Làm thế nào để dừng cắn móng tay?
Cắn móng tay là thói quen mà nhiều người mắc phải ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Con người có xu hướng cắn móng tay khi bị căng thẳng hoặc buồn chán. Dù đó là nguyên nhân nào, đây là một thói quen xấu có thể làm hỏng lớp móng tay và cả lớp biểu bì của bạn nữa.
Làm thế nào để dừng cắn móng tay?
Trong thuật ngữ y học, thói quen này được gọi là thói gặm móng. Ngoài việc gây tổn thương, thói quen cắn móng tay cũng có thể khiến bộ móng của bạn trông rất kinh khủng.
Nếu bạn muốn giúp con bạn hoặc chính bạn từ bỏ được thói quen xấu này, dưới đây là một vài cách giúp bạn ngừng cắn móng tay của mình.
Hãy thoa dầu Neem lên móng tay của bạn
Nhúng một miếng bông trong dầu Neem rồi sơn nó lên móng tay của bạn và để nó khô tự nhiên. Dầu Neem sẽ để lại vị đắng trên móng tay của bạn. Vì vậy, khi bạn vô tình cố gắng cắn móng tay, vị đắng của dầu Neem lưu lại trên móng sẽ ngăn cản bạn cắn móng tay.
Chà xát tỏi lên móng tay của bạn
Video đang HOT
Cũng giống như dầu Neem, tỏi cũng chứa mùi hương giúp ngăn chặn bạn cắn móng tay. NGoài ra, chà xát tỏi lên móng tay còn giúp bạn có bộ móng chắc khỏe và tránh bị nhiễm trùng. Tỏi chính là chất khử trùng tự nhiên.
Dùng mướp đắng
Đúng như tên gọi của nó, mướp đắng có vị đắng. Bạn hãy thoa nước ép mướp đắng lên móng tay của mình, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn thói quen cắn móng tay.
Cắt tỉa móng tay
Cắt tỉa móng tay thường xuyên, đừng để móng tay của bạn mọc quá dài. Bạn sẽ không còn móng tay để gặm và như vậy sẽ bỏ được thói quen cắn móng tay. Hãy chọn một ngày trong tuần và ghi nhớ việc cắt móng tay đều đặn theo lịch cụ thể.
Sơn móng tay màu (Chỉ áp dụng với phái nữ thôi nhé)
Sơn móng tay màu sáng sẽ ngăn chặn thói quen cắn móng tay của bạn. Chỉ cần hình dung đến những vệt bong tróc của lớp sơn màu trên móng tay của bạn, chắc chắn bạn sẽ từ bỏ ngay ý định cắn móng tay của mình.
Với những mẹo mà báo điện tử Gia Đình Việt Nam chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn hoặc các con bạn từ bỏ được thói quen xấu này.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
4 tuyệt chiêu cho quý cô muốn giảm cân
Thèm ăn vặt, nạp thức ăn khi bạn thực sự không thấy đói chính là thói quen phổ biến và cũng khó từ bỏ của phái đẹp. Tật xấu này vừa không tốt cho dạ dày, lại có thể gây tăng cân nhanh chóng.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Michelle May - tác giả cuốn sách Ăn những gì bạn thích, thích những gì bạn ăn (Eat What You Love, Love What You Eat) - đã chia sẻ một số bí quyết giúp phái đẹp nhận biết và kiềm chế cơn thèm ăn không đáng có.
Tạm dừng trước khi ăn
"Chìa khoá ở đây chính là sự nhận thức" - BS May nói. Khi cảm thấy muốn ăn, bạn phải nhận thức rõ giữa muốn ăn và cần ăn thực sự. Bạn phải tìm ra đáp án cho câu hỏi liệu có phải cơ thể đang thèm ăn vì buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng, khát nước? Nếu không phải thèm ăn vì dạ dày đang thực sự đói thì hãy kiên định từ bỏ cơn thèm này.
Kiểm tra "tín hiệu" đói từ dạ dày
Bác sĩ Michelle May khuyến cáo bạn nên đặt bàn tay lên bụng, dưới xương ức và kiểm tra các tín hiệu đói. Nếu dạ dày bạn đang kêu réo, gầm gừ và trống rỗng thì đã đến lúc cần thiết cho nhiệm vụ nạp năng lượng.
Phân tích cơ thể
BS Michelle May cho rằng cần phải nhìn nhận cơn đói trên cả ba khía cạnh: Thể chất, tâm trí và cảm xúc để hiểu rõ nhất dạ dày bạn thực sự cần.
BS May góp ý: "Bạn nên phân tích kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên ăn vặt hay không. Đối với cơ thể, nếu chỉ thấy mỏi cổ, vai thì đó đơn thuần chỉ là dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi. Mọi sự thèm ăn lúc này đều không phải do cơ thể thực sự cần nạp năng lượng. Tốt nhất, bạn nên uống một cốc nước ấm và thư giãn cho thoải mái. Đối với tâm trí, nếu bạn đang làm việc với công suất thấp và chỉ ước ao được đặt lưng nghỉ ngơi hoặc ngồi vào bàn ăn thư giãn thì có lẽ bạn không đói. Bạn chỉ đang cảm thấy nhàm chán và tìm một lý do để thoái thác mà thôi. Về tình cảm, bạn nên xem xét mình có đang trong tâm trạng không vui hay không. Đừng ăn nếu cơ thể bạn không thực sự cần vì khi ấy bữa ăn sẽ không thực sự ngon miệng và hữu ích".
Liệt kê những nhu cầu
Nếu thực hiện xong các bước trên mà vẫn không chắc chắn được cơ thể có thực sự đói hay không, bước đầu tiên là bạn nên hoàn thành công việc hiện tại. Sau đó, đơn giản là bạn nên đi dạo nếu cảm thấy nhàm chán, nghỉ ngơi khoảng 20 phút nếu cơ thể kiệt sức hoặc uống một cốc nước nếu cảm thấy khát. Khi thực hiện xong những nhu cầu này, cơn đói vẫn đeo bám và thậm chí tăng thêm thì hãy mau thưởng cho mình bữa ăn ngay lập tức. Trường hợp này cơ thể bạn mới thực sự cần nạp dinh dưỡng!
Theo NLD
8 thói quen xấu dễ gây bệnh cho trẻ Dưới đây là những thói quen xấu làm bé dễ mắc các bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé. 1. Mút tay Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều...