Làm sao biết có mắc bệnh cao huyết áp?
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg.
Bạn đọc Tr.T.G (nữ; quận 4, TP HCM) hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, huyết áp của tôi thường là từ 13/8 đến 14/8, có khi về mức bình thường 12/7. Mới đây đo lại là 13.5/8. Vậy có phải tôi bị bệnh cao huyết áp không, hay chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg. Huyết áp của chị có khi đo được 14/8 tức là huyết áp tâm thu 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 80mmHg. Như vậy, có lúc huyết áp tâm thu của chị tiệm cận mức xác định tăng huyết áp.
Nên ăn nhạt (tiết chế muối, giảm mặn) để phòng tránh nguy cơ cao huyết áp (Ảnh minh họa từ Internet)
Để biết chính xác có bị bệnh tăng huyết áp không, chị nên khám chuyên khoa tim mạch để được đo Holter huyết áp 24 giờ (theo dõi huyết áp liên tục trong 24 giờ), đồng thời làm thêm một số xét nghiệm khác.
Cho dù kết quả khám cho thấy chị đã bị bệnh tăng huyết áp hay chưa, chị vẫn nên xem lại chế độ ăn uống: nên ăn nhạt (tiết chế muối, giảm mặn), giảm dầu mỡ. Chị cũng cần tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu cân nặng hiện tại vượt mức BMI chuẩn (18,5-22,5) tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Chị cũng cần tránh lo âu, căng thẳng.
Ho dai dẳng có thể là bệnh nguy hiểm này!
Trên thế giới, cứ 4 người thì có 1 người bị cao huyết áp. Cao huyết áp, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng, như đột quỵ, bệnh tim, suy thận và các vấn đề về mắt.
Người bị ho mạn tính có nhiều khả năng là bị cao huyết áp - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao được mệnh danh là "kẻ hại chết người thầm lặng", vì nhiều người không biết mình mắc bệnh này.
Thực tế, gần 1/3 số người bị huyết áp cao không biết mình mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bởi vì huyết áp cao không có bất kỳ triệu chứng nào, trừ phi nó rất nghiêm trọng.
Ho mạn tính có thể báo hiệu cao huyết áp
Video đang HOT
Đã có bằng chứng cho thấy, ho mạn tính có thể báo hiệu huyết áp cao. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hô hấp châu Âu, nhằm xác định mức độ phổ biến của triệu chứng này ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Trong nghiên cứu, 68 bệnh nhân được tuyển chọn từ phòng khám ho mạn tính tại Bệnh viện MFT Wythenshawe ở Manchester (Anh).
Nghiên cứu đã loại trừ những người hút thuốc, những người mắc bệnh tim mạch nhưng không tăng huyết áp, và những người bị bệnh hô hấp.
Kết quả cho thấy, 25% số người ho mạn tính bị tăng huyết áp, theo Express .
Trong phần kết luận của mình, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng "người bị ho mạn tính có nhiều khả năng là bị cao huyết áp".
Họ cho biết: "Đây có thể là hậu quả tim mạch của những cơn ho lặp đi lặp lại, hoặc có thể là rối loạn chức năng tự chủ".
Rối loạn chức năng tự chủ, xảy ra khi các dây thần kinh điều khiển các chức năng không tự chủ của cơ thể, bị tổn thương.
Cắt giảm lượng muối đặc biệt quan trọng vì muối làm tăng huyết áp - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của huyết áp cao nghiêm trọng
Theo trang WebMD , nếu huyết áp quá cao, có thể có một số triệu chứng cần chú ý, bao gồm:
Đau đầu dữ dội
Ra máu cam
Mệt mỏi hoặc nhầm lẫn
Vấn đề về thị lực
Đau ngực
Khó thở
Nhịp tim không đều
Có máu trong nước tiểu
Cảm thấy mạch đập mạnh ở ngực, cổ hoặc tai
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng có thể liên quan đến huyết áp cao, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, bao gồm:
Chóng mặt
Lo lắng
Đổ mồ hôi
Khó ngủ
Đỏ bừng mặt
Đốm máu trong mắt
Khi nào nên đi khám?
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức. Bạn có thể bị tăng huyết áp dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bạn cũng có thể mắc một bệnh nghiêm trọng khác.
Thông thường, huyết áp cao không gây nhức đầu hoặc ra máu cam, chỉ khi huyết áp trên 180/120 mgHg mới xảy ra hiện tượng này, theo WebMD.
Nếu huyết áp quá cao và gặp các triệu chứng này, hãy nghỉ ngơi trong 5 phút và kiểm tra lại. Nếu huyết áp vẫn cao bất thường, cần phải đi cấp cứu ngay.
Điều quan trọng cần nhớ là huyết áp cao thường không có các triệu chứng. Vì vậy, nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra huyết áp mỗi năm trong khi khám sức khỏe định kỳ.
Cũng có thể theo dõi huyết áp tại nhà. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị huyết áp cao.
Người bị huyết áp cao nên làm gì?
Nếu mắc bệnh cao huyết áp, nên thay đổi lối sống để hạ thấp mức huyết áp cao.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cắt giảm lượng muối đặc biệt quan trọng vì muối làm tăng huyết áp, theo Express .
Ăn một chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, như gạo nguyên hạt, bánh mì đen và nhiều trái cây và rau quả cũng giúp giảm huyết áp.
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể có tác động tích cực đến bệnh cao huyết áp, ít nhất 150 phút đạp xe hoặc đi bộ nhanh, mỗi tuần, theo Express .
Tắm nước nóng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe Không chỉ làm sạch cơ thể và mang lại cảm giác thư giãn tinh thần, tắm nước nóng vài lần trong tuần vừa được phát hiện còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2. Ảnh minh họa Trong nghiên cứu gần đây, các chuyên gia tại Bệnh viện Kohnodai (Nhật Bản) đã...