Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Có thể nộp đăng ký qua bưu điện hoặc qua internet
Sau khi có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2015, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển qua mạng hoặc qua bưu điện.
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam , đại diện Cuc Khảo thí, Bộ GD-ĐT cho biết, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng: Tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh, thành phố do trường đại học chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với trường đại học.
Có thể đăng ký xét tuyển qua mạng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015
Video đang HOT
Việc đăng kí dự thi tại cụm thi nào do thí sinh đăng kí để phù hợp với nguyện vọng và mục đích. Việc nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển, được quy định mỗi đợt kéo dài 20 ngày, trong thời gian này thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ để nộp sang trường khác; thí sinh có thể nộp qua đường bưu điện theo hình thức thư phát chuyển nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Hiện nay, một số trường đã và đang xây dựng phần mềm nhận nguyện vọng tuyển sinh qua mạng, tránh việc thí sinh phải đi lại.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho biết, dư luận còn có một số ý kiến, băn khoăn mà Bộ GD&ĐT cần lưu ý để có tính toán điều chỉnh, phương án xử lý phù hợp. Cụ thể như việc phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát để việc tổ chức các cụm thi liên tỉnh cũng như các cụm thi tại từng tỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi, giảm tối đa rủi ro trong quá trình đi thi của học sinh và gia đình.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phải thông tin về cơ cấu đề thi, đưa ra mẫu đề thi để các trường và các em học sinh có thời gian chuẩn bị; quy định rõ việc cử cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi tại cụm thi liên tỉnh, có cơ chế giám sát chéo; điều chỉnh quy định về việc nộp phiếu báo điểm thi để xét tuyển ĐH, CĐ bằng cả bản giấy lẫn qua mạng để tránh việc thí sinh đổ về các TP lớn nộp phiếu báo điểm trong các đợt tuyển sinh.
“Điều cốt yếu là lãnh đạo các tỉnh cũng phải chủ động, tích cực tham gia, tạo mọi điều kiện trong quá trình tổ chức kỳ thi, bởi đây không là kỳ thi của riêng Bộ GD&ĐT mà cả nước cùng làm thì mới giúp được ngành Giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.
Theo VietQ
Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Hồi hộp chờ phân bổ cụm thi
So với dự thảo, quy chế chính thức về kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành đã có những điểm quy định rõ hơn về việc tổ chức cụm thi.
Cụ thể, có 2 loại hình cụm thi: Cụm thi cho các thí sinh (TS) dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Cụm thi này tổ chức thi cho TS của ít nhất 2 tỉnh, do trường ĐH chủ trì phối hợp với sở GDĐT. Loại cụm thi cho các TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GDĐT chủ trì phối hợp với trường ĐH.
Sẽ có 2 loại cụm thi dành cho 2 đối tượng thí sinh dự thi. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia giáo dục, điều chỉnh của bộ trong cách tổ chức cụm thi tại địa phương có ưu điểm là TS sẽ không phải di chuyển nhiều, được thi ở gần nhà, điều này thuận lợi hơn so với dự thảo trước đây khi yêu cầu phải thi liên tỉnh.
Ông Hà Xuân Quang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết mặc dù đến nay vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về việc được giao chủ trì một cụm thi nhưng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng đã có phương án chuẩn bị cho việc này. Cụ thể, trường sẽ tiến hành khảo sát các cơ sở giáo dục, trường THPT xung quanh dự kiến làm địa điểm thi, lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố đảm bảo như: Số lượng phòng thi, diện tích phòng: "Các phương án tập huấn nhân sự, sinh viên tình nguyện, cán bộ coi thi, kết hợp với các cơ quan an ninh trong khu vực... tất cả đều đã có kế hoạch chỉ chờ Bộ GDĐT ấn định là bắt tay vào công tác tổ chức cụm thi" - ông Quang nói.
Dự kiến ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ được giao chủ trì tổ chức một cụm thi với số lượng 35.000 TS trong kỳ thi THPT quốc gia tới. Thời điểm này, lãnh đạo trường đã phổ biến nội dung và ráo riết triển khai chuẩn bị các địa điểm, cách thức tổ chức, phương án coi thi... Hiệu trưởng nhà trường, PGS-TS Nguyễn Văn Minh cho biết: "Từ 5 năm gần đây lượng TS thi vào trường khoảng 16.000 TS, bây giờ phải tổ chức với số lượng gấp đôi sẽ phức tạp hơn, tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng để thực hiện tốt".
Trong khi đó, tại TP.HCM, dự kiến cũng có 6 cụm thi bao gồm: ĐHQG TP.HCM sẽ tổ chức thi cho 45.000 TS, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM 30.000 TS, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 30.000 TS, Trường ĐH Y Dược TP.HCM 20.000 TS, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM 25.000 TS và Trường ĐH Tôn Đức Thắng 25.000 TS.
Như vậy, dự kiến số lượng TS dự thi tại TP.HCM là 175.000 TS. Hai đơn vị được giao in sao đề thi là ĐHQG TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Theo Dân Viêt
Đề thi THPT quốc gia dễ hay khó? Đề thi "hai trong một" sẽ nhẹ nhàng để thí sinh có học lực trung bình cũng đậu tốt nghiệp hay sẽ tập trung nhiều câu khó để phân loại xét tuyển ĐH? Việc chấm thi sau khi trở về thang điểm 10 sẽ có gì thay đổi? Những câu hỏi này đã được đặt lên bàn PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó...