Làm sao để bài học STEM nhẹ nhàng, hiệu quả?
Việc đưa dạy học STEM vào các chủ đề, bài dạy thực chất trên lớp khiến nhiều GV còn băn khoăn, “làm thế nào để có một bài dạy linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả?”.
Học sinh được hoạt động nhóm tích cực, tương tác tốt.
Những mảnh ghép quan trọng
Trường THCS Lương Khánh Thiện ( quận Kiến An, TP Hải Phòng) vừa tổ chức thành công chuyên đề STEM cấp thành phố với chủ đề “ Lực đẩy Acsimet – Sự nổi – Ứng dụng của sự nổi”. Đây là chủ đề STEM nội môn được đánh giá khá khó. Thay vì chọn bước cuối cùng – báo cáo kết quả đề tài, cô Trịnh Thị Thu Chang – GV dạy Vật lý đã dũng cảm lên lớp cùng HS khối lớp 8 với những bước đầu của chủ đề STEM.
Trong 8 bước của một bài học STEM, các bước 1 – 5 mà cô Chang thực hiện là bước chính. Xác định đây là lựa chọn khó khăn, có phần mạo hiểm và có thể kém phần thú vị nhưng cô Chang mong muốn, STEM sẽ đi vào thực tiễn giáo dục với những bài dạy thực chất trên lớp. Các tiết học STEM được GV dạy linh hoạt, để trò bước vào bài học STEM nhẹ nhàng và hiệu quả.
Nằm trong chương trình Vật lý 8, tiết 15 – 16 bài dạy “Lực đẩy Acsimet – Sự nổi – Ứng dụng của sự nổi” do cô Chang giảng dạy ngoài việc cung cấp những kiến thức kỹ năng cơ bản, còn nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS. Linh hoạt trong việc cung cấp kiến thức về sự nổi cho HS qua các thí nghiệm, cô Chang cho các em làm việc nhóm. Qua phần nhận xét, đánh giá kết quả thí nghiệm của từng nhóm sau khi thực hành thí nghiệm đo lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả trứng trong các môi trường nước muối khác nhau, cô Chang đã khắc sâu được kiến thức lý thuyết cho trò.
Là tiết dạy mang đậm màu sắc chuyên môn, là phần khó thể hiện nhất trong một chu trình các bước STEM nhưng bài dạy của cô Chang không kém phần sôi động. Học sinh được làm việc nhóm, thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và cùng nhau trao đổi kiến thức từ ứng dụng thực tế.
Bài học thêm phần hứng thú và thiết thực khi cô giáo đưa ra tình huống thực tiễn với vai trò của chiếc áo phao với người dân miền Trung trong đợt lũ lụt vừa qua.
Ứng dụng kiến thức đã học, nhóm HS tính toán số liệu, tự tìm hiểu, lựa chọn nguyên liệu để làm ra những chiếc áo phao, đặc biệt là ý tưởng làm áo phao từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.
Chia sẻ về việc xây dựng bài dạy STEM nội môn, cô Chang cho hay: Tôi gặp không ít khó khăn khi thiết kế bài dạy. Vừa dạy kiến thức nền mà vẫn phải bảo đảm tính logic, chuẩn xác, độ sâu kiến thức nhưng không giống một tiết dạy thông thường khi màu sắc STEM phải nổi bật.
Video đang HOT
Tiết lên lớp của cô Chang được lãnh đạo ngành Giáo dục Hải Phòng ghi nhận và đánh giá cao.
Gắn lý thuyết với thực tiễn
Dạy học STEM không phải là cụm từ xa lạ với các thầy cô giáo. Kết quả của sự tổng hợp kiến thức liên môn: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học trong việc tạo ra những STEM robot, STEM tái chế, sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh. Rất nhiều trường đã làm được và đó là thành công bước đầu trong đổi mới giáo dục tại TP Hải Phòng.
Tuy nhiên, để ra được một sản phẩm STEM cần sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ của thầy trò và sự cố vấn của cơ quan chuyên môn. Quá trình thực hiện những chủ đề STEM còn nhiều khó khăn gắn với thực tiễn giảng dạy của từng trường, địa phương. Đặc biệt, việc lên lớp một chủ đề và để ra được sản phẩm STEM tốn nhiều thời gian, vượt ngoài khuôn khổ tiết học thông thường. Vì thế, nhìn vào sản phẩm khó có thể hình dung được những bước đi đầu tiên làm nền tảng cho những ý tưởng STEM đó như thế nào.
