Kỹ sư Trần Trọng Phi: Học nghiêm túc, có kiến thức thật sẽ tìm được việc làm tốt
“Tôi thấy học trường nào không quan trọng bằng điều cốt lõi là phải hiểu và chọn đúng ngành nghề, học tập nghiêm túc để có kiến thức làm việc”, Phi chia sẻ.
Chọn ngành và trường nào phù hợp để theo học sau khi tốt nghiệp kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đang là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Để giúp cho các em sắp bước vào cổng trường đại học có thêm nhiều sự lựa chọn về ngành đào tạo, cũng như có thể tự nhận thấy bản thân mình phù hợp với nghề nào… Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với kỹ sư Trần Trọng Phi – cựu sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên), hiện nay đang là Trưởng phòng Thiết kế Khuôn mẫu công ty Doorien Vina.
Kỹ sư Trần Trọng Phi – cựu sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên). Ảnh: NVCC.
Anh Phi chia sẻ: “Hồi đang học cấp III, sau những buổi tham gia hướng nghiệp cũng như làm quen, tìm hiểu với rất nhiều ngành nghề, tôi nhận thấy bản thân mình khá phù hợp với nghề cơ khí nên cũng quyết tâm thi vào mặc dù biết theo nghề này sẽ vất vả, lấm lem dầu mỡ suốt ngày.
Ngay cả khi đang còn ngồi trên ghế trường đại học tôi cũng nghĩ sau này suốt ngày sẽ làm việc nặng nhọc, chân tay dính đầy dầu mỡ công nghiệp, nhưng đã chọn và yêu nghề này nên tôi càng quyết tâm học thật tốt.
Nhưng thực tế từ khi ra trường tôi mới hiểu rằng nghề cơ khí không như tôi nghĩ, với công nghệ ngày càng phát triển nên công việc này gần như chỉ vận hành máy móc, điều khiển qua máy tính. Bản thân công việc hiện nay của tôi là thiết kế khuôn mẫu hoàn toàn trên máy tính, cả ngày sạch sẽ chứ không động chạm gì đến máy móc dầu mỡ.
Có thể hiểu công việc tôi làm là Thiết kế khuôn mẫu đúc linh kiện ô tô theo yêu cầu của khách hàng và công ty, việc thiết kế bản vẽ khuôn 3D được thực hiện trên máy tính rồi sau đó chuyển sang công ty mẹ bên Hàn Quốc chế tạo, đây sẽ là những khuôn dùng để đúc ra các loại linh kiện.
Khi nhận được một mẫu sản phẩm, tôi sẽ kiểm tra kỹ thuật rồi tiến hành thiết kế khuôn 3D trên máy tính để đúc ra sản phẩm đó, cũng như phản hồi, trao đổi lại với khách hàng, chỉnh sửa và chuyển lại cho bộ phận đúc khuôn thực tế tại Hàn Quốc”.
Đây là một nghề đòi hỏi sự tinh tế quan sát, tỷ mỉ, có thể nói không phải ai học xong cũng làm được thiết kế khuôn mẫu kỹ thuật, mà điều quan trọng nhất trong việc này là phải thật sự yêu nghề, ham học hỏi, cẩn thận, có tư duy kỹ thuật tốt.
Anh Phi cho biết: “Hiện tại tôi đã làm công việc thiết kế này được hơn 3 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học. Nhớ lại ngày đầu ra trường, tôi nộp hồ sơ xin việc ở một số công ty lớn chuyên về cơ khí và hầu hết là doanh nghiệp nước ngoài.
Qua vòng phỏng vấn nhân sự, đến phần thi kỹ thuật tôi được giao vẽ thử sản phẩm trên máy tính là một chi tiết cơ khí từ dạng 2D rồi dựng lên 3D, bài thi này tôi thực hiện khoảng 15 phút trước sự chứng kiến của nhiều nhân viên và trưởng phòng kỹ thuật, kết quả rất tốt và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Video đang HOT
Vòng cuối cùng, tôi được Tổng giám đốc công ty phỏng vấn bằng tiếng Anh mọi vấn đề liên quan đến công việc, kỹ thuật…Ngay sau buổi nói chuyện đó tôi đã nhận được quyết định vào làm việc.
