Làm ngay những điều này để sau ngày Tết không mệt mỏi?
Sau chuỗi ngày nghỉ Tết với lịch sinh hoạt thay đổi, ăn uống triền miên khiến không ít người mệt mỏi, tăng cân quá mức, thậm chí mắc bệnh. Để sau ngày Tết không còn mệt mỏi, ì ạch, mọi người nên làm những điều dưới đây theo khuyến cáo của chuyên gia.
Ảnh minh họa
Ăn uống thả phanh mắc đủ bệnh sau ngày Tết
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, vào ngày Tết dinh dưỡng thường mất cân đối. Một bữa ăn chính theo tiêu chuẩn chỉ cần 600-700 calo là vừa đủ, thế nhưng các bữa ăn ngày Tết đa phần giàu năng lượng, giàu đạm, giàu béo nhưng thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất khi không có nhiều rau xanh, quả chín.
Việc không kiểm soát được dinh dưỡng những ngày Tết, cùng với đó lịch “ăn chơi” triền miên nên ít có thời gian để luyện tập thể dục thể thao, không tiêu hao năng lượng tạo điều kiện thừa cân, béo phì. Nhiều người rơi vào tình trạng ì ạch, mệt mỏi, khó tập trung làm việc.
Sau Tết, cũng vì ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất không cân đối mà có rất nhiều bệnh nhân nhập viện do rối loại tiêu hóa. Nguyên nhân chính cũng do các gia đình vẫn còn có thói quen tích trữ thức ăn, thực phẩm để dùng trong mấy ngày Tết, thực phẩm chín sống lẫn lộn làm thức ăn nhiễm khuẩn. Ngoài ra các bệnh chuyển hóa liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt tăng. Trong đó, tăng đường huyết, gout là những bệnh đồng hành với nhóm bệnh tim mạch, huyết áp, rối loạn mỡ máu.
Những việc cần làm ngay sau Tết để cân bằng dinh dưỡng
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để cân bằng dinh dưỡng, lấy lại sức khỏe hay tránh tăng cân “phi mã” sau Tết, mọi người cần phải đưa lịch sinh hoạt, ăn uống về bình thường càng sớm càng tốt. Một trong những điều cần phải làm ngay là:
Video đang HOT
Kiểm soát năng lượng
Trước tiên, mọi người cần phải kiểm soát đầu vào từ 1.400 – 1.600 kcal mỗi ngày. Khi đó, cơ thể sẽ buộc phải lấy mỡ từ kho dự trữ để chuyển hoá thành năng lượng cung cấp cho cơ thể vận động.
Sau ngày Tết khi chế biến thức ăn nên thay đổi. Đa phần trong những ngày Tết các món ăn trong mâm cỗ thường là chiên xào, sau ngày Tết thay vào đó các bà nội trợ nên làm các món hấp, luộc, trộn sa lát. Hoặc làm nhẹ bụng với các món canh, cháo như nấu canh nấm mèo thịt nạc, thêm một nhúm rau hẹ chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể; cháo tỏi giúp ấm tỳ vị, chữa đầy bụng, ăn không tiêu, giảm cholesterol trong máu…
Rau xanh, hoa, quả sau khoảng thời gian nhiều ngày chủ yếu cơ thể nạp chất đạm, béo và ngọt cũng không thể thiếu trong bữa ăn. Lưu ý là mọi người cần kết hợp hài hòa các loại rau, trong mỗi bữa không nên đơn điệu một loại rau mà phối hợp nhiều loại với nhau. Bạn có thể dùng các loại củ nấu canh, các loại cải cho món xào…
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu ở mức 18 – 20 gr/người/ngày nên mỗi ngày ăn 300 gr rau xanh và 100 – 200 gr quả chín. Một số loại quả giàu chất xơ, cung cấp vitamin. Trong 100 gr quả: bưởi, cam, quýt, lượng chất xơ tương ứng là: 0,7 gr; 1,4 gr và 0,6 gr. Một quả chuối chứa 3 gr chất xơ (tốt cho tiêu hóa), 16% lượng mangan khuyến nghị hằng ngày sẽ tốt cho xương. Ngoài ra, khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung sữa chua để cơ thể tiêu hóa tốt, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Trường hợp những người bị giảm cân trong ngày Tết cũng nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Cần ngủ đủ 8 tiếng /ngày, ăn đủ các bữa ăn sáng, trưa, tối với đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau quả ở tỉ lệ cân đối.
Chú ý uống nhiều nước, nước trái cây đảm bảo 1,5-2 lít/ngày. Việc này vừa giúp thanh lọc cơ thể khỏi độc tố một cách tự nhiên. Đồng thời, uống nước khi ăn các món có chất xơ cũng giúp đẩy chất xơ qua trực tràng dễ hơn, hệ tiêu hóa làm việc thuận lợi hơn.
