Lạm thu ở trường mầm non nghèo nhất huyện
Dù ở địa phương có gần 2/3 hộ dân nghèo nhưng các phụ huynh của Trường mầm non Bình Chuẩn (xã Bình Chuẩn, huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An) vẫn phải đóng các khoản ngoài quy định, trong đó một số khoản thu có dấu hiệu bị bớt xén.
Dù học sinh phải mang cơm ăn trưa nhưng ở điểm trường bản Quẹ, phụ huynh vẫn phải đóng tiền cho cô nuôi
Hộ nghèo, học sinh khuyết tật vẫn phải đóng
Từ năm học 2014 – 2015, Trường mầm non Bình Chuẩn vận động phụ huynh đóng góp 650.000 đồng/học sinh (HS) tiền xã hội hóa để trả nợ tiền xây dựng trường. Năm học 2016 – 2017 thu 550.000 đồng, năm học 2017 – 2018 thu 500.000 đồng. Bà Võ Thị Tính, Hiệu trưởng nhà trường, giải thích: “Trường thu theo nguyên tắc tự nguyện, hộ nghèo không thu. Người dân đồng tình vì họ thấy nhà trường đã xây dựng được nhiều công trình”.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, việc vận động thu tiền xã hội hóa của nhà trường không đúng như lời bà Tính nói mà đều bị cào bằng, bất kể hộ nghèo hay HS tàn tật. Anh Lữ Văn Đôn (ngụ bản Xiềng) cho biết đầu năm học 2016 anh có đơn xin được miễn tiền xã hội hóa vì con anh 5 tuổi bị câm điếc, nhưng không được chấp nhận và vẫn phải đóng 550.000 đồng.
Năm học 2016 – 2017, trường này còn đề ra các khoản thu: tiền cô nuôi 270.000 đồng, trực lớp 180.000 đồng, tiền ban đầu 50.000 đồng, quỹ hội phụ huynh 60.000 đồng, quỹ lớp 50.000 đồng, tài liệu 100.000 đồng. Thậm chí, phụ huynh còn phải đóng tiền điện và nước 90.000 đồng dù nguồn nước là nước giếng lọc qua bình. Cũng trong năm học này, mỗi HS còn phải “gánh” 15.000 đồng tiền phòng cháy chữa cháy.
Video đang HOT
Ngoài ra, điểm trường bản Quẹ cách Trường mầm non Bình Chuẩn khoảng 7 km, mỗi năm có khoảng 30 HS nên không tổ chức nấu ăn tại trường. Phụ huynh HS nấu cơm đựng trong cặp lồng mang theo cho trẻ ăn trưa tại trường. Thế nhưng theo lời phụ huynh, từ năm học 2014 – 2015 họ đều phải đóng tiền để trả cho cô nuôi nấu ăn. Năm học 2014 – 2015, mỗi HS phải đóng 180.000 đồng/tháng; năm học 2015 – 2016 số tiền này là 225.000 đồng; năm học 2016 – 2017 tiếp tục tăng lên 270.000 đồng. Khoản thu này thể hiện trong danh sách phụ huynh đóng tiền ở từng lớp mà giáo viên chuyển về trường. Tuy nhiên, bà Tính lại nói rằng những năm qua, trường không hề thu tiền bán trú cô nuôi ở điểm trường này!
Đóng 550.000 ghi 150.000
Theo tìm hiểu của PV, năm học 2016 – 2017, toàn bộ phụ huynh Trường mầm non Bình Chuẩn đều đóng một mức xã hội hóa là 550.000 đồng. Số tiền này được giáo viên chủ nhiệm lập danh sách, có chữ ký nộp tiền của phụ huynh. Thế nhưng theo báo cáo của lãnh đạo trường vào đầu năm học này với phụ huynh, năm học 2016 – 2017, chỉ có 257/270 HS đóng tiền xã hội hóa với số tiền thu được là 126,86 triệu đồng, người đóng cao nhất là 550.000 đồng và thấp nhất là 80.000 đồng.
Tiếp xúc với PV, nhiều phụ huynh khẳng định năm học 2016 – 2017 họ đều đóng mức xã hội hóa như nhau là 550.000 đồng. Phụ huynh L.V.N cho biết đã nộp 550.000 đồng tiền xã hội hóa nhưng trong sổ của trường chỉ ghi 150.000 đồng. Một phụ huynh khác cũng nộp 550.000 đồng, trong sổ trường ghi 250.000 đồng. Riêng lớp học ở bản Quẹ, năm học 2016 – 2017 có 33 phụ huynh đóng tiền xã hội hóa nhưng danh sách nhà trường chỉ lập có 28/29 phụ huynh nộp.
So với sổ sách của nhà trường lập và danh sách thực phụ huynh đã đóng tiền xã hội hóa mà PV Thanh Niên có được, số tiền phụ huynh đã đóng góp bị hụt mỗi lớp từ 1,1 – 3,2 triệu đồng. 7/9 lớp học mà PV có danh sách nộp tiền đã bị hụt hơn 12 triệu đồng. Giải thích về số tiền bị “bốc hơi” này, bà Tính cho rằng có thể do một số người chưa nộp đủ tiền nên giáo viên mới lập danh sách như vậy. Tuy nhiên, các giáo viên này khẳng định với PV, năm 2016, tiền xã hội hóa phụ huynh đã nộp đủ cho trường bằng tiền mặt hoặc trừ vào tiền nhà nước hỗ trợ hằng tháng cho trẻ miền núi.
