Lạm dụng thuốc chống táo bón, lĩnh đủ hậu quả
Trên thực tế, việc mua và dùng thuốc táo bón hiếm khi người bệnh cần tới bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chống táo bón cũng không đơn giản. Do tự làm bác sĩ, người bệnh có thể đứng trước nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Các thuốc điều trị
Người ta thường phân loại thuốc điều trị táo bón theo thành phần và cơ chế tác dụng. Theo tiêu chí này thì thuốc điều trị táo bón có tất cả 5 nhóm:
Viên uống bổ sung chất xơ: Là những viên uống hay dung dịch bào chế chiết xuất từ chất xơ tự nhiên hay nhân tạo. Mục tiêu của những viên uống này là làm tăng khối lượng chất xơ một cách cố ý trong phân, do đó làm tăng kích thích nhu động ruột. Một số loại điển hình như methylcellulose, psyllium, polycarbophil.
Táo bón là hiện tượng mà từ 2 ngày trở lên mới đại tiện một lần, khi đại tiện thì phân cứng, rắn… Nếu táo bón kéo dài (mạn tính) sẽ gây nên những biến chứng như xuất huyết trực tràng, nứt rách hậu môn, giãn tĩnh mạch, nhiễm độc, mệt mỏi, thiếu máu, chán ăn và suy dinh dưỡng…
Để hạn chế, phòng tránh táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thích hợp. Cần giải quyết triệt để nguyên nhân gây táo bón. Không nên để táo bón kéo dài trở thành mạn tính sẽ khó khăn hơn trong điều trị.
Thuốc nhuận tràng kiểu thẩm thấu:
Chúng có bản chất là những ion kim loại, những hợp chất vô cơ hay là những phân tử đường không tiêu hóa. Thuốc không được hấp thu vào máu mà tồn lưu trong phân theo phương thức nâng cao áp suất thẩm thấu trong phân. Dưới tác dụng này, thuốc có tác dụng kéo và giữ nước trong phân, làm phân mềm ra. Đại diện điển hình của nhóm thuốc này là các thuốc như manhe hydroxid, natri sulfat, natri phosphat là các thuốc có bản chất ion; Lactulose, sorbitol, polyethylene glycol là những thuốc có bản chất là phân tử đường không tiêu hóa. Trong nhóm này có sorbitol là thuốc hay được dùng trong thực tế.
Video đang HOT
Thuốc nhuận tràng kiểu kích thích: Những thuốc này có cấu tạo là những chất chiết xuất hoặc tổng hợp có tác dụng kích thích nhu động ruột qua đó làm tăng lưu chuyển phân như senna, bisacodyl, natri picosulfat.
Thuốc xổ: Đây là thuốc có bản chất là những thuốc dầu hay chất cao phân tử có ái lực mạnh với nước. Khi dùng những thuốc này có tác dụng làm cho hàm lượng dầu trơn trong phân được tăng lên hoặc là nồng độ chất béo trong phân tăng lên hoặc là nước trong phân nhiều lên… sẽ làm phân mềm ra như dầu khoáng, glycerin, macrogol…
Thuốc hoạt hóa kênh clo: Có chứa chất kích thích sự hoạt động của kênh clo (liên quan tới tiết dịch tiêu hóa) trên bề mặt ruột, làm tăng tiết dịch tiêu hóa, giúp cho phân có chứa nhiều nước từ dịch tiêu hóa nên rất dễ “đi”. Hiện tượng táo bón vì thế mà được giảm bớt. Đại diện điển hình là lubiprostone.
Những “trở ngại” do thuốc
Với nhóm thuốc nhẹ nhất như viên uống bổ sung chất xơ do chúng chỉ tồn tại trong lòng ruột không biến đổi và được đào thải ra ngoài nên chúng gần như ít gây tác hại. Và nó chỉ có tác hại duy nhất là dùng sai chỉ định. Ví dụ dùng trong trường hợp táo bón do u ruột thì nguy hiểm.
Đối với thuốc nhuận tràng kiểu thẩm thấu, tác hại lại do chính hoạt chất gây nên. Trên nguyên tắc những thuốc này (ví dụ như natri sulfat) không hấp thu trong cơ thể mà ở lại nguyên trong ruột để tạo ra áp lực thẩm thấu như kỳ vọng. Nhưng thực tế lại không giống lý thuyết. Một phần tương đối những chất này vẫn được hấp thu. Với người khỏe thì không sao nhưng với người có vấn đề về gan và thận thì người bệnh sẽ dễ bị nhiễm độc các chất này và bệnh tình trở lên trầm trọng.
