Làm gì để người trẻ hứng thú với sách?
Thói quen đọc sách cần được xây dựng ngay từ trong gia đình ( giáo dục sớm), cần được quy định cụ thể trong hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học.
Người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách sớm
Bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc NXB Phụ nữ nhận định người trẻ Việt Nam hiện nay ít đọc sách, chưa có hứng thú với sách, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chung là người Việt chưa có thói quen đọc sách.
“Cá nhân tôi cho rằng, để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ: đọc sách để phát triển bản thân, đọc sách để trở thành người có tri thức; biết cách ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống để làm chủ cuộc sống; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; khát vọng xây dựng đất nước phát triển, văn minh.
Theo tôi hiểu, “hứng thú” với sách nghĩa là thích sách. Người trẻ là những người đã trưởng thành, sẽ có “hứng thú” với sách theo “gu” riêng của cá nhân. Vì vậy cần xuất bản phong phú các loại sách để người trẻ chủ động lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu cá nhân: định vị bản thân, lập thân, lập nghiệp, kiến quốc… Người trẻ cần được tiếp cận với sách từ nhiều kênh: nhà trường, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Cơ hội tiếp cận với sách càng nhiều, càng tăng cơ hội hiểu các giá trị của sách, từ đó có hứng thú với sách”, bà Khúc Thị Hoa Phượng chia sẻ.
Để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ (Ảnh: Thư viện Cánh diều).
Ở góc độ vĩ mô, Giám đốc NXB Phụ nữ cho rằng nhà nước ban hành chiến lược sách quốc gia bao gồm: Giới thiệu các cuốn sách tri thức nền tảng giúp người trẻ tự trang bị tri thức nền, làm chủ tri thức, tự tin ra với thế giới. Nhà nước cũng cần xây dựng chiến lược sách giáo dục gia đình, giáo dục việc đọc sách bắt buộc trong trường học, từ đó xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ để khi trưởng thành, họ là những người trẻ có thói quen đọc sách, có hứng thú với sách. Có thể xây dựng thanh niên là lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong toàn dân. Muốn vậy, thanh niên, người trẻ sẽ phải tự đọc sách, trang bị các kiến thức từ sách để có thể trở thành người hướng dẫn đọc sách.
Video đang HOT
Thêm vào đó, người đứng đầu NXB Phụ nữ còn hiến kế phát động phong trào đọc và ứng dụng tri thức từ sách vào cuộc sống: sản xuất, kinh doanh, giáo dục,… Xây dựng các hình ảnh giáo dục truyền cảm hứng về việc đọc sách: lãnh đạo đọc sách, thầy cô đọc sách, bố mẹ đọc sách, những người thành công,… đọc sách, từ đó truyền cảm hứng cho người trẻ đọc sách, trẻ em đọc sách, gia đình đọc sách, nhà trường đọc sách, cộng đồng đọc sách, quốc gia đọc sách…
Sách phải được hiện diện ở bất cứ đâu
Trong khi đó, bằng kinh nghiệm tham gia chương trình Sách hóa nông thôn cùng nhiều chương trình khác, “cửu vạn sách” Đỗ Tiến Thành cho rằng vận động các gia đình trẻ xây dựng tủ sách gia đình, cha mẹ đọc sách cùng con mỗi ngày, để cho trẻ em từ nhỏ đã được tiếp xúc, nghe, đọc sách là việc đầu tiên nên làm.
Sau đó sẽ tới việc vận động các trường mầm non, các trường phổ thông làm tủ sách lớp học theo hình thức xã hội hóa, vận động đưa giờ đọc sách vào trường học ngay từ lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các chương trình mừng tuổi sách trong các dịp lễ, tết đem đến cho con trẻ những món quà ý nghĩa là những cuốn sách, tạo niềm vui thực sự cho các em với sách ngay từ nhỏ.
Thói quen đọc sách cần được xây dựng ngay từ trong gia đình (Ảnh: Thư viện quốc gia Việt Nam).
“Để có những người trẻ đọc sách, chúng ta không có cách nào khác là nuôi dưỡng những mầm đọc từ lúc còn nhỏ với vai trò không thể thiếu của cha mẹ, thầy cô. Khi đã có được hạt nhân là các mầm đọc, đất nước cần phát triển hệ thống thư viện ở khắp mọi nơi để sách được hiện diện ở bất cứ đâu. Đó là môi trường giúp nuôi dưỡng văn hóa đọc và tạo ra niềm yêu thích đọc sách”, anh Đỗ Tiến Thành chia sẻ.
