Lại chuyện dở khóc dở cười khi mua hàng online: Từ Jumpsuit vàng quý phái thành bộ đồ thợ lặn nhăn nhúm xấu xí
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” chắc chắn là câu nói cửa miệng khi nhắc đến những câu chuyện bi đát xung quanh việc mua hàng online. Nhiều chị em phụ nữ dù đã biết khi mua bán online nếu không cẩn thận rất dễ mua phải “hàng dỏm” nhưng vẫn nghiện mãi không chừa
Xã hội hiện đại khiến con người ngày càng bận rộn. Nhiều khi không thể chăm sóc chu đáo cho chính bản thân mình. Vì thế việc mua hàng online trở thành một hình thức mua sắm tiện lợi, nhanh chóng để có thể “rinh” về những sản phẩm mình ưng ý mà không mất công ra shop chọn đồ. Nhưng việc liệu có thật đó là món hàng ưng ý hay không thì lại vô cùng rủi ro. Nhiều trường hợp khi mua hàng nhìn đẹp đẽ bao nhiêu thì đến lúc nhận hàng lại nhanh chóng phải thất vọng vì mặt hàng xấu xí, kém chất lượng bấy nhiêu.
Mới đây, dân mạng lại được dịp xôn xao khi một cô gái rơi vào trường hợp như vậy. Cô gái kể rằng mình có đặt mua bộ đồ Jumpsuit màu vàng trên mạng vì quá ưng mẫu mã và kiểu dáng sang chảnh. Nhưng rồi đến khi nhận được sản ph ẩm thực, cô chỉ biết lên mạng để “tỏ nỗi lòng mình” vì “hỡi ôi” sang chảnh, quý phái đâu chẳng thấy, chỉ thấy một bộ đồ nhăn nhúm, xấu xí, bó sát hết cả người.
Hình ảnh được đăng tải trên một trang fanpage lớn dành cho giới trẻ ngay lập tức thu hút nhiều sự chú ý. Chính người đăng bài viết này có lẽ cũng cảm thấy “cười không ra nước mắt” nên mới đính kèm dòng caption: “Thiếu cái bình oxy với đôi chân vịt nữa là đủ đi hành nghề thợ lặn chuyên nghiệp. Ngừng uống trà sữa và kêu thêm đồ ăn để tránh tình trạng như em nha mấy chị”
(Ảnh chụp màn hình)
Cô gái trong bức hình dù có thừa nhận rằng dáng người mình có phần đậm đà hơn so với người mẫu mặc quảng cáo. Tuy vậy, chưa cần bàn đến chuyện cân nặng hay dáng người không phù hợp với bộ đồ đi chăng nữa, ai cũng có thể thấy rằng, chất vải của hai bộ đồ hoàn toàn khác nhau. Người ta thường nói rằng “ Người đẹp vì lụa”, vậy nếu phải mặc một bộ đồ khác một trời một vực theo nghĩa tiêu cực với bộ mẫu mình đặt mua, chắc chắn không ai là không cảm thấy buồn bã, tức giận vì bị lừa bịp như vậy.
Bộ Jumpsuit vàng quý phái, sang chảnh trên quảng cáo online
Và món đồ thật khi khách nhận được, đúng là “sang chảnh” quá đi
Thêm vài phụ kiện nữa là không khác gì thợ lặn chuyên nghiệp rồi
Video đang HOT
“Vậy mới nói, muốn mua được hàng ưng ý thì tốt nhất nên ra cửa hàng để lựa và mặc thử chứ đặt hàng online như vậy cũng hên xui lắm, tiền thì mất mà đồ lại không mặc được”, bạn Thùy Lâm bình luận
Bạn Hoàng Trang còn gay gắt hơn: “Mình đã từng mua đồ online một lần và chắc chắn sẽ cạch tới già”
Hàng có thể là giả nhưng tiền mình đặt mua thì luôn luôn là thật. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng khi mua hàng online các bạn nhé.
Theo saostar.vn
Để không mắc bẫy lừa đảo mua hàng online, hãy bỏ túi ngay những bí quyết sau
Hãy bỏ túi những bí quyết mua hàng Online sau để giảm thiểu rủi ro lớn nhất cho mình nếu giao dịch qua Internet nhé!
