Làm cá lóc hấp bầu đơn giản thơm ngon, lạ miệng, đã thế lại còn cực tốt cho sức khỏe
Món cá lóc hấp bầu là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân Nam Bộ, không chỉ ngon mà còn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu
- Cá lóc: 1 con khoảng 500-800g.
- Bầu non: 1 quả (chọn quả dài và to hơn cá lóc sẽ đẹp hơn)
- Cà rốt, hành lá, gừng, hành tây, hành khô, ớt, ngò, đậu phộng
- Gia vị: nước tương, hạt nêm, tiêu, bột ngọt, đường, dầu ăn, bột năng,…
Hướng dẫn cách làm món cá hấp bầu đơn giản tại nhà
Sơ chế nguyên liệu
- Các lóc cạo sạch vảy, cắt bỏ vây, bỏ hết ruột và mang cá, làm sạch nhớt bằng cách chà xát chanh trên mình ca. Khía con cá thành những đường chéo.- Bầu non rửa sạch, giữ nguyên vỏ, chẻ đôi, bỏ ruột
- Hành tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Hành lá phần đầu hành cắt khúc, phần lá thái nhuyễn để làm mỡ hành.
Video đang HOT
- Gừng, ớt thái sợi mỏng, hành khô băm nhỏ- Đậu phộng cho chút muối vào rang chín, chà xát bỏ vỏ và giã dập.
- Cà rốt thái thành miếng mỏng
Cách làm món cá lóc hấp bầu đơn giản
- Ướp cá lóc với một thìa muối, 1/3 thìa hạt tiêu, 1 thìa dầu ăn và hành khô băm để khoảng 10 -15 phút cho cá ngấm gia vị.
- Cho cá lóc đã ướp gia vị vào trái bầu đã bỏ ruột. Sau đó xếp hành tây, cà rốt vào trên con cá và đậy nửa quả bầu còn lại. Cho tất cả vào nồi hấp khoảng 15 – 20 phút sao cho cá vừa chín tới, bầu còn giòn là ngon nhất.
- Trong khi hấp cá, bạn hãy chế biến nước sốt: Cho dầu ăn vào chảo nóng, xào gừng, hành lá và ớt, cho thêm vào 1 chén nước, nêm 3 muỗng nước tương, 2 muỗng đường, 1 muỗng muối và 1/2 muỗng hạt nêm đun sôi, thêm bột năng pha loãng vào cho sốt có độ sệt.
- Khi cá chín bày ra đĩa, rưới nước sốt và rắc đậu phộng, mỡ hành lên trên cá và thưởng thức.
Có thể bạn đã biết:
Cá lóc hay còn gọi là cá quả, có kích thước tương đối lớn so với các loại cá khác. Đặc điểm của cá lóc là có nhiểu thịt, ít xương, thịt ngon ngọt lại giàu chất dinh dưỡng.
Còn quả bầu, vốn là loại thực phẩm không quá xa lạ, lại còn tốt cho sức khỏe. Bầu có vị ngọt, tính lạnh, giàu vitamin , khoảng chất, lại ít calories, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa.
Bên cạnh đó, nó còn cung cấp đầy đủ lượng nước cơ thể cần, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn tình trạng tóc bạc sớm, giúp ngủ ngon hơn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cá ngừ khô: Món ăn đặc sản cứng như đá không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản
Cá ngừ khô, là một trong những nguyên liệu cơ bản của ẩm thực Nhật Bản. Không đẹp, không tươi và cứng như đá, nhưng đây là "chất phụ gia" làm nên hương vị đặc trưng của những món ăn Nhật Bản.
Quá trình làm cá đầy công phu
Nhật Bản vốn là một đảo quốc nên cá và các món ăn từ cá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ẩm thực nước này. Ngoài các món ăn từ cá sống như sushi, sashimi, người Nhật cũng tìm nhiều cách để chế biển, bảo quản cá được lâu nhằm tích trữ cho những khi thời tiết không thuận lợi.
Một trong những món cá nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản đó chính là Katsuobushi. Vấn đề ở chỗ nếu lần đầu tiên nhìn thấy món cá này, bạn sẽ phải giật mình vì nó chẳng giống cá tí nào. Hay nói đúng hơn bề ngoài Katsuobushi chẳng khác gì khúc gỗ, cứng đơ và không hề có hương thơm. Quy trình làm khô và xông khói cá ngừ tươi rất công phu, trải qua nửa năm để cho cá cứng như đá. Vì thế, katsuobushi còn được xem là thực phẩm cứng nhất thế giới.