Với những người thừa cân, béo phì nên bổ sung các loại nước như chè tươi, hoa quả như cam, chanh, bưởi… uống trước bữa ăn để tạo cảm giác no, giảm lượng ăn trong bữa chính và có tác dụng điều chỉnh chức năng tiêu hóa, giàu vitamin và carotene làm giảm mỡ cao.
Để tiêu hao nhiều năng lượng hơn đã được nạp liên tục vào cơ thể bạn trong mấy ngày Tết, cần vận động mỗi ngày tối thiểu 30 phút với các môn thể thao phù hợp. Bạn có thể chọn môn có cường độ cao hơn ngày thường rồi sau đó giảm cường độ xuống dần tùy theo sức khỏe của mỗi người.
Ở nhà có thể tranh thủ với một số bài tập như chống đẩy, đứng lên ngồi xuống, lắc vòng có những động tác tập trung vùng bụng, đùi, hông, lưng… để lấy lại vóc dáng hoặc đơn giản chỉ là những vận động đi lại, đi cầu thang cũng góp phần tiêu hao năng lượng. Hoặc có thể đến cơ sở tập thể dục thẩm mĩ, khiêu vũ nhằm tăng cường vận động giúp vóc dáng thon gọn và cho cơ thể sảng khoái những ngày đầu năm.
Các chuyên gia khuyến cáo, đặc biệt với những trường hợp đã có sẵn bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, viêm loét dạ dày, tá tràng… khó có thể “bóp miệng” trước những mâm cỗ Tết. Do đó, sau Tết người bệnh nên đi kiểm tra lại và làm các xét nghiệm sinh hóa, cận lâm sàng để có hướng xử lý kịp thời khi có những biến chứng không đáng có.
Hà My
Theo giadinh.net
Đừng bỏ qua dấu hiệu mệt mỏi, cáu gắt, da nhợt nhạt
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng, cứ 10 chị em trong độ tuổi sinh đẻ có đến 4 người thiếu sắt. Điều này khiến các thai phụ có thể bị sảy thai, bong nhau thai, tăng huyết áp thai kỳ, con nhẹ cân...
Theo PGS Lâm, kết quả điều tra dinh dưỡng 2009-2010 do Viện Dinh dưỡng và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thực hiện cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ Việt Nam từ 28,8%-36,5%.
"Thiếu máu, thiếu sắt bắt nguồn từ chế độ ăn ít chất sắt. Hơn nữa, chất sắt được cơ thể hấp thu rất ít. Mỗi 10-20mg chất sắt nạp vào cơ thể thì chỉ có 1mg sắt được hấp thu. Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cần 27mg/ngày; nữ (14 - 18 tuổi) cần 15mg/ngày; nữ (19 - 50 tuổi) cần 18mg/ngày." - PGS Lâm cho biết.
Thiếu sắt làm chị em mệt mỏi, chậm chạp
Phụ nữ thường thiếu sắt nhiều hơn do đặc thù "mất máu" hàng tháng. Thiếu máu, thiếu sắt cũng có thể gặp ở các giai đoạn trẻ em và thanh niên đang phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú. Thời gian đó, cơ thể sản xuất hồng câu tăng, kéo theo nhu cầu sắt tăng. Ngoài ra, một số người có bất thường đường tiêu hóa hoặc uống một số loại thuốc tác động lên hệ tiêu hóa làm thay đổi sự hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu.
PGS Lâm cũng cho biết, người thiếu máu, thiếu sắt thường có các biểu hiện như da nhợt nhạt, thiếu sắc hoặc hay cáu gắt, thiếu năng lượng, mệt mỏi, tăng nhịp tim. Khi đó, chị em đừng nên bỏ qua mà nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Những thực phẩm chứa nhiều chất sắt
"Nếu thiếu sắt, thiếu máu lâu dài, trẻ có thể chậm phát triển tâm thần vận động, giảm tập trung, vận động chậm chạp, tiếp thu tri thức chậm. Còn đối với thai phụ, thiếu máu có thể làm cho mẹ dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, con sinh ra bị nhẹ cân, non tháng..." - PGS Lâm cho biết.
Để tránh thiếu sắt, PGS Lâm khuyến cáo, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai, trẻ em cần ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan, gia cầm, thủy hải sản, rau (bông cải xanh, cải xoăn), các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh), bánh mì nguyên cám, trứng, nho khô. Còn nếu bổ sung viên sắt thì nên dùng viên sắt gluconnate (thuộc nhóm sắt hữu cơ) giúp hấp thu nhanh qua ruột và ít gây táo bón.
Quỳnh Anh
Theo Dân Việt
Chỉ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, mứt dịp Tết có bị... đái tháo đường không? Viêc ăn nhiêu đương ngot cung lam cho đương mau tăng cao sau ăn, nêu ăn thương xuyên cung la nguyên nhân dân đên bênh đai thao đương. Dịp Tết cổ truyền, đa phần các gia đình đều chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo, mứt Tết để ăn và mời khách. Đây cũng là dịp trẻ nhỏ được ăn "thả ga" những món...