Làm sao chặn đứng và ngăn ngừa chảy máu cam?
Chảy máu cam là một vấn đề phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn và trẻ em từ 3-10 tuổi. Chảy máu cam thường không báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng cũng gây khó chịu cho người bị vấn đề này.
Chảy máu cam thường không báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng cũng gây cảm giác khó chịu cho người bị vấn đề này – Ảnh minh họa: Shutterstock Sau đây là một số cách chặn đứng và ngăn ngừa việc chảy máu cam, theo Bold Sky.
Cách chặn đứng việc chảy máu cam
Thư giãn bản thân
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn vì nếu bạn lo lắng, nó thực sự có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn.
Ngồi dậy và nghiêng về phía trước
Ngồi dậy và nghiêng về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng vì điều này có thể dẫn đến nôn mửa và gây kích ứng dạ dày của bạn. Khi ngồi dậy, huyết áp trong tĩnh mạch mũi giảm.
Kẹp lỗ mũi
Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn để ấn lỗ mũi và thở bằng miệng. Tiếp tục ấn trong 10-15 phút vì điều này giúp gây áp lực lên phần mũi bị chảy máu và sẽ làm ngừng chảy máu. Nếu tình trạng chảy máu tiếp tục sau 10-15 phút, lặp lại quá trình trong 10-15 phút nữa. Tránh sử dụng bông gòn và khăn giấy để cầm máu, theo Bold Sky.
Sử dụng thuốc xịt thông mũi
Sử dụng thuốc xịt thông mũi, chẳng hạn như oxymetazoline, ở cả 2 lỗ mũi. Nhấn cả 2 lỗ mũi của bạn và thở bằng miệng trong 5-10 phút.
Nên làm gì sau khi bị chảy máu cam
Video đang HOT
Tránh ngoáy mũi
Không nên ngoáy mũi vì nó có thể gây kích ứng màng mũi. Thường xuyên ngoáy mũi sau khi bị chảy máu cam sẽ tăng khả năng chảy máu cam lần nữa.
Đừng xì mũi
Tránh xì mũi trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam. Khi bạn bắt đầu xì mũi, hãy làm điều đó một cách nhẹ nhàng.
Tránh cúi xuống
Sau khi bị chảy máu cam, tránh cúi xuống và nâng vật nặng vì nó có thể gây căng thẳng trong mũi của bạn. Chỉ nên tiếp tục các hoạt động nặng trong 24-48 giờ sau khi bị chảy máu cam.
Sử dụng túi chườm đá
Đặt túi chườm đá lên mũi không quá 10 phút để thắt chặt các mạch máu và giảm viêm.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu mũi của bạn bị chảy máu cam trong hơn 30 phút.
Bạn thấy lả người hoặc mê sảng.
Nếu chảy máu cam do chấn thương hoặc tai nạn gây ra.
Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên, theo Bold Sky.
Cách ngăn ngừa chảy máu cam
Giữ ẩm cho mũi
Sự khô rát khiến mũi bị chảy máu, vì vậy hãy giữ ẩm bên trong mũi bằng cách bôi sáp dầu. Bạn cũng có thể giữ ẩm cho lỗ mũi ẩm bằng cách xịt nước muối.
Cắt móng tay
Nên cắt ngắn móng tay. Nếu bạn có móng tay dài và nhọn, bạn có thể vô tình đâm vào mũi gây chảy máu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho màng nhầy, khiến nó không bị khô và vì vậy có thể ngăn ngừa việc chảy máu cam.
Bảo vệ mũi
Cân nhắc việc đeo khẩu trang để bảo vệ mũi trong khi chơi bất kỳ môn thể thao nào có thể gây tổn thương mũi và làm chảy máu cam, theo Bold Sky.
Theo Thanh niên
Cha mẹ nên biết: Không nhất thiết phải cố lấy bằng sạch rỉ mũi của bé tránh làm ảnh hưởng đến hô hấp của con
Nhiều cha mẹ nghĩ nên lấy hết rỉ mũi của con để đường thở luôn được sạch sẽ. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy.
Không nên vệ sinh mũi, lấy rỉ mũi cho bé quá thường xuyên
Với người lớn, việc tự làm sạch rỉ mũi là điều khá đơn giản. Nhưng với trẻ, không phải lúc nào cũng cần lấy sạch rỉ mũi của con.
Bởi vì khoang mũi của bé tương đối ngắn, không giống như người lớn có lông mũi dài và dày bảo vệ. Bên cạnh đó niêm mạc mũi của bé tương đối mềm. Nếu cha mẹ cố gắng lấy rỉ mũi để làm sạch thì màng nhầy mũi sẽ bị kích thích, sẽ dễ chảy nước mũi và ngứa hơn.
Hơn nữa, nước mũi mũi là một hàng rào bảo vệ tự nhiên cho khoang mũi của em bé. Mặc dù có vẻ khó tin, việc vệ sinh mũi quá thường xuyên có thể dễ dàng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên của bé.
Thêm vào đó khoang mũi của em bé rất nhiều các mạch máu, nếu can thiệp không đúng cách sẽ gây chảy máu cam.
Một số cách giúp cha mẹ vệ sinh khoang mũi cho con
- Nếu bé bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, hãy nhỏ nước muối sinh lý được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể
- Bôi dầu oliu vào một chiếc khăn giấy mềm rồi nhẹ nhàng cho vào mũi của bé và ngoáy nhẹ để rỉ mũi dính vào đó
- Nếu rỉ mũi quá lớn làm cản trở việc thở của bé thì cha mẹ có thể dùng tăm bông để lấy ra
- Trường hợp rỉ mũi to như hạt đậu thì tốt nhất nên đưa bé đến khoa tai - mũi - họng để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
Moon
Theo Sohu/emdep
10 thói quen nguy hiểm mà bạn phải bỏ ngay! Bạn có biết rằng có những thói quen có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng? Một nghiên cứu cho thấy 73% người thừa nhận có liếm muỗng trong khi nấu ăn - Ảnh minh họa: Shutterstock Hãy xem bạn còn duy trì những thói quen nguy hiểm nào và nhanh chóng bỏ đi kẻo bệnh bạn nhé, theo MSN. 1. Liếm muỗng trong...