Đồng quan điểm, chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều cho rằng khi đã trưởng thành, 18-20 tuổi là lúc mà rất nhiều thói quen đã được định hình và rất khó thay đổi. Việc hình thành thói quen đọc sách, văn hoá đọc cho một cá nhân nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, từ bậc mầm non.
“Đó chính là lý do vì sao tôi thành lập thư viện Cánh Diều và nhóm đọc tại cộng đồng, hướng tới trẻ em từ 3-11 tuổi. Vì từng có quãng thời gian làm việc tại Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được tiếp xúc với nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục nên tôi biết rằng từ 0-11 tuổi là giai đoạn hình thành thói quen, định hình một con người.
Bởi vậy, từ tháng 8/2017, tôi bắt đầu thành lập nhóm đọc sách tại cộng đồng và tổ chức các buổi đọc sách miễn phí cho trẻ mầm non tại chính quán cafe của mình. Các buổi đọc sách được tổ chức vào sáng Chủ nhật hàng tuần, dần dần thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Tôi chính là người trực tiếp tổ chức hoạt động và đọc sách cho các bạn nhỏ nghe. Sau này, quán cafe của tôi trở thành điểm đọc quen thuộc của nhiều bạn nhỏ quanh khu vực đó nên bạn bè động viên tôi phát triển nó thành một dự án thư viện. Tôi đặt tên cho dự án nhỏ của mình là Cánh diều”, chị Hải Linh chia sẻ.
Chị Hải Linh mong muốn nếu hình thành được thói quen đọc sách từ nhỏ (mầm non), các em sẽ được phát triển rất tốt về ngôn ngữ, năng lực cảm xúc. Lớn lên, các em sẽ có năng lực tự học rất cao. “Tôi cho rằng năng lực tự học là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà công nghệ khiến mọi thứ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người phải liên tục trau dồi để thích nghi”, người đứng đầu thư viện Cánh diều nói.
Nuôi dưỡng niềm đam mê sách
Việc tiếp xúc với sách từ sớm và được ở trong môi trường nhiều sách sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách cũng như giữ niềm đam mê đó mãi về sau.
Để tạo hứng thú đọc cho trẻ, những năm gần đây, thư viện ở nhiều quốc gia không chỉ chú trọng tới việc làm phong phú các đầu sách dành cho thiếu nhi mà còn tạo ra những không gian phù hợp với lứa tuổi để trẻ vừa có thể đọc, nghe, xem và vui chơi.
Việc tiếp xúc với sách từ sớm và được ở trong môi trường nhiều sách sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách cũng như giữ niềm đam mê đó mãi về sau. Để tạo hứng thú đọc cho trẻ, những năm gần đây, thư viện ở nhiều quốc gia không chỉ chú trọng tới việc làm phong phú các đầu sách dành cho thiếu nhi mà còn tạo ra những không gian phù hợp với lứa tuổi để trẻ vừa có thể đọc, nghe, xem và vui chơi.
Một góc không gian đọc cho trẻ em tại Thư viện quốc gia Latvia.
"Tất cả trẻ em cần được giáo dục và có một không gian đọc để đạt được thành công" - đó là một trong những phương châm mà tổ chức phi lợi nhuận Room to Read (Không gian để đọc) theo đuổi kể từ khi thành lập vào năm 2009.
Suốt 11 năm qua, nhiều học sinh ở khắp châu Á và châu Phi đã được hưởng lợi từ những thư viện mà Room to Read xây dựng. Kết quả một số cuộc khảo sát được thực hiện ở Ấn Độ, Lào, Nepal và Sri Lanka cho thấy, 51% trẻ em tại những trường học có thư viện Room to Read cảm thấy hứng thú với việc đọc sách. Trong khi đó, con số này ở các trường không nằm trong dự án của Room to Read chỉ là 29%.
Anushka, học sinh lớp 2 ở trường Delhi (Ấn Độ) cho biết: "Bước vào thư viện như đi vào một thế giới nhỏ riêng biệt trong một thế giới lớn. Em bị mê hoặc bởi không gian như cổ tích và những cuốn sách ở đây". Thậm chí, dù chưa biết đọc thật thuần thục, Anushka vẫn mượn sách về nhà nhờ cô chú hướng dẫn đọc. Đến thư viện, Anushka còn được chơi rất nhiều trò chơi lý thú, vừa vui, vừa có thể cho em thêm nhiều kiến thức về văn hóa và cuộc sống.