Luôn chọn website mua bán tin cậy
Vẫn là một thói quen nữa mà vẫn luôn phải nhắc đi nhắc lại mỗi dịp mua sắm: Luôn luôn ưu tiên những cửa hàng, địa chỉ online đã có uy tín hoặc từng quen biết, mua hàng từ trước.
Sẽ là một nỗi ngớ ngẩn hết sức nếu bạn bỏ ngoài tai mọi lời cảnh báo mà chạy theo một lời mời mọc giảm giá hơn chút từ một nơi nào khác. Có thể chưa rủi ro đến nỗi bị lừa, nhưng biết đâu được chất lượng hàng khi nhận không như ý, để rồi rơi vào tình cảnh "treo đầu dê, bán thịt chó", ảnh trên mạng và ngoài đời khác xa nhau, hay thậm chí là hàng giả, hàng nhái kém chất lượng?
Tìm hiểu thông tin sản phẩm thật kỹ
Một nhược điểm của việc mua hàng qua mạng là người mua không thể cầm, nắm sản phẩm chính vì thế trước khi quyết định mua bạn phải xem thông tin sản phẩm do người bán cung cấp thật kỹ lưỡng, hãy để ý dù là những chi tiết nhỏ nhất.
Nếu bạn cảm thấy những thông tin trên website chưa đủ với mình, bạn có thể gọi điện trực tiếp cho nhân viên bán hàng để tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến sản phẩm có thể chưa cập nhật trên mạng.
Bạn chỉ nên mua hàng khi thực sự cảm thấy hài lòng với những thông tin có được và sản phẩm đó phù hợp với mình. Một điều bạn cần chú ý là khi các sản phẩm đó có các chương trình khuyến mãi, bạn cũng nên cân nhắc bởi nguy cơ mua hàng kém chất lượng, đừng ham rẻ mà mua nhiều.
Trước khi quyết định mua hàng bạn phải lưu ý thêm về những chi phí phát sinh chẳng hạn như chi phí giao hàng.Vì có nhiều trường hợp, mua hàng có giá cực kì rẻ nhưng phí giao hàng gần bằng giá trị của sản phẩm đó. Hãy kiểm tra kĩ hoặc bạn hãy nhấc máy lên và điện thoại hỏi ngay khi bạn chưa rõ về những chi phí này.
Chọn phương thức thanh toán
Có rất nhiều cách để người mua hàng có thể thanh toán số tiền mình phải trả cho người bán. Thứ nhất là thanh toán trực tiếp cho người giao hàng ngay sau khi nhận được hàng hóa, cách này goi là "tiền trao cháo múc", bạn hoàn toàn yên tâm với phương thức thanh toán này.
Thứ hai, thanh toán qua thẻ, việc thanh toán qua thẻ đang ngày càng được nhiều người sử dụng bởi tính an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, nhưng phương thức này đòi hỏi người mua phải thanh toán trước sau đó mới nhận được hàng vì vậy để đề phòng rủi ro khi chuyển tiền bạn nên giữ lại hóa đơn.
Trả tiền bằng thẻ tín dụng
Nếu không có lựa chọn trả tiền khi giao hàng tận nơi mà phải đặt cọc trước một phần (hoặc toàn bộ) thì hãy sử dụng thẻ tín dụng thay vì thẻ ghi nợ.
Thẻ ghi nợ nói nôm na là thẻ ngân hàng thông dụng chúng ta hay dùng, nạp tiền vào trước và chỉ được tiêu đúng giới hạn có sẵn đó. Còn thẻ tín dụng sẽ cho phép bạn tiêu quá số tiền có sẵn ở một mức, tùy theo thu nhập chứng thực của bạn, và có thể trả nợ lại ngân hàng sau.
Thẻ tín dụng an toàn hơn là bởi vì những công ty phân phối và kiểm soát thẻ tín dụng cũng có một phần trách nhiệm trong mỗi giao dịch mà họ cho phép hỗ trợ trả tiền bằng định dạng thẻ này, cho nên khi món hàng của bạn hóa ra là một trò lừa đảo hoặc có dấu hiệu như vậy, bạn sẽ được bảo vệ bởi nhiều quy định và điều luật, bao gồm cả hoàn tiền và nhiều chi tiết khác.