Katsuo trong tiếng Nhật là cá ngừ vằn, nguyên liệu chính của katsuobushi. Katsuo trong tiếng Nhật được lấy từ tên Latin của loài cá Katsuwonus Pelamis. Mỗi vùng miền ở Nhật lại có một biến thể riêng của cách chế biến và sử dụng katsuobushi. Ngày nay, cách chế biến cá ngừ khô đã giản lược hơn nhưng giá trị của món ăn vẫn còn tồn tại và danh tiếng được lan truyền rộng rãi hơn. Hiện tại chỉ còn một lượng nhỏ katsuobushi được chế biến theo đúng quy trình truyền thống.
Theo đó, cá được làm sạch, cắt thành bốn miếng phi lê, đem luộc nhỏ lửa trong vài giờ, sau đó tách hết xương. Mỗi miếng phi lê được tẩm bột cá sao cho khít các lỗ hổng do rút xương, để bề mặt mịn hơn, trước khi đem hun khói trong một tháng.
Tiếp đến, cá được cạo bỏ lớp ngoài cùng, phun mốc kji (loại mốc thường có trong quá trình làm rượu sake của Nhật Bản). Trong quá trình lên mốc, mốc sẽ liên tục được cạo bỏ đi cho đến khi mốc ngừng phát triển. Cách làm này khá tương tự như cách làm các món lên men khác như tương bần, rượu sake hay đậu hũ thối chẳng hạn.
Người thợ sẽ phun xịt vi nấm Aspergillus glaucus lên từng miếng cá và để chúng tự nuôi dưỡng men vi sinh trong phòng kín có điều kiện thích hợp. Mốc sẽ liên tục được cạo bỏ đi cho đến khi chúng ngừng phát triển, cá đến bước này sẽ trở nên cứng và khô như thanh gỗ.
Quá trình này thường kéo dài từ vài tháng cho đến cả năm, cho đến khi miếng cá trông như một thanh gỗ và khối lượng chỉ còn khoảng 1/5 so với ban đầu. Cuối cùng, thành phẩm cá ngừ tươi sẽ cứng như khúc gỗ. Cầm gõ vào nhau nghe lạch cạch không khác gì gõ hai thanh củi khô vào nhau cả. Có những loại cá bào đặc biệt tổng thời gian cho đến lúc thành phẩm có thể hơn hai năm.
Được sử dụng trong nhiều món ăn
Do cá ngừ khô katsuobushi rất cứng, nên nó từng đạt được kỷ lục Guinness với danh hiệu "món ăn cứng nhất thế giới, do vậy nguyên liệu này chỉ thường dùng dưới dạng đã bào mỏng như giấy. Khi thưởng thức món này thì phải cần đến hộp bào gỗ kezuriki, có lưỡi dao sắc trên nắp, ngăn kéo hứng dăm cá bào phía dưới.
Khúc cá thành phẩm màu đen trông xấu xí, không có gì hấp dẫn. Thế nhưng khi dùng dụng cụ chuyên dụng bào thành lát mỏng như tờ giấy, sẽ có màu hồng nhạt đẹp mắt, làm nguyên liệu nấu nhiều món ăn Nhật Bản. Vị katsuobushi mặn, thoảng chút hương cá, tương tự như món snack nên bạn có thể ăn không. Còn trước đây, món cá ngừu được dùng ăn kèm cơm trắng và tàu hũ ướp lạnh. Sau này mới trở nên phổ biến hơn.
Cũng chính vì quá trình làm cầu kỳ nên ngày nay rất ít cá ngừ được chế biến theo cách truyền thống như trên. Giờ đây thực phẩm này đã được hiện đại hóa quy trình sản xuất, để rút ngắn công đoạn và cho ra nhiều thành phẩm hơn thì người ta sản xuất loại cá khô arabushi (loại cá chỉ trải qua quá trình hun khói trong một tháng mà không cần lên mốc).
Cũng giống như phô mai và rượu vang, cá khô càng trải qua giai đoạn chế biến lâu dài thì càng giữ được hương vị độc đáo, thế nên karebushi (cá khô lên mốc và phơi khô hơn 2 lần) hay honkarebushi (cá khô lên mốc và phơi khô gần 2 năm) thường có giá rất cao và cực kỳ được người Nhật ưa chuộng.
