm và tồn tại một ống động mạch (PDA) cũng khá lớn khoảng 6mm ở tim.
Trước đó, vào ngày 20.4, chị Thư đã sinh bé gái này lúc 30 tuần tuổi thai, cân nặng 1 kg tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau khi sinh, bé gái được được phát hiện có PDA khá lớn lên đến 6mm, còn VSD lên đến 7mm. Tại đây, các bác sĩ tiến hành điều trị bằng Ibuprofen 10/5/5 với hy vọng sẽ đóng lại ống động mạch. Ngoài ra, bé còn được điều trị thuốc Digoxin để chống suy tim.
Tuy nhiên, sau 1 tháng điều trị, bé vẫn phải hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP). Trong khi đó, tình trạng sức khỏe của bé được các bác sĩ ghi nhận là bé bị viêm phổi, bóng tim to.
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ tiến hành hội chẩn với bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 thì tiếp tục ghi nhận PDA và VSD vẫn còn quá lớn ở mức như cũ. Ngay lập tức, bệnh nhi đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiến hành phẫu thuật cột ống động mạch.
PSG.TS. BS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết qua chẩn đoán tại đây cho thấy bệnh nhi bị viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, còn PDA và VSD vẫn khá to. Bệnh nhi được điều trị kháng sinh và nuôi ăn hoàn toàn qua đường tĩnh mạch.
Sau đó, bệnh nhi được phẫu thuật cột ống động mạch (PDA). Đến ngày 12.6, bệnh nhi vẫn còn viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Đặc biệt tình trạng suy tim vẫn không cải thiện. Tăng lượng máu lên phổi nhiều. Bệnh nhi tiếp tục điều trị kháng sinh để khống chế viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hỗ trợ NCPAP và dùng Digoxin để điều trị suy tim.
“Khi bé được 37 ngày tuổi, cân nặng 1,3kg, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cột ống động mạch (PDA) cho bệnh nhi với hy vọng bé hết bệnh suy tim và lên cân tốt để tiến hành một cuộc mổ hở để đóng lại lỗ thông liên thất (VSD). Mặc dù cân nặng được tăng lên 1,6kg, nhưng tình trạng suy tim vẫn không cải thiện, bệnh nhi vẫn còn thở nhanh và phải dùng Digoxin để điều trị suy tim”, bác sĩ Hùng chia sẻ.
Trước tình hình trên, các bác sĩ ở đây đã tiến hành hội chẩn và quyết định phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất ngay, không thể đưa bệnh nhi về nhà để tiếp tục điều trị suy tim bằng Digoxin chờ cho cân nặng đủ lớn mới tiến hành phẫu thuật.
Video đang HOT
Các bác sĩ nhận định, hiện bé gái đang có dấu hiệu suy hô hấp và suy tim, nếu sử dụng Digoxin tại nhà để ngăn ngừa suy tim cho một đứa trẻ sinh non mới có 1,6kg thì rất nguy hiểm, vì nguy cơ ngộ độc gây tử vong rất cao.
“Rất may mắn ca phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất đã diễn ra một cách suôn sẽ. Cuối cùng bệnh nhi đã đóng được lỗ thông liên thất thành công khi cân nặng đúng 1,6kg. Đây là ca mổ tim hở nhẹ ký nhất thành công từ trước tới nay tại bệnh viện này. Hiện bệnh nhi đã tăng cân, bú khỏe, mỗi lần bú khoảng 40ml sữa. Nếu không có gì thay đổi, khoảng 1 tuần nữa bệnh nhi sẽ xuất viện”, bác sĩ Hùng cho biết.
Theo bác sĩ Hùng, thành công của ca mổ này đánh dấu sự phối hợp ăn ý giữa các khoa lâm sàng và kinh nghiệm của từng thành viên trong kíp mổ. Đây cũng là một bước ngoặc đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của chuyên ngành phẫu thuật tim và thông tim can thiệp của bệnh viện sau 15 năm triển khai.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Chàng trai 18 tuổi thiệt mạng vì viêm màng não B: Đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng như thế này
Câu chuyện đau lòng về những người trẻ vĩnh viễn ra đi ở độ tuổi sinh viên do viêm màng não B được chính mẹ của họ chia sẻ trong bài báo trên tạp chí Health.
Bệnh viêm màng não B cướp đi sinh mạng của những người trẻ tuổi
Nói tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho 3 con trai, Aracelly Bibl đã làm mọi điều đúng đắn. Cô luôn đặt việc này lên ưu tiên hàng đầu: Thuộc lòng số điện thoại của bác sĩ nhi, đảm bảo cập nhật và tiêm vắc-xin đúng lịch.
