Bệnh viện Bỏng Quốc gia , Học viện Quân y phối hợp với các bác sĩ một số bệnh viện lớn đã phẫu thuật thành công khối u to bằng quả bưởi trên mặt cụ bà 74 tuổi ở Hà Tĩnh .
Khối u bắt đầu xuất hiện trên mặt bà cụ từ 6 năm trước nhưng vài tháng gần đây, khối u to lên rất nhanh. Thời điểm bệnh nhân được đưa vào Viện Bỏng Quốc gia, khối u đã phá hủy mắt, xương hàm, xoang, vách ngăn mũi gây khó thở kèm theo là bệnh rung nhĩ, cao huyết áp , suy tim nhẹ, nguy cơ cao biến chứng trong lúc phẫu thuật .
Sau khi hội chẩn, dự trù những biến chứng có thể xảy ra, các bác sỹ đã quyết định nút mạch máu nuôi khối u trước 1 tuần, sau đó mới tiến hành mổ. Sau 5 tiếng phẫu thuật cắt bỏ khối u và tạo hình, ca mổ thành công ngoài mong đợi.
2 tuần sau mổ, bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn, sức khỏe ổn định. Vì hoàn cảnh quá khó khăn nên bệnh nhân được Bệnh viện Bỏng Quốc gia kêu gọi hỗ trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật , nút mạch và chủ trì phối hợp với các chuyên ngành khác.
Việt Nam lần đầu thành công trong việc ghép ruột từ người cho sống
Sau mổ, cả hai người hiến ruột đều ổn định. Hiện nay 2 bệnh nhân ghép ruột đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị tích cực.
Các đại biểu tại buổi họp thông tin công bố thực hiện thành công ca ghép ruột trên người từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Ngày 31/10, Học viện Quân y thông báo đã thực hiện thành công ca ghép ruột trên người từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Quân Y 103.
Giáo sư, Trung tướng Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y cho hay với thành công này Việt Nam đã ghi danh vào trong số 22 nước thực hiện được kỹ thuật ghép ruột thành công trên thế giới. Đây là thành công lớn trong lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam.
Đến nay, trên thế giới đã thực hiện được thành công khoảng 1.000 ca ghép ruột.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá Học viện Quân Y là cơ sở hàng đầu của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học và chúc mừng những thành tựu mà Học viện đã đạt được. Đây là là cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công ghép ruột non trên người, là mốc son đánh dấu bước tiến trong khoa học của ngành y.
Cụ thể bệnh nhân số 1 là Nguyễn Văn D. 42 tuổi, có tiền sử phẫu thuật vào ổ bụng 5 lần vì viêm phúc mạc do thủng đại tràng, tắc ruột tại nhiều bệnh viện. Bệnh nhân đã phải phẫu thuật cắt ruột khối lượng lớn (chiều dài ruột non còn lại khoảng 80cm) vào tháng 5/2007.
Ngày 2/5/2020 bệnh nhân vào Bệnh viện Quân Y 103 (Học viện Quân Y) với chẩn đoán suy ruột không hồi phục do hội chứng ruột ngắn type 1, rò đại tràng.
Bệnh nhân đã được điều trị nuôi dưỡng tích cực qua đường tĩnh mạch và điều chỉnh các rối loạn do suy chức năng ruột gây ra.
Bệnh nhân số 2 là Lò Văn T. 26 tuổi. Đầu tháng 9/2020 bệnh nhân bị viêm phúc mạc do hoại tử gần như toàn bộ ruột non, được Bệnh viện huyện Than Uyên (Lai Châu) phẫu thuật cấp cứu cắt gần như hoàn toàn ruột non. Chiều dài ruột non còn lại của bệnh nhân còn lại gần 20cm.
Ngày 29/9/2020 bệnh nhân được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103 với chẩn đoán suy mòn suy kiệt do hội chứng ruột cực ngắn type 3.
Bệnh nhân T. đã được điều trị tích cực, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện bệnh gan chuyển hoá liên quan hội chứng suy chức năng ruột.
Sau khi tiếp nhận hai bệnh nhân, Học viện Quân Y đã tiến hành khám, xét nghiệm và mời chuyên gia trong nước khám và hội chẩn, xác định cả 2 bệnh nhân đều có chỉ định tuyệt đối về ghép ruột.
Học viện Quân Y đã báo cáo Bộ Y tế xin phép tổ chức thực hiện ghép ruột tại Bệnh viện Quân Y 103.
Giáo sư, Trung tướng Đỗ Quyết nói về thành công của ca ghép ruột:
Ngày 27/10/2020, các bác sỹ Bệnh viện Quân Y 103 (Học viện Quân Y) đã phối hợp với chuyên gia từ Bệnh viện Đại học Tohoku (Nhật Bản) thực hiện thành công ca ghép ruột cho bệnh nhân Lò Văn T.
Người hiến ruột cho bệnh nhân Lò Văn T. là mẹ đẻ của bệnh nhân 47 tuổi.