Dự và nhận xét về chuyên đề STEM của Trường THCS Lương Khánh Thiện, cô Phạm Thị Liên (Trường THCS Minh Đức, huyện Thủy Nguyên) nêu quan điểm: Từng dự nhiều chuyên đề STEM, với những sản phẩm khoa học được trưng bày trong phần báo cáo kết quả đề tài đưa cô lạc vào một “bữa tiệc sang trọng” và khi ra về không biết sẽ bắt đầu làm từ đâu.
“Bài dạy của cô Chang đã thực sự đem đến một cách tiếp cận vấn đề dạy học STEM nhẹ nhàng, thiết thực hơn. Những bước dạy học STEM nội môn với môn học khá khó nhưng được bắt nhịp với những ứng dụng thực tiễn để bật lên lý thuyết và từ lý thuyết vào thực tiễn quả là một thành công”, cô Liên cho hay.
Cô Trần Thị Kim Xuyến – Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu (quận Lê Chân) chia sẻ: Dạy học STEM còn nhiều khó khăn từ thực tiễn. Nhưng không có nghĩa là thấy khó khăn mà lùi bước. Cách cho HS tiếp cận vấn đề, chốt kiến thức lý thuyết của cô Chang trong bài dạy chuyên đề cấp thành phố rất hiệu quả. Với tiết dạy này có thể làm nảy lên những ý tưởng khoa học từ học sinh. Một tiết dạy cụ thể STEM nội môn thực sự đem lại luồng suy nghĩ tích cực trong đổi mới giáo dục.
Chuyên đề do cô Chang thực hiện được nhiều GV đánh giá là “món ăn tinh thần” thiết thực, đem đến một hướng tiếp cận và cách dẫn dắt HS vào bài học STEM nhẹ nhàng, hiệu quả.
Ông Vũ Xuân Phúc – Trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An cho rằng, bài dạy đã đi đúng hướng từ thực tiễn đến lý thuyết và từ lý thuyết ứng dụng thực tiễn. Thành công của tiết dạy ngoài những kiến thức được khắc sâu là sự tương tác, kết nối giữa GV với HS, tăng độ mở kiến thức trong bài dạy qua các thí nghiệm, ứng dụng thực tiễn.
Tiết dạy của cô Chang thành công và xứng đáng xếp loại xuất sắc. Từ những hoạt cảnh đơn giản, cách dẫn dắt vấn đề của GV đến tiến trình bài dạy có nội dung phù hợp khiến HS nắm được kiến thức và tương tác tốt. – Ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng
Tập cho trẻ Mầm non thích ứng cuộc sống trường Tiểu học
Các trường mầm non (MN) tại Hải Phòng thường xuyên tổ chức tham quan, trải nghiệm tạo không khí vui tươi, hứng thú đưa trẻ 5 tuổi gần hơn với trường tiểu học.
Các bé 5 tuổi Trường Mầm non Hoa Phượng (phường Văn Đẩu, quận Kiến An) cùng nhận diện số.
Tạo tâm lý thích ứng cho trẻ
Cô Bùi Thị Thoa - Hiệu trưởng Trường MN Hoa Phượng (phường Văn Đẩu, quận Kiến An, TP Hải Phòng) chia sẻ: Năm học 2020 - 2021, Trường Mầm Non Hoa Phượng có 8 lớp học với 265 trẻ, trong đó có 3 lớp mẫu giáo 5 tuổi với 91 trẻ. Để các cháu có hành trang vững vàng trước ngưỡng cửa vào trường tiểu học, nhà trường đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Theo cô Thoa, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, trẻ gặp nhiều thay đổi và phải đối mặt với nỗi lo lắng rời xa môi trường quen thuộc đến một môi trường mới. Ở đó, trẻ phải độc lập hơn, lại thêm áp lực học tập, tuân thủ kỷ luật ở trường tiểu học có thể khiến nhiều trẻ có tâm lý sợ đi học, ngay cả những trẻ vốn tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
Nắm được tâm lý đó, Trường MN Hoa Phượng triển khai nhiều hoạt động, chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học. Việc tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm như đóng vai theo chủ đề trường tiểu học; tổ chức các hoạt động tập thể, hun đúc dần ở trẻ ý thức tập thể, cộng đồng. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật mà trẻ yêu thích như tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện... mang đậm màu sắc của trường tiểu học.
