Lá ngón là gì? Tại sao lá ngón lại có thể lấy mạng người trong nháy mắt?
Lá ngón thuộc loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m khá phổ biến ở vùng rừng núi Việt Nam. Wikipedia định nghĩa “Cây lá ngón còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn v.v. là loại cây khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La….”
Và đây là một trong 4 loại thực vật độc nhất ở Việt Nam.
Lá ngón có hình dạng như thế nào?
Lá ngón có lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.
Lá ngón có hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa nở thường tháng 6, 8, 10.
Video đang HOT
Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài một cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.
Lá ngón không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn gây hậu quả chết người. Vì thế, nên cẩn trọng trong việc hái thuốc, hái rau ở những vùng lá ngón sinh trưởng mạnh.
Lá ngón chứa chất kịch độc gì mà lợi hại đến vậy?
Hoạt chất cực độc alkaloid trong lá ngón thừa sức làm chết người. Loại chất độc này chỉ trong vòng 5-30 phút sẽ ngấm vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Trung bình, trễ nhất là sau 7 giờ đồng hồ không được cứu chữa kịp thời, người trúng độc sẽ tử vong.
Các alkaloid này nằm trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Xét về độ dễ hái thì lá cây là dễ nhất và cũng dễ bị nhầm lẫn thành thực vật vô độc và có thể ăn được.
Triệu chứng khi ngộ độc lá ngón
Một nghiên cứu về lá ngón của nhóm nghiên cứu khoa Sinh tại Đại học Đà Lạt chứng minh: chỉ cần chút ít dịch từ việc ngắt lá, bẻ cành dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn hoặc vết thương hở sẽ gây ra triệu chứng như: khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và tử vong rất nhanh do ngừng hô hấp.
Sơ cứu người trúng độc lá ngón như thế nào?
Giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Theo ohman
Tìm ra cách đối phó loài kịch độc dưới biển sâu, một con làm chết được 60 người cùng lúc
Sứa hộp Úc, loài kịch độc dưới biển sâu, sở hữu khoảng 60 xúc tu dài hơn 3m chứa lượng chất độc có thể lấy tính mạng của 60 người chỉ trong vài phút.
Sứa hộp Úc có thể chứa lượng độc làm chết 60 người chỉ trong vài phút
Dẫu vậy, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra thuốc giải cho chất kịch độc của sứa hộp Úc. Theo Sky News, nghiên cứu bởi các nhà khoa học đại học Sydney, Úc, cho biết họ phát hiện ra thuốc giải độc khi nghiên cứu nọc độc của sứa hộp Úc.
Cú chích của loài kịch độc ở Úc đủ để khiến tim nạn nhân ngừng đập trong thời gian ngắn. Nhưng loại thuốc giải mới có thể ngăn các triệu chứng của chất độc nếu nạn nhân được tiêm thuốc kịp thời.
"Loại thuốc của chúng tôi có thể ngăn chất độc hoạt động. Bạn chỉ cần tiêm nó trong 15 phút sau khi bị sứa chích. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hình thức tiêm nhưng nếu hiệu quả, loại thuốc này có thể được sản xuất dưới dạng xịt thay vì bôi", giáo sư Neely, phụ trách nghiên cứu, cho hay.
Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen (CRISPR) để tìm hiểu cách thức hoạt động của nọc độc sứa hộp Úc. Họ phát hiện cách thức mà nọc độc hoạt động phải thông qua cholesterol. Vì vậy, các nhà khoa học quyết định dùng loại thuốc nhằm vào cholesterol để chặn đường đi của nọc độc.
"Chúng tôi sử dụng loại thuốc kháng độc khi biết chắc chắn thuốc này an toàn với con người. Nó là thuốc giải độc phân tử. Chúng tôi biết loại thuốc này ngăn hoại tử, sẹo và giúp giảm đau hoàn toàn khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, chúng tôi cần nghiên cứu thêm để xác định thuốc giải có thể ngăn trụy tim hay không", tiến sĩ Raymond Lau, người đứng đầu nghiên cứu, cho hay.
Sứa hộp (hay còn gọi là ong bắp cày biển) sống chủ yếu ở những vùng nước ấm trên khắp thế giới. Chúng có đường kính tối đa 30 cm, sở hữu tới 60 xúc tu có thể dài tới hơn 3m. Dù chúng khá lớn, nhiều người vẫn vô tình chạm phải do chúng trong suốt.
Ở miền bắc nước Úc, nhiều biển hiệu được đặt khắp các bãi biển để cảnh báo du khách về mối nguy hiểm của sứa hộp khi chúng sinh sản vào các tháng mùa hè.
Theo danviet.vn
Đầu độc chồng bằng canh khổ qua nhồi... lá ngón: Lãnh án 14 năm tù Nghi ngờ chồng thường gửi tiền cho con riêng, bị cáo Hoa nhẫn tâm nấu canh khổ qua trộn thịt nhồi chung với lá ngón để đầu độc chồng mình. Bị cáo Hoa tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16.4 ẢNH: HOÀNG GIÁP Ngày 16.4, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Thị Hoa (36 tuổi,...