Ngày 28/10/2020, ê kíp trên tiếp tục đã thực hiện thành công ca ghép ruột cho bệnh nhân Nguyễn Văn D. Người hiến ruột là em trai của bệnh nhân (40 tuổi).
Sau mổ, cả hai người hiến ruột đều ổn định. Hiện nay 2 bệnh nhân ghép ruột đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định và đang được điều trị tích cực.
Tháng 12/2019, Học viện Quân Y được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện đề tài: "Nghiên cứu triển khai ghép ruột từ người cho sống." Chủ nhiệm đề tài là Trung tướng, giáo sư tiến sỹ Đỗ Quyết.
Sau đó, Học viện đã tích cực triển khai nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc, hoá chất... và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm ghép ruột trên người với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Tohoku (Nhật Bản) đồng thời Học viện cũng phối hợp với các bệnh viện trong nước để tuyển chọn và chăm sóc bệnh nhân có chỉ định ghép ruột./.
Bệnh xá đảo Nam Yết: Cấp cứu ngư dân bị dập tay Trước đó, chiều 6-12, trong khi đang đánh cá, ông Phúc bị cuốn tay trái vào máy xay đá. Các thuyền viên trên tàu cá đã sơ cứu, cầm máu rồi đưa ông vào đảo Nam Yết cấp cứu. Bệnh xá đảo Nam Yết: Cấp cứu ngư dân bị dập tay Lúc 8 giờ ngày 7-12, Bệnh xá đảo Nam Yết, huyện đảo...
Tin mới nhất
Đừng tự hại mình bằng giảm cân “thần tốc”
13:25:01 01/03/2021
Sau tết Nguyên đán 2021, nhiều chị em có cảm giác cơ thể béo lên, muốn giảm cân thần tốc bằng một số loại sản phẩm được quảng cáo đảm bảo hiệu quả đang rao bán tràn lan trên mạng.
10 thức ăn, đồ uống nên tránh, kẻo chồng “yếu”, vợ hết ham muốn
13:17:05 01/03/2021
Một số đồ ăn nhẹ là liều thuốc kích thích tình dục hoàn hảo, nhưng những món khác có thể chấm dứt hoàn toàn đêm ngọt ngào của bạn.
Trẻ dị ứng tôm, cá, sữa...: Chuyên gia mách cách bổ sung dinh dưỡng thay thế cho con
13:13:14 01/03/2021
Dị ứng thực phẩm là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ.
Chuyên gia chỉ 2 điều chẳng mấy ai để ý khi nấu ăn làm mất chất, tạo chất độc hại
13:11:05 01/03/2021
Việc thường xuyên ăn các món đồ chiên, rán ở nhiệt độ cao không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, mà còn có nguy cơ mắc bệnh.
Ăn nhiều đu đủ có thể giúp giảm cân?
13:04:11 01/03/2021
Đu đủ là một thực phẩm tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn uống, chúng cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ có thể giúp hỗ trợ mục tiêu giảm cân của bạn.
Phình động mạch não: Rất nguy hiểm nếu vỡ
13:01:41 01/03/2021
Phình động mạch não (ĐMN) là một túi phình hình thành trên thành ĐMN, thường có dạng hình túi, đôi khi có hình thoi, có thể vỡ ra gây chảy máu màng não hoặc não.
Khuyến cáo mới ứng phó với “dị ứng mùa xuân”
12:58:20 01/03/2021
Nhiều người thường bị các triệu chứng: Hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mắt và tắc nghẽn mũi khi mùa xuân đến. Đây là các triệu chứng thường gặp đối với những bị dị ứng theo mùa.
Người có gan xấu sẽ “bốc mùi” ở 3 nơi này và 3 loại thực phẩm tốt nhất không nên đụng đến
12:47:03 01/03/2021
Gan là cơ quan duy nhất không có dây thần kinh đau, thường được gọi là cơ quan câm.
Hậu vui Xuân, cẩn trọng dễ bị đột quỵ
12:41:20 01/03/2021
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Chuẩn bị "hành trang" cho con trở lại trường thời Covid-19
12:35:53 01/03/2021
Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện 61/63 tỉnh thành đã quyết định cho học sinh trở lại trường. Cha mẹ cũng chuẩn bị cho con đi học lại với các điều kiện đặc biệt hơn.
Bài thuốc hỗ trợ trị nhiễm trùng ở phổi
12:34:31 01/03/2021
Chứng phế ung là một bệnh nhiễm trùng ở phổi, bệnh xảy ra cấp tính, diễn biến nhanh làm tổn thương tân dịch, khí huyết.
Thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm hiệu quả thuốc trị hội chứng ruột kích thích
12:30:35 01/03/2021
Một phân tích mới từ Mỹ cho thấy thuốc ức chế bơm proton (PPI) có ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc infliximab điều trị hội chứng ruột kích thích (IBD).
Mẹ mang thai dùng thuốc trị mụn con dễ bị rối loạn phát triển trí tuệ
12:27:14 01/03/2021
Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã đưa ra cảnh báo tới các nhân viên y tế và bệnh nhân về nguy cơ rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ khi mẹ sử dụng thuốc trị mụn isotretinoin trong thời gian mang thai.