Tuân thủ quy định không dạy chữ trước cho trẻ ở bậc học mầm non, Trường MN Hoa Phượng tập cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập. Giáo viên tổ chức các "tiết học" để giúp trẻ hình thành kỹ năng sử dụng sách vở, bút, cặp... làm quen với những thao tác "đọc và viết".
Qua các tiết học làm quen, trẻ biết cầm sách đúng cách, biết "đọc" từ trên xuống, từ trái sang phải; hướng dẫn trẻ biết sử dụng kí hiệu dạng "tiền chữ viết" để ký tên hay ghi lại bài thơ trẻ thích, hình thành động cơ đi học cho trẻ. Đồng thời, GV giao nhiệm vụ vừa sức, tạo tình huống để trẻ tư duy, biết so sánh, lập luận làm quen với tư duy trong học tập.
Bên cạnh đó, các cô thường nói chuyện với trẻ về môi trường học tập mới với những quy định, quy tắc mà mỗi HS phải thực hiện, những niềm vui có được khi đến trường tiểu học. Ngoài ra, Trường MN Hoa Phượng còn tổ chức cho trẻ tham quan, trải nghiệm tại các trường tiểu học lân cận, nơi mà rất nhiều trẻ sẽ tham gia học tập trong tương lai...
Những việc làm đó giúp trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ, xóa tan những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu và có một tâm thế thoải mái trước khi vào học lớp Một.
Cô trò Trường Mầm non An Dương (phường An Dương, quận Lê Chân) trong giờ học.
Rèn tư duy và các kỹ năng cần thiết
Cô Mai Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường MN An Dương, huyện An Dương, TP Hải Phòng nhận định: Tại trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi. Trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó. Từ hoạt động vui chơi sẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một việc "học" là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích và theo kế hoạch. Mỗi HS phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
Việc chuẩn bị về mặt tâm lý là cần thiết, quyết định sự thành công hay thất bại, tự tin hay lo sợ ở trẻ khi vào lớp Một. Được chuẩn bị các điều kiện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập tiểu học.
Một trong những kỹ năng cần thiết cần trang bị cho trẻ 5 tuổi trước ngưỡng cửa vào tiểu học là sắp xếp bàn ghế, ngồi đúng tư thế, làm quen với các đồ dùng học tập. Trẻ được dạy nhận biết 29 chữ cái, 10 chữ số, kích thước, hình khối dưới các hình thức học vui cùng cô và các bạn, cô Thịnh chia sẻ thêm.
Cô Vũ Thị Thúy Nga - Hiệu trưởng Trường MN An Dương (phường An Dương, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) cho biết: Nhiều cha mẹ cho rằng chuẩn bị cho trẻ từ mẫu giáo vào lớp Một là cho trẻ học trước chương trình như học đọc, học viết và làm toán.
Không ít cha mẹ nôn nóng cho con nghỉ học ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để đi học chữ, học tính hoặc mời GV lớp Một kèm cặp con học chữ tại nhà. Nắm được tâm lý đó, ngay từ đầu năm học, Trường MN An Dương tuyên truyền với phụ huynh về hệ lụy trong việc dạy chữ trước chương trình lớp Một; định hướng cho đội ngũ giáo viên lớp 5 tuổi cùng các bậc phụ huynh phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Cô Nguyễn Thị Lan Anh - GV lớp 1E, Trường Tiểu học Đại Hợp (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) chia sẻ, chương trình SGK mới có nhiều điểm mới. Để trẻ tự tin vào lớp Một ngoài việc tạo tâm lý, kỹ năng cho các em, thì việc HS nhận diện 29 chữ cái, làm quen với số tự nhiên khi học mầm non là quan trọng.
Bởi khi đó học trò bắt nhịp chương trình tốt hơn. Ngoài ra, sự phối hợp giữa phụ huynh với GV trong việc giáo dục con em ở nhà rất cần thiết. Ngay từ buổi học đầu tiên, cô Lan Anh đã hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng SGK và thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh qua các kênh thông tin để trao đổi cách hướng dẫn trẻ đọc, học hiệu quả.
Tận tâm thu phục học trò Cô Bùi Thị Thanh Xuân, giáo viên môn Toán Trường THCS Trần Phú (quận Kiến An, TP Hải Phòng) không chỉ là GV giỏi, giàu kinh nghiệm trong công tác mà còn được đồng nghiệp, HS yêu mến... Cô Xuân cùng học trò sau chuyên đề học Toán bằng tiếng Anh. Ảnh: TG Giỏi nghề Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Lan nhận...