Làm sao để trẻ ăn rau nhiều hơn?
Con gái tôi 3 tuổi, rất ít ăn rau và trái cây. Liệu cháu có bị thiếu chất không thưa bác sĩ? (Mai)
Tôi rất lo cháu sẽ bị thiếu chất và chậm lớn. Hơn nữa, không ăn rau xanh khi còn nhỏ sẽ tạo thành thói quen khiến cháu không ăn rau sau này. Xin hỏi bác sĩ làm cách nào để con tôi thích rau xanh trong mỗi bữa cơm hàng ngày?
Trả lời:
Ảnh: FeedingMyKid
Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm chủ yếu cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp trẻ phát triển. Chất xơ có trong rau xanh có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng sức đề kháng và phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. Ăn rau xanh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tối đa sự phát triển não bộ. Thiếu rau xanh, cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, không đủ máu dẫn tới chứng đau đầu ở trẻ.
Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn ăn dặm, não bộ đang phát triển và dần hoàn thiện, nhu cầu dinh dưỡng từ rau xanh cũng như thực phẩm từ động vật rất cao. Vì vậy, ăn rau quả hàng ngày là cần thiết.
Trẻ không thích ăn rau xanh là tình trạng thường gặp. Trong trường hợp này, gia đình nên có những cách sau để khiến trẻ ăn rau một cách ngon miệng:
- Không ép trẻ ăn. Tùy theo nhu cầu và thể tích dạ dày của trẻ mà các mẹ cho con ăn phù hợp.
- Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên bổ sung rau một cách tự nhiên vào khẩu phần ăn dặm hàng ngày bằng việc xay nhuyễn hay băm nhỏ các loại rau củ đa dạng nấu với bột, cháo để trẻ làm quen với mùi vị. Nên trộn rau củ nhiều màu sắc hoặc cắt tỉa thành những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút trẻ.
- Ngoài ra, khuyến khích các thành viên trong gia đình ăn rau để kích thích trẻ và làm cho trẻ hiểu rằng, ăn rau cũng cần thiết như ăn cơm, ăn thịt.
Video đang HOT
- Trộn rau cùng các loại sốt ngậy, làm salad hoặc xay sinh tố sẽ khiến trẻ hứng thú hơn. Nem là món có thể “nhồi” được nhiều rau nhất, hay các món như cơm rang, cơm trộn , mỳ xào,…là những món có thể cho thêm rất nhiều loại rau.
Thực đơn cho bé 3 tuổi cần đảm bảo cung cấp các nhóm thực phẩm là tinh bột, rau củ, sữa, các loại thịt và chất béo, trong đó:
- Tinh bột tương đương ba bát cơm
- Trái cây và rau xanh chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, gồm: 1 đĩa nhỏ rau xanh, 1 ly nước hoa quả, 1 trái hoa quả như: chuối, táo,…
- Chất đạm được bổ sung từ thịt, cá, trứng, sữa,… gồm: 1 quả trứng, 50g: thịt, cá, tôm, 4 thìa bơ đậu phộng.
- Uống sữa 2 lần mỗi ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan
Theo VNE
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường học không được "tự quyết" chọn sữa học đường
"Không thể giao quyền cho các trường tự chọn sữa học đường vì không thể đủ năng lực. Đồng thời, chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố", ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay.
"Trẻ thành phố béo phì nhưng thiếu chất"
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Chẳng hạn, bữa ăn học đường được Nhật Bản thực hiện từ năm 1954, trong đó yêu cầu mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học phải được uống 200ml. Sau 40 năm áp dụng, người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới.
Tại Thái Lan, chỉ số này là 170,3cm với nam và 159cm với nữ, ở Mỹ là 175,9cm với nam và 162,1cm với nữ, ở Trung Quốc là 172,1cm với nam và 160,1cm với nữ. Trong khi đó, ở Việt Nam chiều cao trung bình của nam mới đạt 163,9cm và 153,7cm với nữ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, khẩu phần canxi của người Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Tỷ số canxi/phospho của khẩu ăn hiện thấp làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương, gây ra tình trạng thấp còi.
Trong khi đó, một ly sữa dạng lọc 100ml chưa 100mg hàm lượng canxi. Vì vậy, việc uống sữa là một trong những cách để hấp thụ canxi, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.
Tại buổi giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 25/9, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các trường không đủ năng lực để tự thực hiện sữa học đường. (Ảnh: Đ.T)
Bà Nhung cho hay, hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. Chương trình sữa học đường không tăng thêm năng lượng, khiến học sinh bị béo phì mà sẽ bổ sung các vi chất để tăng chiều cao, bổ sung chất đúng như kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
"Khi thấy con béo phì, nhiều phụ huynh cắt sữa. Tuy nhiên, thực tế, các thực phẩm như bánh bao, bánh giò, xôi đều có lượng kalo nhiều hơn sữa. Trẻ béo phì không phải do sữa mà bởi nếp sống chuộng đồ ăn nhanh. Một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn chiếc bánh quy, bánh giò hay bánh rán.
Việc dậy thì sớm của trẻ liên quan hormone tồn dư trong rau, thịt gà, thịt lợn của bữa ăn hàng ngày. Hiện chưa có bài báo quốc tế nào đăng thông tin về mối liên hệ giữa sữa và dậy thì sớm. Trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn uống", bà Nhung nói.
Các trường không được tự chủ
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc, hiện tại, đơn vị thực hiện đã tiến hành khảo sát năng lực triển khai chương trình sữa học đường của các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là trường công lập, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, các trường tùy theo năng lực để có thể lưu trữ. Các trường lớn có thể lưu trữ sữa trong ngày và theo tuần với các trường nhỏ.
Đơn vị này cũng cho hay, đây là chủ trương đã được HĐND TP thông qua, nếu tỷ lệ phụ huynh đăng ký chỉ khoảng 50%, đề án vẫn được triển khai.
Theo đó, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty, chứ không phải sữa chọn ngẫu nhiên. Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, đảm bảo mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả... Sữa học đường có thành phần cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.
Hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. (Ảnh minh họa)
Về tiêu chuẩn sữa, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: "Ngành giáo dục sẽ làm việc với Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, Viện Dinh dưỡng quyết định sẽ có thành phần nào. Sở Y tế chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở GD&ĐT quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống".
Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa học đường, ông Tiến cho rằng, không thể giao quyền cho các trường được vì không thể đủ năng lực cũng như chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.
Theo Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Hà Nội đã chủ động vào cuộc để triển khai một Đề án nhằm nâng cao tầm vóc, trí tuệ của học sinh mẫu giáo, tiểu học, đảm bảo cho các em có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện.
Chương trình được triển khai hoàn toàn tự nguyện nên cần tuyên truyền để các nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ, từ đó tham gia chương trình theo đúng tinh thần của Đề án.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Những thói quen ăn thịt gây nguy hại sức khoẻ cần thay đổi ngay từ hôm nay Bạn có thích ăn thịt nướng cháy cạnh không? Hay bạn ghét ăn rau? Hãy đọc ngay bài viết này nhé! Thịt đỏ là một trong những thực phẩm quen thuộc thường thấy trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt sai cách có thể gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe. Để tránh gây hại sức...