Lãi suất thấp, có dễ vay mua nhà?
Lãi suất vay mua nhà đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng tìm được nhà đất vừa túi tiền hoặc có đầy đủ giấy tờ pháp lý để mua lại không dễ
“Chị ơi, có khách nào cần vay giới thiệu giúp em. Lãi suất cho vay bên em tốt lắm, chỉ 7%/năm trong thời gian đầu, là mức thấp chưa từng có. Thủ tục vay lại dễ. Dịp cuối năm, ngân hàng (NH) em đang chạy chỉ tiêu tín dụng nhưng chưa khi nào thấy khách vay hiếm như vậy” – Minh Anh, chuyên viên tín dụng của một NH thương mại, liên tục nhắn tin chào mời người quen, bạn bè về các gói vay tiêu dùng, mua nhà dịp cuối năm.
Năn nỉ khách vay
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động , thời điểm này, nhân viên tín dụng của một số NH thương mại đang chạy nước rút tìm kiếm khách vay mua nhà để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Chị Thanh Thùy (ngụ phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) làm kinh doanh và từng mua bất động sản đầu tư nên rất quen mặt nhân viên tín dụng. Gần đây, chị liên tục được chào mời vay vốn mua nhà đất với lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, vì làm ăn khó khăn nên chị phải tìm đủ mọi cớ để từ chối khéo.
Không chỉ chào mời các gói vay mới, với những khách hàng đang có khoản vay mua nhà, đất tại các NH thương mại cũng được “chăm sóc” rất kỹ. Nhân viên tín dụng thậm chí năn nỉ khách đừng vội trả nợ trước hạn để giữ doanh số. Anh Phạm Văn Tính (nhà quận Bình Thạnh, TP HCM) kể cách đây 4 tháng, anh đã vay của một NH thương mại quốc doanh hơn 3 tỉ đồng để mua bất động sản, khi thu xếp được tiền, anh liên hệ NH để trả nợ trước hạn, chấp nhận đóng phí phạt nhưng nhân viên đề nghị anh kéo dài khoản vay tới cuối năm để họ đạt doanh số, chỉ tiêu cho vay.
Lãnh đạo nhiều NH thương mại nhìn nhận dù lãi vay mua nhà đã giảm xuống thấp trong nhiều năm, NH rất cần người vay nhưng việc đẩy vốn là không dễ. Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Nam Á ( Nam A Bank), phân tích tín dụng tiêu dùng giai đoạn dịch Covid-19 chưa phục hồi hẳn và hiện các NH đang đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để kích cầu. Mức lãi vay khoảng từ 9,5%-11%/năm được đánh giá là phù hợp thời điểm này nhưng quan trọng là người vay có tìm được dự án căn hộ, nhà đất và có khả năng tài chính hay không.
Khách hàng tìm hiểu một dự án căn hộ ở quận 2, TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Thiếu hàng, vướng thủ tục
Hiện lãi suất vay đang ở mức thấp kỷ lục, NH thanh khoản dồi dào, thậm chí dư vốn khi huy động tăng trưởng cao hơn tín dụng. Tuy nhiên, nhiều người mua nhà, đất không tìm được sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả do giá cao hoặc nhà không đủ hồ sơ pháp lý. Ngoài ra, dịch Covid-19 ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập, khả năng tài chính của khách hàng.
“Tôi có người quen giới thiệu mua căn hộ ở quận 2 giá chỉ tầm 2,7 tỉ đồng. Tôi muốn mua nhưng mới có khoảng 1,5 tỉ đồng, định vay thêm NH và thế chấp bằng chính căn nhà định mua. Nhưng khi thỏa thuận giá cả xong, tôi hỏi NH mới biết dự án căn hộ này chưa có sổ nên không vay được” – chị Hòa (nhân viên marketing làm việc tại quận 3, TP HCM) nói.
Anh Nguyễn Tấn Nghĩa (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) đang tìm hiểu dự án đất nền tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá tầm 1,5 tỉ đồng/lô diện tích 100 m 2 . Thấy giá cả hợp lý, anh định vay thêm NH mua để dành nhưng khi hỏi lại chủ đầu tư mới biết NH không đồng ý dùng hợp đồng mua bán để thế chấp vì dự án không đủ điều kiện pháp lý.
