Lạ lùng bánh canh vịt miền Tây
Có nguồn gốc từ vùng đất Cai Lậy (Tiền Giang), món bánh canh vịt của người dân miền Tây đã chinh phục vị giác của người Sài Gòn bằng hương vị đặc biệt.
Thoạt nhìn qua, món ăn của người miền Tây không có gì đặc biệt, chỉ đơn giản với sợi bánh canh to, thịt vịt thái lát cùng nước dùng trong vắt. Đơn giản là thế, nhưng chỉ khi thưởng thức, thực khách mới có thể cảm nhận được hết cái vị thanh ngọt của nước dùng, thịt vịt mềm ngọt đậm đà rất vừa miệng.
Sợi bánh được làm từ bột gạo, to, khi nấu chín có màu trắng trong, mềm nhưng không bở. Ngoài sợi bánh, thịt vịt và nước dùng chính là những yếu tố cộng hưởng một cách hài hòa giữa hương và vị đem đến sự hấp dẫn cho món ăn.
Bánh canh vịt của người miền Tây là món ăn tương đối lạ miệng đối với người Sài Gòn. Ảnh: H.P.
Vịt được chọn để chế biến món ăn này là loại vịt cỏ được thả rong trên nhưng cánh đồng bạt ngàn ở miền Tây. Chính vì điều đó nên vịt ở đây cho thịt săn chắc, mềm, ngọt và không có mỡ. Vịt sau khi làm sạch, được chà xát qua với rượu và gừng trước khi luộc chín. Nhờ vậy nên khi ăn, thịt vịt có hương thơm thoang thoảng của gừng. Nước luộc vịt được đun sôi, nêm lại gia vị vừa ăn để làm nước dùng. Vì vậy, nước dùng tuy trong, không có màu vàng hấp dẫn như các món bánh canh khác, nhưng lại cho người ăn vị ngọt dịu khi thưởng thức.
Có hai cách để nấu món ăn này tùy theo từng quán. Có người cho sợi bánh vào nồi nấu chung với nước dùng, nhưng có nơi lại luộc chín sợi bánh riêng trước khi chế biến. Khi có thực khách, sợi bánh được cho vào bát, bên trên là ít thịt vịt, hành phi, rau mùi, chan ngập nước dùng rồi mang ra cho thực khách.
Video đang HOT
Món ăn có hai thành phần chính là sợi bánh làm bằng bột gạo và thịt vịt. Ảnh: H.P.
Khi ăn bánh canh vịt không thể thiếu chén nước mắm gừng. Tùy theo khẩu vị hoặc ý thích mà thực khách có thể nêm vào bát một chút mắm gừng cho nước dùng thêm phần đậm đà, hoặc để chấm kèm với thịt vịt. Vào những buổi sáng mát trời hay buổi chiều se lạnh, bát bánh canh vịt bốc khói nghi ngút là món ăn ngon mà khó có thể cưỡng lại được.
Địa chỉ dành cho bạn:
Quán bánh canh vịt – 606 – 606 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP HCM.
Quán bán từ 7h đến 14h và từ 16h đến 22h hàng ngày.
Mỗi phần bánh canh vịt có giá 30.000 đồng.
Theo Tapchiamthuc
Ba lần ấn tượng với quán Bánh Canh Vịt Xôi Hoàng.
Đang xuất hiện quán ăn với các món được chế biến theo phong cách miền Tây Nam Bộ khá thú vị. Chỉ vừa nghe tên quán bạn đã cảm thấy ngay được sự mới lạ, quán Bánh Canh Vịt - Xôi Hoàng.
Ba lần đến ăn, ba lần đều ấn tượng
Nằm đối diện cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, quán được trang trí với gam màu xanh đọt chuối dịu nhẹ. Chính vì vậy, cái nắng nóng của Sài Gòn cũng được hạ nhiệt khi bạn bước chân vào quán. Được bạn bè giới thiệu món bánh canh vịt được chế biến theo kiểu rất riêng chính vì vậy đang dần được nhiều người biết đến.
