Làm mới cách dạy sử
Sinh ra ở mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thị Tố Loan, Trường THPT Lương Thế Vinh (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) tưởng rằng sẽ có nhiều đất “dụng võ”, đưa những kiến thức môn Lịch sử vào nhiều hoạt động sáng tạo trong dạy học, góp phần “gieo hạt giống” trên mảnh đất vùng cao.
Thế nhưng, việc học sinh coi nhẹ, không thích học môn Lịch sử chính là nỗi buồn và trăn trở cho những giáo viên dạy bộ môn này.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, cô Tố Loan đi đến quyết định phải đổi mới cách dạy môn Lịch sử để các em, những người con sinh ra và lớn lên trên quê hương diễn ra Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, hiểu hơn về mảnh đất Điện Biên anh hùng, cũng như yêu thích môn Lịch sử.
Ảnh minh họa/internet
Tuy nhiên, công việc ấy không hề thuận lợi. Những tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của cô lúc đầu còn khiến một số người e ngại. Việc sử dụng công nghệ là điều còn xa lạ với nhiều giáo viên vùng cao, nhất là với môn Lịch sử. Tuy không nói ra nhưng nhiều người có suy nghĩ, đây là môn học chỉ cần học thuộc, không nhất thiết phải đầu tư nhiều công sức đến thế.
Nhiều giáo viên không ủng hộ, thậm chí còn bàn ra tán vào. Không nản chí, cô Tố Loan kiên trì dạy các em theo cách thức hiện đại với tất cả tâm huyết và kinh nghiệm mà mình tiếp thu, sáng tạo. Sau một thời gian, hiểu rõ những việc cô làm; những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đổi mới cách dạy môn Lịch sử vì học sinh, vì tập thể, Ban giám hiệu, Công đoàn trường đã hết sức quan tâm, hỗ trợ; các thầy giáo, cô giáo khác cũng dần ủng hộ, chia sẻ và học tập cách làm của cô. Những sáng kiến của cô không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường, mà còn được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành giáo dục.
Video đang HOT
Cô giáo Tố Loan đã đề xuất 8 sáng kiến kinh nghiệm (6 sáng kiến cấp cơ sở, 2 sáng kiến cấp tỉnh) thiết thực trong công tác dạy học và được Hội đồng Khoa học nhà trường, Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đánh giá cao, tiêu biểu như: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử lớp 12; Sa bàn diễn biến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950; Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử; Hình thành hành vi ứng xử văn hóa cho mỗi người dân ở các điểm du lịch tại TP Điên Biên Phủ; Sử dụng ứng dụng web Powtoon làm video nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sử-Địa…
Hai lần thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cô đã đoạt một giải nhất, một giải xuất sắc. Với cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning, cô đoạt 2 giải nhất, 2 giải nhì. Thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh, cô được 1 giải nhì, 1 giải ba cấp tỉnh, 1 giải khuyến khích cấp quốc gia…
Những cống hiến của cô Tố Loan đã được ghi nhận, khuyến khích qua những danh hiệu mà cô đạt được: Nhiều năm là Công đoàn viên xuất sắc; 7 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 năm đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của UBND tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, năm 2021, cô giáo Tố Loan là một trong 14 nhà giáo của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Cô giáo Loan chỉ là một trong rất nhiều tấm gương đổi mới, sáng tạo được nhà trường, công đoàn ngành giáo dục luôn đứng bên khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây cũng chính là tinh thần của Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam trong khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Hạnh phúc của giáo viên vùng cao là học trò đến trường đầy đủ
Mặc dù trải qua nhiều gian khổ trên hành trình gieo chữ nhưng giáo viên vùng cao tỉnh Kon Tum luôn lạc quan. Giáo viên nơi đây chỉ hy vọng học sinh đủ ăn, đủ mặc và chăm đến trường học con chữ.
Hạnh phúc của cô Võ Thị Quỳnh Nga là học sinh có đủ cơm ăn, áo mặc khi đến trường.
Hạnh phúc của giáo viên là học trò chăm học
Thầy Nguyễn Thừa Kiên, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei, Kon Tum) cho biết, năm học này toàn trường có 249 học sinh, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Cuộc sống gia đình các em quanh năm khó khăn, thiếu thốn bởi chủ yếu làm nương rẫy. Mấy năm trở lại đây người dân bắt đầu tìm hiểu, bắt tay vào trồng sâm, cây dược liệu.