Đừng truy cập link lạ gửi vào email của bạn
Từ lâu rồi đây vẫn là cách ưa thích của những kẻ hám lợi có ý đồ xấu xa, và người dùng thì vẫn luôn dại dột dễ trở thành những con mồi ngon cho chúng.
Nếu nhận thấy một email mới gửi đến hòm thư với tiêu đề khá bắt mắt, hấp dẫn cùng nội dung thu hút, đặc biệt là nêu tên và nguồn từ những trang web lớn cùng các lời quảng cáo về đơn hàng giảm giá mạnh, thì cũng đừng vội tin mà ấn vào đường link có sẵn trong đó. Chúng có thể là link mã độc hoặc những hình thức tương tự để lấy cắp thông tin lưu trữ trong máy tính của bạn, nhất là những mật khẩu tự động lưu trên trình duyệt.
Đừng lười biếng đến nỗi không buồn tay vào nổi trang chủ của thương hiệu đó và tự tìm kiếm cho mình một món đồ ưng ý. Chỉ mất vài giây gõ địa chỉ web thôi mà.
Đừng nhấn chọn link trên tin nhắn smartphone
Bên cạnh email, bạn cũng hoàn toàn không nên tin tưởng tin nhắn SMS hay các tin gửi qua ứng dụng như Viber, Zalo, Messenger... trên smartphone bao giờ cả.
"Thông báo đã trúng thưởng cần xác nhận"? Không! "Phần quà cho bạn đã được gửi nhưng nhầm địa chỉ, cần nhập thông tin khác để nhận hàng"? Không! "Bạn được hoàn tiền vì có nhầm lẫn, cần xem thêm tại..."? Không!
Tương tự như trên máy tính, nhấn truy cập vào link trong tin nhắn cũng hoàn toàn có thể khiến bạn rơi vào tầm tay kiểm soát của kẻ xấu và khai thác được hết thông tin cá nhân trên smartphone của mình.
Kiểm tra tiêu chuẩn an toàn bảo mật
Hãy luôn đảm bảo bạn truy cập đúng đường link và website được mã hóa an ninh thông tin. Hầu hết những trình duyệt phổ biến hiện nay như Edge, Chrome đều có tính năng tự cảnh báo nếu bạn lỡ ấn vào liên kết nào không bảo mật. Hoặc nếu muốn chắc chắn hơn, hãy luôn nhìn vào đường dẫn ở thanh địa chỉ duyệt web mỗi khi chuyển sang 1 trang mới và đảm bảo nó bắt đầu bằng cụm từ "https://" và theo sau là link.
"https://" là giao thức truyền tải dữ liệu thông thường, còn "https://" được thêm 1 chữ "s" tức "secure" - an ninh đó. Luôn nhớ đặc điểm này nhé.
Giữ lại bằng chứng giao dịch, lưu ý chính sách đổi trả
Không thể biết trước được mọi sự việc sẽ xảy ra và diễn biến, phát sinh như thế nào. Vì thế, cách tốt nhất là luôn giữ cho mình những giấy tờ hoặc ảnh chụp giao dịch online của mình cùng mọi thông tin cần thiết.
Ngoài ra, nếu mua hàng từ những trang web quốc tế, hãy kiểm tra kỹ những điều khoản đổi trả hàng của nơi bán, nhất là những quy định hoàn tiền hoặc đền bù khi có sai phạm, sự cố không lường trước để giảm thiểu tối đa trường hợp xấu.
Theo phununews.vn
Hay mua hàng online, tôi tiêu hết tiền của gia đình mà không biết Chỉ một tiếng lang thang vào các shop online, chị Hằng đã kịp mua 2 túi xách, 3 bộ đầm, một bộ xoong nồi, hết hơn 10 triệu. Dưới đây là những chia sẻ của chị Phạm Thanh Hằng, 36 tuổi, về tác hại khi mua hàng online không kiểm soát của mình. Thời chưa biết đến mua sắm qua mạng, vợ chồng...