Tôi gọi phần bánh canh vịt trước tiên, trong lúc chờ nhìn qua thực đơn đúng là các món ăn nghe rất lạ như bạn bè đã giới thiệu. Hào né, xôi Hoàng là hai món ăn nghe rất ấn tượng và gây tò mò. Tô bánh canh được mang ra, khá bất ngờ vì tô sứ khá to trắng muốt, đũa muỗng được quấn khăn giấy rất lịch sự sạch sẽ và có cả đĩa lót như kiểu các nhà hàng lớn. Theo thói quen tôi húp nước lèo trước tiên, rất ngon khi húp vào miệng thanh ngọt và dễ chịu, vịt cỏ(vịt tàu) thịt có màu hồng nhạt ăn béo và thơm. Các phụ kèm theo như hành ngò tiêu...tôi ấn tượng nhất là hành lá phi và tốp mỡ xay nhuyễn rất thơm tạo nên mùi rất riêng mà tui chưa từng ăn trước đây rất khác với các món bánh canh đã ăn. Điều đáng nói đến nữa chính là mắm gừng, độ chua ngọt cay rất vừa miệng, đến nỗi tui đã xin đến 3 chén. Sau khi ăn xong cảm giác rất khác với các món ăn nước lèo trước đây là không bị gắt cổ, không bị hậu chat chat. Khi tôi hỏi chủ quán cắt nghĩa nước lèo không sử dụng bột ngọt, và sử dụng đường phèn khi nấu nên có hậu thanh ngọt khi ăn. Giá khá bình dân 30.000đ/1 tô.
Lần thứ hai đến ăn, tôi gọi xôi và phá lấu. Xôi được đem lên trước, phá lấu thì phải đợi đầu bếp làm nóng. Trong xôi tôi thấy có gà xé và tôm khô, khi ăn độ ngọt và béo của cốt dừa kết hợp với vị mặn của thịt làm cho tôi thấy một sự kết hợp rất độc đáo, giống như mình ăn xôi vò ngọt chung với xôi mặn có thịt. Điều đặc biệt của món xôi Hoàng ở chỗ tất cả mọi thứ đều được trộn chung với nhau và nấu lên. Có cảm giác đây là món ăn được làm khá cầu kì. Nhung tôi phải công nhận đây là món xôi lạ nhất từng ăn. Phá lấu được đem lên với 2 loại nước chấm, nước tương và muối ớt xanh của quán tự làm(nhân viên quán giới thiệu).Được làm từ lưỡi và bao tử heo thoạt nhìn giống như món ram hay rim rất thông dụng, màu sắc óng ánh ấn tượng. Khi ăn thì đúng là giống các món ram hay rim nhưng vị ngon và đặc biệt hơn tui từng ăn. Chắc hẳn phải có loại nước ướp bí quyết. Nước chắm muối ớt chanh đặc kẹo và rất ngon, ngon hơn cả muối ớt chanh Nha Trang. Giá phá lấu 15.000đ có bánh mì ăn kèm.
Lần thứ ba, đây cũng là lần mà tôi rất ấn tượng. Gọi món hào né, được nhân viên chuẩn bị bếp gas mini và măm xào bằng inox trong đó có khoảng 12 con hào được lấy khỏi vỏ trộn với nước ướp, một đĩa bông thiên lý và bông hẹ. Tự tay mình xào(né) món ăn cảm thấy rất thú vị, mùi thơm của hào và nước ướp bốc lên nghi ngút làm tui không kiềm chế nỗi, xào vừa đủ chín gắp con hào chấm vào muối ớt chanh, không nói quá nếu bạn ăn hào né rồi sẽ cảm thấy không thích ăn hào sống hay hào nướng nữa bởi do mùi và vị của nước ướp hào quá lạ rất ngon và rất thơm kết hợp với độ bùi của bông thiên lý và ngot của bông hẹ làm bạn cảm thấy sản khoái lắm. Tuy nhiên nếu uống thêm một ít bia chắc hẳn sẽ ngon hơn nữa.
Hi vọng với những gì tôi đã trải nghiệm và giới thiệu sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về ẩm thực phong phú của Việt Nam chúng ta.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Bánh canh vịt Tô bánh canh nóng hổi với vị ngọt từ nước dùng, thịt vịt thơm và từng sợi bột lọc dai dai, ăn mãi không ngán. Nguyên liệu:Nửa con vịt hoặc hai đùi vịt lớn300g nấmGừng, hành lá, rượu trắng, hạt nêm, muối, đường, hành khô, rau mùi, tỏi và dầu điều Phần làm bột: 2 bát con bột sắn hay bột năng, muối,...