Vị hiệu trưởng cho hay, do cuộc sống khó khăn, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên ít quan tâm đến việc học của con em mình. Do đó, cán bộ, giáo viên nhà trường chú trọng, sẻ chia nhiều hơn với học sinh để kịp thời nắm bắt, giúp đỡ các em trong việc học cũng như cuộc sống.
Đặc biệt, năm học 2021-2022 trường có 3 em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ và 7 em mồ côi cha, mẹ. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến những em này về việc học cũng như chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Học sinh vùng cao huyện Đăk Glei, Kon Tum.
Tuy nhiên, theo hiệu trưởng, giáo viên của trường đa số từ nơi khác đến địa phương dạy con chữ cho học sinh. Trong đó, có một số giáo viên ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào giảng dạy. Những giáo viên ở trong tỉnh thì 1 tuần về nhà lần, còn thầy cô giáo ở xa có khi vài tháng, nửa năm hoặc 1 năm mới có dịp thăm gia đình. Đặc biệt vào mùa mưa việc đi lại, vận động học sinh ra lớp rất khó khăn. Tuy nhiên, nhà trường luôn động viên cán bộ, giáo viên cố gắng để mang con chữ đến gần hơn với trò nghèo. Bên cạnh đó, giáo viên cũng lạc quan, hy sinh vì tương lai của học sinh.
"Đối với những thành phố lớn thì giáo viên sáng tạo để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Còn những vùng cao, khó khăn như Mường Hoong, trước khi dạy con chữ giáo viên phải tìm cách để kéo học sinh đến trường. Chính vì vậy, niềm vui và hạnh phúc của giáo viên nơi đây chỉ là học sinh đến trường đầy đủ. Bên cạnh đó các em nghe lời thầy cô để cố gắng học con chữ, với hy vọng sau này sẽ bớt đói nghèo", thầy Kiên chia sẻ.
Mong học trò đủ ăn, đủ mặc
Dù giáo viên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy Linh không mong ước gì cho bản thân mà chỉ hy vọng học sinh đến trường đủ đầy.
"Hạnh phúc của mình là mỗi sáng đến lớp đều thấy học sinh có mặt đông đủ, không vắng em nào", thầy Linh tâm sự.
Tương tự, hạnh phúc của thầy Lê Văn Linh cũng là học sinh đến lớp đủ đầy. Bởi theo thầy các em "ngại" đến trường nên giáo viên thường xuyên phải vào tận làng để tuyên truyền, vận động. Đặc biệt những ngày mưa, số lượng học sinh vắng khá đông. Những ngày này, giáo viên vào tận nhà để chở các em ra lớp. Dần dần, học sinh thấu hiểu tình cảm của giáo viên nên cũng ra lớp đủ đầy hơn.
Hơn 5 năm gắn bó với Trường Tiểu học xã Mường Hoong, cô Võ Thị Quỳnh Nga thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà học sinh nơi đây phải gánh chịu. Chính vì vậy, mỗi ngày lên lớp cô luôn lạc quan, tươi cười để truyền năng lượng tích cực đến với học sinh.
Cô Nga kể: Học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên các em ngại giao tiếp và tự ti. Chính vì vậy, giáo viên phải thường xuyên quan tâm, chia sẻ và động viên các em cố gắng trong học tập cũng như cuộc sống. Những ngày mùa đông, gió rít từng cơn, học sinh co ro trong chiếc áo mỏng tanh ngồi học. Thương trò, giáo viên lại góp tiền và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ áo ấm, giày dép cho các em.
"Học sinh nơi đây nhiều em vẫn ăn chưa no, mặc không đủ ấm khi đến trường. Là một người giáo viên mình chỉ biết động viên, san sẻ với các em. Mình hy vọng rằng các em sẽ mặc đủ ấm những ngày giá rét, nắng thì có mũ, mưa có ô. Bên cạnh đó, có đủ cơm ăn để no bụng, từ đó mới có sức học con chữ", cô Nga bộc bạch.
Học trực tuyến, kiểm tra học kỳ như thế nào? Sử dụng nhiều hình thức sao cho việc kiểm tra không nặng nề nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra năng lực và hạn chế tối đa sự thiếu trung thực trong thời gian học trực tuyến là kế hoạch mà nhà trường và giáo viên đang hướng đến. Sẽ có nhiều hình thức kiểm tra khi học sinh học trực tuyến - NGỌC...