Lại là loạt ảnh chứng minh Nhật Bản như “xứ sở diệu kỳ” giữa đời thường, sao cái gì cũng sáng chế ra được vậy?
Gọi Nhật Bản là “xứ sở diệu kỳ” vì quốc gia này ẩn chứa quá nhiều điều độc lạ.
Khỏi cần nói nhiều chắc dân mạng Việt Nam cũng biết hàng loạt danh xưng được gán cho nước Nhật, nào là “quốc gia ngoài hành tinh”, “đất nước đến từ tương lai”, “vùng đất của năm 3021″… Sở dĩ gọi vậy là vì ở đây đúng là có lắm thứ độc lạ, chỉ khi đặt chân tới du lịch bạn mới có thể khám phá hết.
Hôm nay, hãy cùng tiếp tục “lác mắt” với những khoảnh khắc chỉ có thể xuất hiện tại xứ sở mặt trời mọc bạn nhé!
Bữa trưa tại một bệnh viện phụ sản ở Nhật Bản, trông thịnh soạn chẳng kém gì nhà hàng 5 sao.
Cảm giác sẽ ra sao nếu được đi toilet giữa một thuỷ cung như thế này? Được biết, địa điểm này toạ lạc tại một quán cafe nổi tiếng ở Nhật Bản.
Nếu thấy toilet phía trên vẫn chưa “đã cái nư”, sao không thử trải nghiệm bồn tiểu trên không trung này?
Những ai là fan của Coca-Cola nhưng lại sợ béo thì có thể uống chai không calo này, nhưng nó chỉ được bán ở Nhật thôi!
Video đang HOT
Theo nhiều số liệu thì cứ 35 người dân ở Nhật sẽ có riêng 1 máy bán hàng tự động. Và họ bán đủ thứ món trên đời, từ chuối đến nước dùng chiết xuất từ cá đều có đủ.
Cho những ai chưa biết thì căn phòng này được đặt ở nhiều địa điểm công cộng. Bạn có thể chui vào đó để làm việc tách biệt với thế giới.
Người Nhật rất chú trọng đến toilet thì phải? Trong một WC nọ, có thể thấy họ còn trang bị rất nhiều kích cỡ giấy vệ sinh đặt ở các vị trí khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn.
Tủ đựng đồ trong một viện bảo tàng ở Nhật được thiết kế lấy cảm hứng từ… bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Trông vừa độc đáo lại còn giúp những người “não cá vàng” đỡ nhầm lẫn.
Tại một khu trượt tuyết, người ta lắp cả máy làm khô găng tay siêu tốc nữa này!
Cách thiết kế chiếc “nhiệt kế khổng lồ” trên toà nhà cho phép người đi đường biết được nhiệt độ hiện tại.
Nhắc tới Nhật Bản là phải nghĩ ngay đến những hòn đảo được xem là “thánh địa” của nhiều loài vật dễ thương, như đảo nai Miyajima, đảo thỏ Okunoshima hay đảo mèo Aoshima nổi tiếng…
Ăn kem dát vàng được bán ở lề đường, trải nghiệm chỉ có tại Nhật Bản.
Thành phố Nhật Bản ứng dụng bài học sóng thần trong chương trình tiêm chủng
Bài học xử lý khủng hoảng từ thảm họa kép cách đây 10 năm đã giúp Soma trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả Nhật Bản về tốc độ tiêm chủng.
Một phòng tập thể dục trở thành trung tâm tiêm chủng cho người cao tuổi ở Soma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 9/6. Ảnh: Reuters.
Ông Tamio Hayashi (77 tuổi) chưa bao giờ nghĩ mình có thể lên Internet và đăng ký cho bản thân một suất tiêm vaccine ngừa COVID-19. Không thông thạo công nghệ, ông cho rằng đăng ký tiêm vaccine qua Internet là một việc không phải giành cho mình.
May mắn thay, giới chức thành phố Soma, nơi ông đang sống - một thành phố nhỏ nằm cách thủ đô Tokyo 240 km về phía Bắc, đã giúp ông cũng như những người cao tuổi khác của địa phương dễ dàng tiếp cận với vaccine.
"Điều này thật tuyệt vời. Bạn chỉ cần nhận được thông báo yêu cầu đến vào ngày hẹn", Hayashi cho biết ông và vợ đã hoàn thành mũi tiêm thứ hai tại một trung tâm thể thao ở địa phương.