Nhưng mọi nỗ lực của Bibl không giúp bảo vệ con trai đầu lòng, Joseph Clouse, khỏi bệnh viêm màng não B. Hồi tháng 2 năm ngoái, chàng trai 18 tuổi đã vĩnh viễn ra đi.
Trong cáo phó của Joseph chỉ ghi: "Joseph Tyler Clouse đã rời bỏ chúng tôi chỉ trong vòng vài giờ hôm 13/2/2019, do nhiễm trùng huyết vì viêm màng não, nguyên nhân là một dạng xâm lấn hiếm gặp của vi khuẩn viêm màng não B".
Clouse và mẹ. Ảnh Health
Clouse không phải người trẻ khỏe mạnh đầu tiên bị thiệt mạng do viêm màng não B - tình trạng viêm lớp màng bao bọc não và tuỷ sống có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Alicia Stillman và Patti Wukovits là 2 bà mẹ khác cũng phải chịu nỗi đau mất con gái do bệnh viêm màng não B. Con gái Wukovits, Kimberly Coffey, 17 tuổi khi mắc bệnh vào năm 2012. Còn Emily Stillman là sinh viên năm nhất thời điểm cô bị căn bệnh cướp đi mạng sống năm 2013 khi mới 19 tuổi.
"Kimberly cực kỳ khỏe mạnh. Hôm đó, con ngồi trong lớp. Và hôm sau, con nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, chiến đấu để giành lấy sự sống", Wukovits nhớ lại.
Stillman vẫn chưa quên nỗi đau quá lớn này: " Mọi người nghĩ viêm màng não B quá hiếm. Nhưng khi nó tấn công con bạn, 100% đứa trẻ sẽ chết. Số liệu thống kê chẳng có nghĩa gì".
Cả hai người mẹ từ đó đã sáng lập Dự án Hành động vì bệnh Viêm màng não B, nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh trước khi vắc-xin ngừa bệnh được phê duyệt.
Sau khi con gái qua đời ở tuổi 19 do căn bệnh viêm màng não B, Alicia Stillman, mẹ của mily Stillman đã sáng lập Quỹ Emily Stillman. Ảnh: Emily Stillman Foundation
Viêm màng não B là gì?
Bác sĩ Litjen Tan, trưởng phòng chiến lược tại IAC (Liên minh Hành động Miễn dịch Mỹ), nhấn mạnh: "Dù không thực sự phổ biến, nếu bạn bị nhiễm viêm màng não B, đó là một căn bệnh kinh khủng". IAC là cơ quan phi lợi nhuận quốc gia chuyên về các chính sách vắc-xin hướng tới mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch.
Viêm màng não B xuất hiện nhiều hơn ở nhóm đối tượng sinh viên đại học 18-24 tuổi so với nhóm trẻ em và người trưởng thành thuộc các độ tuổi khác. Đó là bởi bệnh nhiễm trùng dễ dàng lây lan giữa những người trẻ sống trong các khu đông đúc, chật chội như ký túc xá.
Triệu chứng bệnh bao gồm:
- Sốt cao đột ngột,
- Cứng cổ,
- Đau đầu nghiêm trọng,
- Buồn nôn, nôn mửa,
- Co giật,
- Hơi thở nhanh và
- Tình trạng lầm lẫn.
Một nốt màu tía đậm cũng thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc thân trên.
Một phần nguyên do khiến viêm màng não B nguy hiểm chết người đến vậy là do nhiều sinh viên và phụ huynh không hề biết về bệnh. Nhiều triệu chứng viêm màng não B lại giống hệt các bệnh thường gặp hơn như cúm chẳng hạn. Như vậy, sẽ là hợp lý nếu một sinh viên nghĩ rằng mình bị cúm và sau đó, cố gắng làm dịu một số triệu chứng. Nhưng nếu họ thực sự bị viêm màng não B và lại thử điều trị theo hướng này, khả năng lớn là bệnh sẽ khuất phục họ và chuyển biến xấu đi.
Theo Helino
Một người mẹ chia sẻ hình ảnh của con trai và nhấn mạnh: Nếu thấy dấu hiệu này, cần nghĩ đến khả năng con bị nhiễm trùng huyết Một bà mẹ ở Vương quốc Anh hy vọng những gì mình chia sẻ về tình trạng nhiễm trùng huyết kinh hoàng mà con trai mình đang trải qua sẽ có ích trong việc giúp những người khác. Trao đổi với SWNS, Cameron Ruddy, mẹ của cậu bé Ewan Ruddy 8 tuổi nói rằng: "Nếu bạn phát hiện ra đường màu đỏ này...