Đối với các thuốc xổ và thuốc hoạt hóa kênh clo. Tác hại của những thuốc này không phải do tác dụng phụ gây ra mà lại nằm ở tác dụng chính. Do những thuốc làm kéo một lượng lớn nước và dịch tiêu hoá nên người bệnh dễ bị mất muối và điện giải. Cùng với đó là sự giảm hấp thu chất dinh dưỡng nên có thể hiệu quả dinh dưỡng không được như ý. Một số thuốc còn bị chỉ ra là những tác nhân gây quái thai. Cho nên việc sử dụng những thuốc này điều trị những trường hợp táo bón mạn tính cũng không thể dễ dãi.
Dùng thuốc như thế nào cho đúng?
Đứng trước những hiệu quả và nguy cơ như trên, chúng ta cần có sự lựa chọn đúng đắn. Không nên dùng thuốc chống táo bón kéo dài mà không có sự thẩm định của bác sĩ. Sự thẩm định sẽ giúp biết được tác dụng của thuốc đến đâu, đánh giá các biến chứng do thuốc gây ra (nếu có) và quyết định nên dùng tiếp tục thuốc đang uống hay chuyển sang thuốc khác.
Không nên dùng kéo dài thuốc xổ và thuốc hoạt hóa kênh clo. Những thuốc này do có sự tác động mạnh vào bộ máy tiêu hóa nên thực sự nó không đáp ứng được bảo đảm dinh dưỡng tốt cho người bệnh.
Việc dùng thuốc điều trị táo bón nên bắt đầu từ những thuốc nhẹ nhất như dùng viên uống bổ sung chất xơ và thuốc nhuận tràng kiểu thẩm thấu. Vì lý do chúng an toàn và ít tác dụng phụ hơn…
BS Yên Lâm Phúc
Theo Sức khỏe đời sống
Nhầm tưởng chuyển dạ là táo bón, người phụ nữ sinh con trong nhà tắm
Thời điểm cơn chuyển dạ đến, bà mẹ trẻ này lầm tưởng đó là hiện tượng táo bón và nhờ mẹ mình đi mua thuốc nhuận tràng, giảm đau.
Thông thường, sau vài lần sinh nở, phụ nữ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn tuy nhiên bà mẹ Sarah Bailey, 29 tuổi, ở Anh lại là một ngoại lệ. Trước đó, cô đã có con trai đầu lòng Rio, 11 tuổi. Gần 9 năm sau gia đình Sarah lại tiếp tục chào đón cặp song sinh Isabella và Tamiya. Song, khi mang thai đứa con thứ 4, bà mẹ trẻ 29 tuổi vẫn không hề hay biết.
Sarah Bailey, 29 tuổi và chồng, cùng 3 người con trước đó
Trong suốt nhiều tháng có bầu, Sarah không có những triệu chứng của thai kỳ. Do di chứng của lần sinh đẻ trước nên kinh nguyệt của Sara không đều đặn, ngoài ra, bà mẹ 29 tuổi không hề tăng cân hay nôn nghén.
Thời điểm chuyển dạ đến, bà mẹ trẻ này lầm tưởng đó là hiện tượng táo bón. Cô thậm chí còn nhờ mẹ mình đi mua thuốc nhuận tràng, giảm đau.
Nhưng bên cạnh việc đau bụng, Sarah bị ra máu rất nhiều. Mẹ cô, bà Pat, 60 tuổi, sau khi xem xét đã nhận ra sự thật về việc "táo bón" của con gái. Với sự trợ giúp của bà ngoại, cô bé Desirae đã chào đời ngay tại sàn phòng tắm, nặng 3,6kg.
Hiện tại, cô bé Desirae xinh xắn và rất khỏe mạnh
Về phía Sarah, cô vẫn chưa hết bất ngờ vì đã sinh ra đứa con mà bấy lâu không hay biết. Đáng nói, trong lúc mang thai cô vẫn đang sử dụng biện pháp tránh thai và thậm chí còn uống đồ có cồn và các chất kích thích.
Do thói quen sinh hoạt của mẹ trước đó, ngay khi ra đời cô bé Desirae đã không thể hô hấp bình thường nhưng ất may nhân viên y tế đã có mặt và cấp cứu kịp thời. Sau vài ngày hồi sức và theo dõi, Sarah cùng con gái trở về nhà, gia đình nay đã thêm một thành viên mà không ai ngờ tới.
An An (Dịch theo Mirror)
Theo vietnamnet
Cô gái thành đạt qua đời ở tuổi 33 chỉ vì chủ quan với chứng táo bón Cô gái trẻ thành đạt kết thúc cuộc đời ở tuổi 33 vì ung thư đại trực tràng nhưng sốc hơn cả là nguyên nhân gây bệnh lại đến từ loại thuốc cô thường xuyên sử dụng trị chứng táo bón. Những người trẻ tuổi có một sức khỏe tốt liệu có bị ung thư không? Câu trả lời là có, trong khi...