Soma - thành phố nhỏ từng bị tàn phá nặng nề do trận động đất và sóng thần xảy ra vào năm 2011 - đã vượt lên dẫn đầu gần như trên cả nước về tiêm chủng nhờ những bài học rút ra từ thảm họa kép cách đây 10 năm.
Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, Nhật Bản hiện bị bỏ xa về tỷ lệ tiêm chủng trong các nền kinh tế phát triển, với 12% dân số nhận được ít nhất một liều vaccine. Trong khi đó, tỷ lệ tại Pháp là 42% và Canada là 63%.
Phương pháp tiếp cận linh hoạt của chính quyền thành phố Soma đã xóa bỏ những rắc rối do hệ thống đặt chỗ mà nhiều địa phương trên khắp Nhật Bản đang mắc phải. Tính đến thời điểm hiện tại, Soma đã tiêm cho 84% người cao tuổi trong địa phương, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 28% trên toàn quốc. Chính quyền thành phố cũng đã bắt đầu tiêm cho người trẻ và hướng đến đối tượng 16 tuổi vào cuối tháng 7 - ngay trước thềm diễn ra Olympic Tokyo.
Góp phần thành công vào chương trình tiêm chủng của Soma là nhờ dân số nhỏ với 35.000 người. Điều này giúp cho đội ngũ y tế tiếp cận với người dân ở thành phố ven biển Thái Bình Dương thuộc tỉnh Fukushima dễ dàng hơn so với các khu đô thị khổng lồ.
Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những bài học đau lòng trong thảm họa sóng thần cướp đi sinh mạng của 450 người trong thành phố đã khiến cho nơi đây trở thành một trong những điểm dẫn đầu cả nước về tiêm chủng.
Thảm họa kép đã dạy cho chính quyền thành phố Soma tầm quan trọng của việc vạch ra và truyền đạt các kế hoạch rõ ràng, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia y tế địa phương, tập trung những người có nguy cơ nhất và không ngồi chờ kế hoạch từ trung ương.
"Tôi không biết liệu chúng tôi có thể làm được điều này hay không nếu không xảy ra thảm họa động đất xưa kia. Nhưng chương trình tiêm chủng này là kết quả từ sự phối hợp giữa kinh nghiệm của chính quyền thành phố và người dân trong 10 năm qua", Phó Thị trưởng Katsuhiro Abe nói.
Rút ra những bài học năm 2011, các nhà lãnh đạo và đội ngũ y tế của Soma đã bắt đầu soạn thảo kế hoạch và tiến hành các đợt diễn tập tiêm chủng từ tháng 12 năm ngoái, vài tháng trước khi vaccine ngừa COVID-19 chính thức được phê duyệt tại Nhật Bản.
Thành phố thành lập các trung tâm tiêm chủng tập trung, bảo đảm nhân lực y tế. Cư dân được gọi theo khối phố, không cần đặt chỗ trước và thành phố điều động xe buýt đến đón những người không thể tự đi lại.
Abe - một người dân Soma - cho biết sau thảm họa kép cách đây 10 năm, những người hàng xóm biết cách quan tâm lẫn nhau trong khi các quan chức thành phố đã quen với việc chuyển từ công việc văn phòng sang xử lý khủng hoảng.
Người dân thành phố được nhanh chóng đưa đến các khu vực chờ đợi và kiểm tra, sau đó đến một khu vực được phân vùng để tiêm vaccine.
"Chiến lược cần được điều chỉnh phù hợp với từng văn hóa và bối cảnh địa phương. Đó là một cuộc chiến", Kenji Shibuya - người đã xin từ chức giám đốc Viện Sức khỏe Dân số thuộc Đại học Kings College London vào mùa xuân năm nay để đến Soma giúp đẩy mạnh chương trình tiêm chủng.
Ông cho biết cách tốt nhất mà chính phủ có thể làm là cung cấp ổn định nguồn vaccine và vật tư cho các thành phố, trong khi hãy để chính quyền địa phương làm nốt phần việc còn lại.
Brazil cấp phép sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi Ngày 11/6, Cơ quan Quản lý y tế liên bang Brazil (Anvisa) cho biết đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi. Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định này được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở bên ngoài Brazil cho thấy vaccine...