Trên các sàn thương mại thế giới, một thanh Katsuobushi 200gram có giá khoảng gần 20 đô la Mỹ, tương đương gần 500 ngàn đồng. Nhưng thông thường khi mua cá ngừ khô, chúng ta chỉ thấy chúng được bán dưới dạng đã bào sẵn, trước đó tất cả dân Nhật đều phải tự bào cá khô để sử dụng tại nhà mỗi ngày. Đây cũng là sự phát triển để phù hợp với điều kiện hiện đại.
Loại cá bào nhỏ, mỏng hơn, gọi là hanakatsuo được dùng để thêm hương vị và rắc lên bề mặt nhiều món ăn Nhật Bản. Loại cá bào lớn hơn, dày hơn, gọi là kezurikatsuo được dùng để làm loại nước dùng dashi. Tuy vậy, người Nhật vẫn đang bảo tồn phương pháp sản xuất truyền thống bên cạnh những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại.
Nếu là người yêu ẩm thực Nhật, bạn thực sự đã ăn món cá này rất nhiều. Đây là nguyên liệu cơ bản trong ẩm thực xứ sở mặt trời mọc, xuất hiện trong nhiều món ăn khác nhau, phổ biến nhất là đậu phụ hiyayakko, món xào, bánh xèo okonomiyaki, hay bạch tuộc viên takoyaki. Đây cũng là nguyên liệu rất quan trọng khi nấu nước dùng dashi của súp miso, soba, mì udon, trứng hấp chawanmushi...cho vị đặc trưng.
Lý do katsuobushi được yêu thích và phổ biến ở Nhật chính là mốc kji (hay men vi sinh) tạo nên hương vị của nó. Mốc hút ẩm làm cá nhanh khô hơn, ngoài ra mốc phân hủy chất béo trong cá thành acid béo hòa tan, quá trình này làm tăng vị ngon, mùi thơm cho cá.
Vị ngọt của thanh cá ngừ bào Katsuobushi xuất phát từ hàm lượng axit inosinic cao trong cá. Thanh cá ngừ Katsuobushi chứa nhiều vitamin B12, niacin, sắt, rất tốt cho sức khỏe. Có tác ngăn ngừa cao huyết áp, tăng cường chức năng của gan và giúp giảm các bệnh liên quan đến tim. Đây là một trong những thành phần chính góp phần làm nên tuổi thọ đáng kinh ngạc của người Nhật. Thậm chí, nhiều người coi nó là bí quyết trường thọ.
Hiện nay, nếu mua katsuobushi bạn chỉ được thấy chúng dưới dạng đã bào mỏng đóng túi. Nhưng trước thế kỷ 20, người Nhật phải tự bào katsuobushi tại nhà để dùng mỗi ngày. Thành lập từ năm 1916, Akiyama Shouten là cửa hàng đầu tiên bán katsuobushi ở dạng bào thành dăm nhỏ. Ngày nay, bạn vẫn có thể tìm đến cửa hàng này trong chợ cá Tsuskiji. Ngoài ra, nhà máy làm katsuobushi nổi tiếng ở Shizuoka, thành phố chiếm 90% sản lượng trên toàn quốc, sản xuất 70-75 tấn/tháng (tương đương 900 tấn/năm).
Khi du lịch Nhật Bản bạn có thể dễ dàng nếm thử hương vị đặc trưng của món cá ngừ bào sợi trong mọi quán ăn từ bình dân tới cao cấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua món ăn tự hào của người Nhật về làm quà cho người thân và bạn bè. Mùi vị đặc trưng của món ăn hấp dẫn này chắc chắn sẽ làm bạn chẳng quên những ngày khám phá xứ sở hoa anh đào.
Đặc sản thịt bọc đòn tre, nướng trên than suốt 4 tiếng ở ngôi làng cổ Cứ 2 giờ đêm, gia đình ông Lương (làng cổ Đường Lâm, Hà Nội) lại dậy nhóm lò quay thịt, những tảng thịt 3 chỉ được bọc vào đòn tre và quay trên than trong 4 tiếng. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng với hình ảnh ngôi làng cổ thanh bình. Nơi đây không chỉ còn giữ...