Cảnh báo mối nguy hiểm khi dùng nhiều thuốc
12:25:41 01/03/2021
Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang dùng đồng thời nhiều loại thuốc và chế phẩm bổ sung. Việc dùng nhiều thuốc, cho dù là thuốc kê đơn, thuốc OTC (không kê đơn), thảo dược hoặc chế phẩm bổ sung (polypharmacy) đôi khi rất nguy hiểm cho sức kh...
Dùng thuốc lợi tiểu có gây mệt mỏi?
12:22:54 01/03/2021
Thuốc lợi tiểu hay thuốc lợi niệu là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch. Trong điều trị tăng huyết áp, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có kê đơn dùng thuốc lợi tiểu furosemide.
Lưu ý khi dùng amiodaron trị rối loạn nhịp tim
12:21:12 01/03/2021
Rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim, tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào gây các triệu chứng: hồi hộp, trống ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, tức ngực hoặc khó thở đi kèm...
Đau tức mắt ở người lão thị, dùng thuốc gì?
12:13:02 01/03/2021
Đau nhức ở mắt có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đau quanh mắt hay đau trong mắt (nhãn cầu). Đau quanh mắt có nhiều nguyên nhân: viêm xoang, đau răng, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp...
Thuốc mới trị chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp
12:10:30 01/03/2021
Hầu hết bệnh nhân tử vong trong thời thơ ấu do nhiễm trùng. Trước khi thuốc này được phê duyệt các lựa chọn điều trị duy nhất bao gồm chăm sóc hỗ trợ và các liệu pháp hướng đến các biến chứng phát sinh từ căn bệnh này.
Ăn trứng luộc theo cách này trong 2 tuần là chị em có thể ‘đánh bay’ 10kg mỡ thừa
12:00:05 01/03/2021
Sau nửa tháng áp dụng chế độ ăn kiêng với trứng luộc, bạn sẽ giảm được 10kg đó!
Quần áo mới mua, chưa giặt đã mặc có thể khiến bạn mắc ung thư?
11:55:38 01/03/2021
Trong quá trình sản xuất quần áo, người ta thường sử dụng rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư. Điều này có đúng không?
“Người ngoài nhìn vào chắc không biết tôi từng mổ tim đâu”
11:34:26 01/03/2021
Đây là chia sẻ của một bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tim bằng phương pháp phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn; mang lại tính thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh sau mổ.
Dấu hiệu sớm bệnh Parkinson
11:23:12 01/03/2021
Parkinson là bệnh do thoái hóa hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Bệnh biểu hiện đặc trưng bằng các cử động chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng. Bác sĩ người Anh James Parkinson là người đầu tiên mô...
Bỗng dưng bị đau thắt ngực, hãy nghĩ đến căn bệnh chết người này
11:17:27 01/03/2021
Nếu bỗng nhiên thấy đau đột ngột, dữ dội liên tục hoặc từng cơn bên ngực trái phía sau xương ức lan lên cằm vai và cánh tay trái thì khẩn trương đưa người bệnh đến bệnh viện bởi đây là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.
Những phương pháp điều trị y học cổ xưa mãi mãi lưu lại trong quá khứ
11:08:08 01/03/2021
Từ xưa đến nay, con người luôn cần được hỗ trợ về mặt y tế. Đôi khi tổ tiên của chúng ta sở hữu kiến thức tiên tiến đến nỗi ngay cả y học hiện đại cũng không thể giải thích được. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp trước đây đều khá kỳ l...
Bảo vệ đường ruột không hề khó nếu kiên trì 5 việc này
11:04:02 01/03/2021
Dạ dày, đường ruột là cơ quan tiêu hóa quan trọng và cũng rất dễ xuất hiện vấn đề nếu sinh hoạt thiếu khoa học. Đặc biệt, bảo vệ đường ruột thật ra không khó, chỉ cần làm tốt những điểm sau đây.
Vì sao uống nước gừng có thể đẩy lui nhiều bệnh?
10:54:25 01/03/2021
Các chuyên gia đánh giá uống nước gừng có tác dụng giải độc, chống viêm và đẩy lùi nhiều bệnh.
Chế độ dinh dưỡng giàu đạm thực vật có lợi cho phụ nữ lớn tuổi
10:50:03 01/03/2021
Việc thay thế đạm động vật (trong thịt đỏ, cá, thịt trắng, trứng, các chế phẩm từ sữa) bằng đạm thực vật (trong các loại hạt, đậu, rau củ) có thể giúp phụ nữ mãn kinh giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.
Thường xuyên đầy hơi vào ban đêm? Đây có thể là những vấn đề cơ thể đang cố gắng cảnh báo bạn
10:37:45 01/03/2021
Thói quen ăn uống tai hại trong bữa tối có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đầy hơi vào ban đêm.
Món ăn đơn giản này giảm được biến chứng chết người trong Covid-19?
10:29:19 01/03/2021
Nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy vitamin B6 là một trong những thứ bạn không nên quên trong mùa dịch Covid-19, và tin vui là nó hiện hữu trong những món ăn cực kỳ dễ tìm.