Làm việc căng thẳng cuối năm, cô gái trẻ suýt đột quỵ
Mắc bệnh cao huyết áp mà không hay, lại thường xuyên chịu căng thẳng, cô gái 27 tuổ.i ở TPHCM suýt bị đột quỵ.
Trong lúc leo thang bộ lên văn phòng, Hoàng Phương (27 tuổ.i, ngụ TPHCM) đột ngột cảm nhận cơn đau từ động mạch cảnh ở cổ. Trong tích tắc, đầu cô xuất hiện cơn đau buốt, Phương không tự chủ được mà ngã khuỵu xuống.
“Lúc này, đầu lưỡi tôi tê hẳn, đến mức dù rất muốn cầu cứu người đi ngang qua, tôi vẫn không thể mấp máy môi để mở lời” – chia sẻ với PV VietNamNet, nữ nhân viên văn phòng vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc vừa qua.
Sau 2 phút, cơ thể Phương về lại trạng thái bình thường. Cô gần như không còn cảm giác đau đầu hay tê mặt, có thể làm việc bình thường nên không đi khám ngay.
Vài ngày sau, Phương đến bệnh viện kiểm tra mới tá hỏa khi nghe bác sĩ thông báo mình vừa trải qua cơn thiếu má.u não thoáng qua – một dạng đột quỵ nhẹ. Điều bất ngờ hơn là kết quả khám bệnh cho thấy cô bị tăng huyết áp dù không có yếu tố nguy cơ.
“Theo bác sĩ, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Thêm vào đó, lịch sinh hoạt gần đây của tôi thay đổi thất thường. Có thể đây cũng là yếu tố bổ sung khiến tôi suýt đột quỵ” – cô gái trẻ nói.
Vài tháng gần đây, Phương bị căng thẳng, dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng. Càng về cuối năm, khối lượng công việc đổ về càng lớn khiến cô gần như không còn thời gian để tập thể dục và nghỉ ngơi như trước đây.
“Mỗi ngày, tôi chỉ ngủ chập chờn trong 3-4 tiếng. Thời gian còn lại, tôi hầu như vùi đầu vào công việc mà không có thời gian nghỉ ngơi. Việc tắm rửa hay ăn uống cũng để dành đến khuya mới làm”, Phương kể.
Trao đổi với P.V VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, cho rằng, Phương và những ai có dấu hiệu tương tự nên đi chụp MRI não để phát hiện sớm các bất thường mạch má.u (nếu có). Từ đó, đưa ra kết luận chính xác và lên phương án điều trị dự phòng.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, cơn thiếu má.u não thoáng qua gây ra khi mạch má.u có cục má.u đông hoặc có hiện tượng tắc nghẽn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ thể có khả năng tự làm tan cục má.u đông, giúp lưu thông mạch má.u não. Do đó, các triệu chứng thường chỉ thấy trong thời gian ngắn và không để lại di chứng.
Chia sẻ thêm, bác sĩ Thắng cho biết, thiếu má.u não thoáng qua là một dạng đột quỵ nhẹ, không để lại di chứng, có thể hồi phục trong vòng vài giờ.
“Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì tỷ lệ người bị thiếu má.u não thoáng qua mắc đột quỵ có thể lên tới 15% trong vòng 30 ngày”, bác sĩ Thắng cho biết.
Tương tự đột quỵ, thiếu má.u não thoáng qua thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu yếu mệt, tê mỏi, khó cử động hoặc liệt một bên cơ thể; nói ngọng bất thường, nói khó, phát âm không rõ; giảm thị lực; chóng mặt; đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Khi có các triệu chứng, bệnh nhân cần đến khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định các yếu tố nguy cơ, từ đó có kế hoạch điều trị dự phòng đột quỵ về sau.
Suy giảm trí nhớ và cách khắc phục
Chứng suy giảm trí nhớ, mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngay khi gặp dấu hiệu suy giảm trí nhớ mất tập trung bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh thăm khám.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là tình trạng một người bị suy giảm trí nhớ, dần quên đi những thông tin đã biết trước đây hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới. Bệnh có thể xảy ra từ mức độ nhẹ khiến người bệnh lơ đãng, mất tập trung, đến mức độ nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi khả năng tự chăm sóc cho bản thân.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số tác nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ
Tuổ.i tác.
Bệnh lý: Alzheimer và một số bệnh lý như bệnh nhiễ.m trùn.g tủy sống, viêm não, đột quỵ, thiếu má.u não, ... cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất tập trung giảm trí nhớ.
Quá trình lão hóa do gốc tự do cũng có thể tác động tiêu cực đến não bộ và là tác nhân gây suy giảm trí nhớ.
Tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ tạm thời, làm giảm khả năng tập trung.
Rối loạn giấc ngủ: ngủ không sâu giấc, chập chờn, mất ngủ thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm không thể ngủ lại...
Mất cân bằng nội tiết tố.
Lạm dụng rượu, chất kích thích, chất cấm, thuố.c l.á, ... có thể gây hại cho não bộ, làm suy giảm trí nhớ; đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến trí nhớ.
Tình trạng làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị căng thẳng, có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, tác động tiêu cực đến khả năng học hỏi, ghi nhớ.
Biện pháp khắc phục chứng suy giảm trí nhớ
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời, những bệnh lý này có thể tăng nặng dần theo thời gian, ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.
Bên cạnh việc thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bị trí nhớ suy giảm không tập trung cũng có thể cải thiện tình trạng bằng một số cách:
Thực chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, nên chọn các loại thực phẩm tốt cho não bộ, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa...
Luyện tập thể dục, thể thao, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tạo không gian ngủ yên tĩnh...
Tham gia các hoạt động như giải câu đố, đọc sách, chơi nhạc cụ, học ngôn ngữ mới, ... Nghe nhạc, tập thiền, yoga, đi cắm trại...
Hạn chế bia rượu, chất khích thích.
Kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol.
Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 1 - 2 lần/năm dù có hay không có những dấu hiệu suy giảm trí nhớ.
Giao tiếp nhiều hơn giúp não hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn. Nên tiếp cận càng nhiều những cuộc giao tiếp tích cực, bổ ích và tránh xa những gì khiến bạn phải lo âu, tức giận.
Không lệ thuộc vào thiết bị điện tử bởi nó khiến con người trở nên ngại suy nghĩ, lười tư duy, dẫn đến việc não bộ mất dần khả năng tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để bộ não được nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe cho ngày hôm sau.
Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu '3 tăng 1 giảm' Do áp lực công việc, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ngày càng nhiều người dưới 40 tuổ.i mắc bệnh tiểu đường. Một người đàn ông 40 tuổ.i được phát hiện có chỉ số đường huyết lúc đói là 140 mg/dL trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cho...