Trẻ em tại thành phố Fes (Morocco) đang "say sưa" với thư viện dành riêng cho thiếu nhi có tên Medina - được cộng đồng người dân ở Fez xây dựng từ tháng 1-2015. Mục tiêu ban đầu là cung cấp cho trẻ em trong khu vực một không gian có thể đọc và theo đuổi tình yêu với sách. Tuy nhiên, số lượng trẻ em đến với thư viện ngày càng đông. Hằng ngày, các em xếp hàng dài trước cửa thư viện để lấy vé cho ngày hôm sau, trong khi thư viện chỉ sắp xếp tối đa cho 12 em được vào trong cùng 1 giờ, sau đó phải nhường chỗ cho các bạn tiếp theo. Tại đây, các em có thể tìm những cuốn sách yêu thích, tham gia không gian sách, nơi các tình nguyện viên đọc truyện cho một nhóm trẻ nhỏ cùng nghe, cũng như mượn sách để mang về nhà đọc.
Tại Medina, trẻ em có thể nằm dài trên lớp thảm dày hoặc vào những góc riêng để thưởng thức cuốn sách mà mình tìm được. Trên tường thư viện có treo rất nhiều bức tranh do chính các em vẽ. Lamiae, một độc giả nhí thường xuyên của thư viện cho biết: "Khi tới đây, em cảm giác như lạc vào những câu chuyện tuyệt đẹp. Chúng em học được rất nhiều. Khi đọc sách, em cảm giác như mình trở thành một phần của câu chuyện. Điều này khiến em rất vui".
Do số lượng trẻ đến thư viện ngày càng tăng nên những người quản lý đang kêu gọi cộng đồng tìm kiếm một không gian lớn hơn để có thể đón nhiều em nhỏ trong cùng một ngày. Samia Bachroui, thủ thư chính tại Medina cho biết, khi còn nhỏ cô không có cơ hội đọc nhiều sách vì thành phố không có thư viện. Vì thế, Bachroui hiểu được niềm vui của các em nhỏ khi đến với không gian này. Các bậc phụ huynh cũng rất tin tưởng khi gửi con tới thư viện. Họ cảm thấy đó là một không gian an toàn.
Mới đây, Thư viện quốc gia Latvia tại thủ đô Riga đã mời những kiến trúc sư nổi tiếng để cải tạo toàn bộ không gian đọc sách dành riêng cho thiếu nhi. Mục đích của việc tân trang là tạo môi trường khuyến khích trẻ em khám phá những cuốn sách mới. Để thực hiện đơn đặt hàng này, các kiến trúc sư đã phải tham khảo ý kiến của rất nhiều chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ nhỏ nhằm xác định những yếu tố có thể hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của các độc giả thiếu nhi, tăng cường trải nghiệm đọc.
Và kết quả đạt được còn hơn cả sự mong đợi. Trong một không gian mở được bài trí như một khu rừng nhiều màu sắc, các em nhỏ có thể thoải mái tìm được nhiều góc đọc sách yêu thích: Nằm võng, ngả lưng trên ghế dài, làm công chúa trong những lâu đài nhỏ hoặc leo lên những quả đồi. Không gian đọc sách cho trẻ nhỏ tích hợp nhiều trò chơi mang tính trí tuệ để các em không cảm thấy nhàm chán. Nội thất của khu vực này được thiết kế linh hoạt để có thể dễ dàng di chuyển, sắp đặt lại, tạo sự bất ngờ cho các mầm xanh của tương lai.
Các nhà tâm lý học cho rằng, hình thành thói quen đọc sách cho trẻ là việc không khó nhưng cũng không dễ dàng. Thói quen này được hình thành ngay từ bé sẽ quyết định khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu trong suốt hành trình dài của cuộc sống. Như vậy, không gian đọc là một trong những nơi nuôi dưỡng niềm đam mê sách của trẻ nhỏ.
Cách dạy học hiện nay không khuyến khích trẻ đọc sách Ông Dương Thành Truyền - Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Trẻ - cho rằng giáo dục phổ thông hiện nay không dạy trẻ hình thành nhu cầu, thói quen đọc sách. "Chúng ta còn nhiều khó khăn nhưng nếu không có bước đầu tiên, không làm được gì cả. Cứ làm đi, với mục tiêu tốt đẹp của chúng ta", ông...