Theo TNO
Vì sao học sinh khuyết tật ở Sóc Trăng bị cắt tiền ăn cuối tuần?
Trường dạy trẻ khuyết tật ở Sóc Trăng nhiều năm cắt tiền ăn ngày cuối tuần của học sinh khi các em về nhà. Sở GD&ĐT yêu cầu trả tiền này thì xảy ra chuyện được cho là bất hợp lý.
Ngày 27/7, Zing.vn nhận được phản ánh của một số phụ huynh có con, cháu từng học tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) về việc nhiều năm liền các em không được nhận tiền ăn của những ngày cuối tuần khi học sinh về thăm gia đình.
Bà Nguyễn Thị Ánh ở xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng), cho biết 6 năm trước, phụ nữ này gửi cháu học tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Sóc Trăng. Những năm đầu, mỗi tháng, bà Ánh đến trường rước cháu về nhà chơi hai ngày cuối tuần.
"Hai năm nay, tuần nào cháu tôi cũng về nhà hai ngày cuối tuần. Từ lúc học đến hết tháng một, cháu tôi không nhận được tiền ăn thừa. Tháng hai, cháu tôi nhận được 214.000 nhưng tháng ba chỉ nhận được 92.000 đồng. Tháng tư và năm cũng lập lập lại con số như vậy", bà Ánh nói.
Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường.
Không riêng bà Ánh, một số phụ huynh cũng khẳng định con, cháu của họ học nhiều năm mà không được nhận tiền ăn cuối tuần, trừ 4 tháng cuối năm học 2016-2017. Trong khi đó, từ trước năm học 2006-2007, tiền ăn thừa được trường chi cho học sinh vào dịp cuối năm.
"Từ khi ông Lương Việt Võ làm hiệu trưởng vào tháng 10/2007, học sinh bị cắt hết tiền ăn thừa. Ông Võ nghỉ hưu tháng 1/2017, một tháng sau, các em nhận được tiền ăn thừa nhưng chỉ áp dụng cho diện gia đình nghèo và cận nghèo là không hợp lý", một nữ giáo viên nói.
Theo kết luận thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 3/2014, tiền ăn của học sinh trường này tăng từ 660.000 lên 920.000 đồng/tháng. Như vậy, bình quân mỗi ngày, chế độ tiền ăn của mỗi em gần 31.000 đồng.
"Với chế độ mới thì một tháng các cháu nghỉ 8 ngày cuối tuần sẽ tương đương 245.000 đồng tiền ăn. Vậy mà, có cháu chỉ nhận 92.000 đồng, tương đương 3 ngày, nhưng theo phụ huynh thì con, em họ tuần nào cũng về nhà", một giáo viên nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Võ cho biết khi còn làm hiệu trưởng, ông thấy có quá nhiều học sinh thường xuyên nghỉ học nên ngày nào các em không đến trường thì sẽ không cấp chế độ tiền ăn. Số tiền thừa này sẽ được trả lại cho ngân sách vào cuối năm hoặc mua sữa chua cho các em ăn bổ sung.
Theo Phó hiệu trưởng Trần Thị Bích Âm, các em về nhà mà đơn vị hỗ trợ tiền ăn thừa sẽ tạo tâm lý không tốt cho phụ huynh. Họ sẽ nghĩ rằng không cần đưa con, em đến trường cũng được nhận tiền ăn.
Tuy nhiên, sau khi có kết quả thanh tra trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật vào tháng 2/2017, Sở GD&ĐT Sóc Trăng yêu cầu đơn vị này phải trả tiền ăn cho học sinh không ăn tại trường (nhà gần) hoặc trả phần tiền thừa cho các em. Song, lãnh đạo trường này sau đó chỉ trả cho các em thuộc diện nghèo và cận nghèo khiến giáo viên, phụ huynh bức xúc.
"Thầy trước đây (ông Võ, PV) nói nếu trả tiền ăn thừa, phụ huynh sẽ có tâm lý không đưa con đi học đâu. Còn việc trả tiền ăn thừa cho các em nghèo và cận nghèo, chúng tôi thực hiện kế thừa vì thầy nói vậy. Học sinh nhận 92.000 đồng tiền thừa mỗi tháng là do bộ phận chấm công họ ghi nhận ngày nghỉ ít", bà Bích Âm giải thích.
Theo Zing
Bé gái không chân vẫn đến trường suốt 8 năm Từ khi sinh ra, bé gái Đa Cát Ka Niêm (dân tộc K'ho) không có đôi chân và hai bàn tay cũng không lành lặn. Tám năm qua, Đa Cát Ka Niêm (ở thôn Đạ Nhinh, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) vẫn đến trường bằng đôi chân của bố hay đôi vai của những bạn cùng lớp. Bây giờ,...