Lần đầu tiên học sinh Nghệ An đạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2020
Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV- STARTUP) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 được phát động từ tháng 7/2020 trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia của học sinh hơn 60 tỉnh, thành và sinh viên của hơn 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước.
Qua 5 tháng triển khai, cuộc thi đã nhận được gần 600 bài dự thi và có 72 dự án xuất sắc nhất lọt vào chung kết (20 dự án của học sinh phổ thông và 52 dự án của sinh viên đại học, cao đẳng).
Các tác giả và giáo viên hướng dẫn đang triển khai dự án. Ảnh: P.V
Tham dự cuộc thi, các học sinh được thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đây đồng thời là môi trường quan trọng để kết nối “3 nhà”: Nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp. Với Nhà nước, sản phẩm của giáo dục và đào tạo chính là nguồn nhân lực chất lượng cao; Với doanh nghiệp, đây là một sân chơi bổ ích để tìm kiếm ý tưởng, dự án mới để có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình cũng như lợi ích cho cộng động, xã hội.
Năm 2020, Nghệ An có 1 dự án được lọt vào vòng chung kết, đó là Dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” của học sinh Long Hoàng Bảo (học sinh lớp 12), Vi Đức Quân và Nguyễn Thị Minh (học sinh lớp 11) và do cô giáo Bùi Thị Thùy Dung – Trường THPT 1-5 Nghĩa Đàn hướng dẫn trực tiếp.
Video đang HOT
Các học sinh Nghệ An đang thuyết trình về dự án tại ngày hội khởi nghiệp học sinh, sinh viên toàn quốc. Ảnh: PV
Chung cuộc, Dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” đã được lọt vào TOP những dự án xuất sắc nhất của cuộc thi. Trải qua phần thi thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện của Ban Giám khảo, dự án đã được Ban Tổ chức trao giải Nhì, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và được nhận 20 triệu đồng tiền thưởng. Ngoài ra, dự án còn được nhận giải dự án có số lượng bình chọn nhiều nhất.
Cuộc thi tổ chức lần thứ 3, nhưng đây là lần đầu tiên Nghệ An đạt giải ở cuộc thi này. Dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” do học sinh Trường THPT 1/5 thực hiện đã chế xuất ra sản phẩm thảo mộc có nguồn gốc sinh học, được làm từ những nguyên liệu như thầu dầu tía, sài đất, ớt cay, cúc dã quỳ, mồng tơi, bồ kết. Sản phẩm vừa có thể phòng trừ các loại sâu bệnh, vừa an toàn với sức khỏe con người và môi trường đất.
Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng cho cây rau khi trong giai đoạn thu hoạch, không gây độc hại tới sản phẩm, ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch và giúp giảm chi phí trong bảo vệ thực vật.
Các tác giả và giáo viên Trường THPT 1/5 tại ngày hội khởi nghiệp quốc gia được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: P.V
Trước đó, dự án đạt giải Nhì tại cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng của tỉnh Nghệ An 2020 và lọt vào Top 10 cuộc thi khởi nghiệp do Sở Khoa học Công nghệ tổ chức và là 1 trong 5 dự án xuất sắc lọt vào vòng bán kết khởi nghiệp thanh niên nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An: Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số học nghề
Ngoài chính sách của Trung ương, tỉnh Nghệ An cũng có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có hơn 175.500 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo.
Học viên trong giờ thực hành nghề may tại Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An.
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 175.500 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 11 huyện miền núi, chiếm 48,7% của cả tỉnh. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu đạt 55% (tỉ lệ này toàn tỉnh là 65%), đạt chỉ tiêu đưa ra theo Quyết định 2355 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An.
Nếu như năm 2015, tỉ lệ có việc làm sau đào tạo nghề vùng dân tộc miền núi Nghệ An mới chỉ có 17% thì đến năm 2020 đã đạt 84,7%, riêng trình độ trung cấp nghề đạt trên 94%. Trong 5 năm qua 69.200 người vùng dân tộc và miền núi được giải quyết việc làm, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 26.560 người.
Có được kết quả trên, theo ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, tất cả chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm người lao động ở vùng dân tộc thiểu số miền núi của Trung ương và của tỉnh đã được thực hiện tốt.
Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An.
"Về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh có 11.100 người thì đồng bào dân tộc miền núi có 6.158 (55,47%). Có 6.750 người dân tộc thiểu số trên tổng số 15.795 người được miễn giảm, cấp bù học phí theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ.
Riêng về chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên theo Quyết định 15/2015 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Nghệ An có 5.806 người thì đối tượng là người dân tộc thiểu số có tới 5.194 người, chiếm đến 89,5%.
Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó có 7.038 người dân tộc thiểu số được thụ hưởng, chiếm 33,3%, cụ thể đối với bậc cao đẳng được hỗ trợ 8 triệu, trung cấp 7 triệu, sơ cấp là 2,1 triệu", ông Đoàn Hồng Vũ thông tin.
Học viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại khoa Công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức.
"Để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, xóa việc coi trọng bằng cấp, trông chờ ỷ lại của một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số, miền núi. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền, chống di cư tự do, làm tốt công tác khảo sát cung cầu lao động, tổ chức tốt các phiên hội chợ việc làm, giao dịch việc làm tại các huyện miền núi.
Cần tạo điều kiện cho các sở sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của doanh nghiệp, của cả hệ thống chính trị trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi", ông Đoàn Hồng Vũ cho hay.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Vượt qua hơn 600 dự án, nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM giành giải nhất cuộc thi SV-STARTUP 2020 với ý tưởng làm giấy từ thân cây chuối. Tại lễ trao giải cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-STARTUP 2020) tối 22/12, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao giải...