Tổng giám đốc một công ty môi giới bất động sản lý giải thực tế các NH chỉ áp dụng ký hợp đồng bảo lãnh, cho vay với những dự án đất nền có đầy đủ hồ sơ pháp lý, có giấy phép bán hàng. Một số trường hợp NH còn yêu cầu chủ đầu tư thi công các tiện ích như công viên, trường học, nếu dự án có quy hoạch phần đó xong mới cho vay. Chính vì vậy, không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của NH và khách hàng cũng mất cơ hội vay vốn lãi suất thấp để mua đất…
Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc NH TMCP Bản Việt, đánh giá cho vay bất động sản là một phân khúc ít rủi ro khi người vay thế chấp bằng chính tài sản nhà đất đó nên được nhiều NH đẩy mạnh khi muốn thúc tăng trưởng tín dụng dịp cuối năm. Tuy nhiên, NH phải phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của thị trường và người vay, bởi sau dịch Covid-19, nhiều người không đủ khả năng tài chính…
Một trong những nguyên nhân khác khiến việc vay mua nhà không dễ là tình trạng thiếu nguồn cung nhà đất vài năm qua. Thị trường bất động sản ở TP HCM trong khoảng 2 năm nay thiếu vắng nguồn cung, số lượng dự án mới được triển khai rất ít, nhất là dự án bình dân, trung cấp… khiến những người có nhu cầu mua nhà để ở thật không có nhiều sự lựa chọn.
Báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản quý III/2020 cho thấy số lượng các dự án phát triển nhà ở thương mại được cấp phép trên cả nước giảm khoảng 9,3% so với quý trước. Riêng ở miền Nam, chỉ có 46 dự án với 12.314 căn hộ được cấp phép, giảm mạnh so với quý trước.
Video đang HOT
Bộ Xây dựng nhận định do khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở của người dân rất cao khiến giá căn hộ tại TP HCM tăng vọt, bất chấp đại dịch Covid-19. Theo đó, giá căn hộ chung cư ở TP trong quý III tăng khoảng 0,35% so với quý trước, nhất là căn hộ bình dân khi tăng tới 0,85%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,72%.
Theo các chuyên gia, thu nhập của một bộ phận người dân sụt giảm do tác động từ đại dịch, nguồn cung nhà ở khan hiếm nên dù lãi suất vay thấp, nhiều người cũng không dễ vay vốn để mua nhà.
Rủi ro khi mua nhà đất thiếu pháp lý
Thời gian qua, do không đủ tài chính để mua bất động sản có đầy đủ pháp lý hoặc không vay được NH nên nhiều người có thu nhập trung bình đã chấp nhận mua đất vùng ven, trả góp theo tiến độ dự án. Việc này đã khiến không ít người bị lừa vì dự án ma, dự án nằm trên giấy nhiều năm hoặc dự án mua xong không có dân cư vào ở…
Ngân hàng tuần qua: Eximbank tổ chức ĐHCĐ lần 3, NHNN bơm lượng tiền 'khủng' ra thị trường
19 ngân hàng "sạch" nợ xấu tại VAMC; Ngân hàng Nhà nước bơm lượng tiền "khủng" ra thị trường; Eximbank tiếp tục tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) lần thứ 3; tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn; doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 2 tháng... là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm thống đốc NHNN cho bà Nguyễn Thị Hồng
Chiều 16/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng.
Giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc và ngành ngân hàng, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, cần kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, trong đó phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát từ mức trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
Thứ ba là cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong nhiệm vụ thứ năm, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng không ngừng hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả; đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần giảm chi phí, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
19 ngân hàng "sạch" nợ xấu tại VAMC
Cùng với Vietinbank, 18 ngân hàng khác "sạch" nợ tại VAMC là Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeABank, Techcombank, OCB, VPBank, KienLongBank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital Bank, MSB và VietBank.
Trong đó, VietinBank, BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank, VietBank "sạch" nợ xấu tại VAMC trong năm nay. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng này, bởi cuối năm 2019, một số nhà băng vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Hiện nay, nhiều ngân hàng khác cũng đặt mục tiêu tất toán toàn bộ trái phiếu của VAMC như ABBank, Sacombank, Eximbank... trong năm 2020.
Việc sớm xử lý được toàn bộ nợ xấu VAMC cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà băng trong thời gian tới khi nợ xấu nội bảng có chiều hướng gia tăng do tác động của Covid-19. Bởi nếu vẫn để nợ xấu tại VAMC, định kỳ mỗi năm, các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt đối với kỳ hạn 5 năm và 10% đối với kỳ hạn 10 năm. Áp lực trích lập này là không nhỏ đối với những ngân hàng đang có lợi nhuận khiêm tốn.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bơm ròng 1,1 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) và không có hoạt động nào trên kênh tín phiếu.
Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường.
Nhờ vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng theo đó vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,25%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong khi đó, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
"Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dồi dào dù đã bước vào mùa cao điểm cuối năm và chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tiếp tục đi ngang", chuyên gia của SSI nhận định.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tiếp tục duy trì ở trạng thái dư thừa, một phần do tăng trưởng tín dụng thấp (tính tới ngày 26/10/2020 chỉ tăng 6,15% so với đầu năm), do đó lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1%/năm) trong hai tháng cuối cùng của năm 2020.
Lãi suất huy động đã chạm đáy?
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng thêm 0,1 - 0,2%/năm so với cuối tháng 10. Cụ thể, lãi suất huy động 1 tháng còn 2,5 - 3,1%/năm, 3 tháng từ 2,7 - 3,3%/năm, 6 tháng từ 4 - 4,8%/năm, 12 tháng từ 4,3 - 5,3%/năm...
Lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn của Techcombank ở mức 0,1%/năm. Lãi suất huy động của Vietcombank ở mức thấp tiếp theo khi kỳ hạn 1 tháng là 3,1%/năm, 3 tháng 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,8%/năm...
Các ngân hàng khác có mức lãi suất huy động tiết kiệm dao động từ 3,3 - 4%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng; 4,4 - 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6 - 7 %/năm.
Riêng lãi suất giao dịch của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng từ nhiều tháng trở lại đây đang ở mức rất thấp, có kỳ hạn gần 0%/năm. Chẳng hạn, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 12.11 kỳ hạn qua đêm ở 0,11%/năm, 1 tuần 0,21%/năm, 2 tuần 0,19%/năm, 1 tháng 0,57%/năm, 3 tháng còn 1,67%/năm, 6 tháng còn 1,543%/năm.
So với lãi suất huy động tiết kiệm, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng hiện nay đang còn một nửa đến 1/3 tùy theo thời hạn.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua việc tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên lần 3 vào tháng 12 tới đây sau khi phải hoãn lại vào giữa tháng 8 vừa qua vì dịch Covid-19.
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên nhưng bất thành. Phiên họp đầu tiên vào cuối tháng 6 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số phần có quyền biểu quyết.
Tương tự tại phiên họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 tổ chức vào cuối tháng 7, tổng số cổ đông tham dự đại diện cho hơn 523 triệu cổ phần, chiếm 42,57% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, theo điều lệ của Eximbank, số cố đông có mặt tại phiên họp ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 phải đại diện cho tối thiểu 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây nhấn mạnh nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý III/2020 của ngân hàng cũng như triển vọng quý IV và cả năm 2020.
Điều đáng chú ý đầu tiên là tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng tốt hơn các ngân hàng quốc doanh.
Thống kê đối với 13 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI cho thấy dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 1,1% trong quý III và 3,4% lũy kế 9 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức tăng dư nợ tới 5,3% trong quý III và 12,9% lũy kế 9 tháng.
Điểm đáng chú ý thứ hai là một số lượng đáng kể ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
Thống kê của SSI cho thấy tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đã tăng thêm khoảng 43.500 tỷ đồng trong quý III/2020, lên 207.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng lên đến 69,5%, trong đó tăng mạnh nhất ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.
Điểm đáng chú ý thứ ba là chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh. Chi phí vốn đã giảm 0,24 điểm% trong quý III/2020, lũy kế giảm 0,37 điểm% trong 9 tháng.
SSI cũng nhấn mạnh các khoản tiền gửi lãi suất cao đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm% trong tháng 10. Do vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong những quý tới.
Doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ vào ngân hàng chỉ trong vòng 2 tháng
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy riêng trong tháng 9/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 155.500 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng trên 14.600 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 140.900 tỷ đồng.
Tổng hợp hai tháng 8 và 9, các tổ chức kinh tế đã gửi ròng tới hơn 236.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,77% lên 5,1 triệu tỷ đồng, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 10,39% lên trên 4,37 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 9 tháng.
Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,08% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng cao hơn đáng kể với 7,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,48 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,69 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi Hàng loạt ngân hàng thương mại thay đổi biểu lãi suất huy động trong tháng 11, theo hướng giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn. Xu hướng giảm lãi suất tiền gửi tiếp tục diễn ra ở nhiều ngân hàng, khi biểu lãi suất huy động vừa có sự thay đổi ở các kỳ hạn. Trong biểu lãi suất tiền gửi mới nhất, Vietcombank...