Làm gì khi cơ thể bị giữ nước
Dù cho tình trạng cơ thể bị giữ nước có do nguyên nhân gì đi chăng nữa, những cách sau đây có thể làm giảm thiểu tình trạng khó chịu này.
Tình trạng cơ thể bị giữ nước xảy ra khi khối lượng nước trong cơ thể của bạn nhiều hơn mức bình thường. Cơ thể bị giữ nước hay gọi cách khác là tình trạng phù nề có thể liên quan đến các bệnh lý về thận, gan, tim hoặc tuyến giáp. Tình trạng này cũng thường xuất hiện trong thời kỳ nguyệt san của phụ nữ.
Cách 1:
Hãy giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Natri trong muối sẽ khiến cơ thể bị giữ nước nhiều hơn. Tránh ăn thực phẩm đã chế biến sẵn, vì thông thường chúng chứa hàm lượng natri rất cao. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau, củ, quả tươi.
Cách 2:
Hãy uống thật nhiều nước. Điều này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng nước sẽ giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và giúp cơ thể tránh tích nước.
Video đang HOT
Cách 3:
Hãy ngâm mình vào bồn nước nóng hoặc xông hơi để làm mất đi lượng nước thừa qua việc đổ mồ hôi.
Cách 4:
Hãy nhớ thỉnh thoảng nên ngồi xuống, nếu công việc của bạn luôn đòi hỏi bạn phải đứng trong thời gian dài. Theo Tiến Sỹ Jennifer Shu, việc phải đứng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước ở phần chân, mắt cá và bàn chân.
Cách 5:
Hãy tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn và cà phê nếu bạn đang muốn giảm bớt lượng nước thừa trong cơ thể.
Cách 6:
Hãy kê chân lên cao nếu bạn cảm thấy tình trạng chân bị giữ nước. Tình trạng giữ nước ở chân thường xảy ra với phụ nữ đang mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra ở người bị giữ nước nói chung. Việc đặt chân lên gối cao sẽ giúp bạn bớt phù nề hơn.
Cách 7:
Hãy bắt đầu luyện tập thể dục. Bất kỳ loại thể dục thể thao nào, kể cả đi bộ hàng ngày, sẽ giúp lượng nước trong cơ thể được phân phối đều ra.
Cách 8:
Hãy nhờ cậy đến dược thảo hoặc vitamin được kê theo đơn bác sỹ để thoát khỏi tình trạng giữ nước. Gốc cây bồ công anh và gừng là những thành phần lợi tiểu tự nhiên, giúp bạn đi vệ sinh nhiều hơn và qua đó sẽ giải phóng được lượng nước trong cơ thể. Theo Mayo Clinic, bổ sung 200mg magie mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng giữ nước trong cơ thể trước thời kỳ nguyệt san. Bổ sung calci hàng ngày cũng là một cách giúp một số người giảm tình trạng phụ nề đáng kể.
Cách 9:
Hãy đến gặp bác sỹ để họ kê đơn thuốc lợi tiểu cho bạn nếu những cách trên đây không hiệu quả hoặc tình trạng giữ nước quá nghiêm trọng. Thuốc lợi tiểu sẽ giúp thận lọc bỏ chất natri hiệu quả hơn và sẽ làm giải tình trạng giữ nước trong cơ thể một cách đáng kể.
Theo Thanhnien
Khởi công dự án hầm đường bộ đèo Cả
Sáng nay 18.11, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã phát lệnh chính thức khởi công dự án hầm đường bộ đèo Cả ( ảnh) trên QL1A đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ GT-VT, UBND 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa tiếp tục tập trung cùng với chủ đầu tư dự án, các đơn vị tham gia thực hiện dự án khẩn trương tổ chức thi công bảo đảm chất lượng công trình, đảm bảo tuyệt đối công tác an ninh, an toàn trong quá trình thi công, phấn đấu đưa công trình hoàn thành vào khai thác đúng tiến độ.
Tuyến đèo Cả là nút thắt cổ chai, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Và mỗi khi có tai nạn, đoạn đường này sẽ bị ách tắc, gây ùn ứ phương tiện.
Theo Bộ GT-VT, dự án hầm đường bộ đèo Cả hoàn thành sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao năng lực khai thác QL1A, góp phần phát triển các trung tâm kinh tế, công nghiệp và du lịch trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Dự án này có chiều dài toàn tuyến là 13,4 km trên QL1A, trong đó hầm đèo Cả dài 3,9 km hầm Cổ Mã dài 500 m đường dẫn, cầu dài 9 km nền đường rộng 28 m..., được đầu tư theo hình thức BOT và BT với kinh phí hơn 15.600 tỉ đồng. Điểm khởi đầu dự án này tại Km 1353 500 thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân, H.Đông Hòa (Phú Yên) và điểm cuối tại Km 1374 525 thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa).
Hầm đường bộ qua đèo Cả được thiết kế theo tiêu chuẩn đường thiết kế cao tốc TCVN 5729-1997 với tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Đây là dự án xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ dự án.
Theo TNO
"Yêu" đúng kiểu giảm thiểu nỗi đau Đau khi quan hệ tình dục khiến nhiều người không được tận hưởng khoái cảm. Hãy áp dụng đúng tư thế "yêu" để giảm bớt nỗi đau. Mục đích chọn tư thế "yêu" là để giảm thiểu sức ép lên các vùng bị đau và hạn chế chuyển động của vùng cơ tại các khu vực này. 1. Đau hông (nữ) Tư thế:...