Trong thời gian 2 năm đầu tiên làm việc tại công ty, tôi được một kỹ sư người Hàn Quốc đào tạo trực tiếp với rất nhiều kiến thức, từ những kỹ thuật vẽ cơ bản linh kiện nhỏ, hiểu tất cả các linh kiện trong một bộ khuôn, học về các tiêu chuẩn khuôn, cách thể hiện bản vẽ, tính độ dung sai, học và hiểu các đặc tính của kim loại, của nhựa, độ co ngót giãn nở vật liệu…
Thời gian đầu, vì chưa nắm chắc được hết kiến thức công việc nên làm sai khá nhiều lỗi thiết kế, qua những lần đó bản thân tôi cũng đã rút được rất nhiều kinh nghiệm, vừa làm vừa học, được các thầy động viên, tôi tìm hiểu kỹ những lỗi đó để tránh mắc phải, tất nhiên không có gì là tuyệt đối nhưng nhờ cẩn thận tỷ mỉ mà tôi đã dần trưởng thành hơn trong công việc”.
Theo Kỹ sư Phi: “Tôi có thể tự hào nói rằng bản thân mình là người Việt nhưng lại nằm trong số rất ít người có thể thiết kế được những khuôn, mẫu có nhiều chi tiết nhỏ như vậy”. Ảnh: NVCC.
Cần phải có tư duy kỹ thuật tốt
Anh Phi chia sẻ thêm: “Để trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí, đầu tiên cần có tư duy tưởng tượng cũng như tư duy kỹ thuật tốt, phải thật cẩn thận từng chút một bởi mỗi ngày phải xử lý hàng nghìn bản vẽ chi tiết, ngoài ra thật chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
Có thể nói hiện nay tôi và các nhân viên phòng Thiết kế Khuôn mẫu được các chuyên gia, kỹ sư người hàn Quốc nhận xét khá tốt, họ nói nhưng bản vẽ và khuôn mẫu do chúng tôi thiết kế ra giống như của những người đã làm việc này 10 năm, bản thân tôi cũng rất vui vì điều đó.
Tôi có thể tự hào nói rằng bản thân mình là người Việt nhưng lại nằm trong số rất ít người có thể thiết kế được những khuôn, mẫu có nhiều chi tiết nhỏ như vậy, thậm chí tôi đã thiết kế khuôn mẫu có kích thước nhỏ 2 mm.Ngoài việc được các kỹ sư người Hàn Quốc trực tiếp đào tạo tại công ty, còn lại tất cả kiến thức cơ bản về nghề mà tôi có là do được đào tạo ở trong trường đại học.
Hiện tại, ở Việt Nam cũng có nhiều kỹ sư thiết kế làm việc tại một số công ty đúc khuôn mẫu nhưng hầu hết là những sản phẩm rất to và đơn giản.
Điều này theo tôi nghĩ nó cũng được quyết định rất nhiều bởi lúc chọn ngành nghề theo học, bản thân tôi biết có nhiều bạn học xong khi ra trường mới nói rằng: Hóa ra mình không phù hợp với ngành này, biết thế chọn ngành khác từ đầu…Tôi may mắn hơn là đã suy nghĩ, tự hiểu rõ bản thân và đã chọn được đúng ngành đúng nghề.
Học cùng khóa ra trường với tôi thì hiện nay các bạn đều có vị trí việc làm khá tốt tại các khu công nghiệp, tôi thấy học trường nào không quan trọng bằng điều cốt lõi là phải hiểu và chọn đúng ngành nghề, học tập thật nghiêm túc để có kiến thức thật phục vụ công việc sau này”.
Cô sinh viên Khoa Luật Kinh tế với ước mơ làm Công chứng viên
Với ý định sẽ vào Trường Đại học Luật Hà Nội, nhưng thi xong em lại có suy nghĩ nếu theo học Luật kinh tế thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ lớn hơn.
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là các em học sinh sẽ dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển vào Đại học, việc ôn tập thế nào để thi được điểm cao và quan trọng nữa là chọn ngành nghề hay trường nào để theo học cũng là một việc không mấy dễ dàng.
Nhiều em chọn trường đại học theo định hướng của cha mẹ, một số thì theo các bạn, theo phong trào... nhưng cũng nhiều em lựa chọn trường dựa trên năng lực, sở thích.
Theo Nhật Minh: "Quan trọng là ý thức học tập rèn luyện của mình thế nào mà thôi, vì giáo trình học tại các trường hầu như giống nhau". Ảnh: NVCC.
Trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, sinh viên Lưu Vũ Nhật Minh - K15 khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) đã cho biết: "Khi ôn thi em dự định sẽ vào Trường Đại học Luật Hà Nội, nhưng thi xong em lại nghĩ nếu theo học Luật kinh tế thì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ rộng hơn, chính vì vậy mà em đã chuyển nguyện vọng vào Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Thái Nguyên.
Khi có kết quả thi, mặc dù đỗ cả hai trường nhưng em vẫn chọn học tại Thái Nguyên vì nhà em ở Thành phố Thái Nguyên, đến Hà Nội thì xa, mọi chi phí rất cao không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Hơn nữa chương trình đào tạo và trình độ giảng viên tại Đại học Thái Nguyên cũng không hề thua kém so với mặt bằng chung, môi trường học tập cũng rất tốt.
Theo em quan trọng là ý thức học tập rèn luyện của mình thế nào mà thôi, chứ giáo trình học tại các trường hầu như cũng giống nhau. Những năm học vừa qua em đều đạt điểm tổng kết học kỳ trên 8,0 và giành được học bổng toàn phần ở quỹ "khuyến khích học tập" của nhà trường, còn 1 năm nữa là tốt nghiệp, em cũng sẽ phấn đấu để đạt kết quả học tập tốt.
Với 2 năm đầu học đại cương, năm thứ 3 em mới được học các môn Luật kinh tế, Luật Thương mại, thương mại quốc tế, Công pháp và tư pháp quốc tế... Ngoài ra em cũng đã được làm quen học chuyên ngành kinh doanh.
Ước mơ từ nhỏ của em sau này sẽ làm Công chứng viên chuyên về các hợp đồng kinh tế, xong 4 năm đại học em sẽ học thêm nghiệp vụ 1 năm, đồng thời phải qua 5 kỳ thi trong năm năm liên tục để đủ điều kiện làm việc hoặc mở một văn phòng Công chứng riêng cho mình. Hiện đang học năm thứ III nhưng em đã thực tập tại một văn phòng công chứng, giúp công chứng viên soạn thảo các văn bản, hợp đồng cùng giấy tờ liên quan..."
Nhật Minh và các bạn sinh viên cùng khóa tham gia nhiều hoạt động tại trường. Ảnh: NVCC.
Quyết tâm theo học Luật Kinh tế
Nhật Minh chia sẻ: "Lúc ôn thi tốt nghiệp xét tuyển đại học, em chọn khối A đồng thời rất thích môn Hóa và thường đạt đạt điểm cao, cũng đã có thời gian em làm gia sư môn Hóa, vậy nên em cũng có chút chia sẻ về cách ôn tập môn này cho các bạn sắp thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Đầu tiên, cần tổng hợp các công thức hay dùng, một số mẹo để nhớ công thức và có thể học được mẹo này tại các bài giảng trực tuyến trên mạng, nhưng công thức hoặc mẹo này cần phải được ghi chép ra một quyển sổ thật cẩn thận, ngoài ra cần giải nhiều bài tập mẫu.
Mỗi ngày cần dành khoảng 2 tiếng đồng hồ để giải bài tập, giải các dạng bài theo định hướng của thầy cô và theo đề mẫu tham khảo nhưng chủ yếu nằm trong sách giáo khoa lớp 12. Có thể những bài tập đó mình đã giải và biết làm rồi nhưng để lâu không làm lại cũng rất dễ quên, vậy nên cần làm đi làm lại.
Nhưng câu càng dễ càng không được phép làm sai và cố gắng làm được 70% để đạt được 7 điểm, những câu còn lại rất khó nên cần cố gắng ôn luyện thường xuyên.
Phần lý thuyết cần phải học kỹ bởi có hiểu lý thuyết mới suy ra để làm bài tập, nếu giải một tập bài thì phần tính toán cũng không quá khó nhưng phải suy luận ra được những chất tạo thành sau phản ứng, hơn nữa những phương trình như vậy mà mình không nhớ được lý thuyết thì cũng sẽ không thể biết được nó sẽ tạo ra cái gì.
Nếu thực sự có biết cách giải bài đó nhưng không nhớ nó sẽ tạo ra chất gì thì dẫn tới việc không giải được bài. Nên chú trọng ôn tập lý thuyết cẩn thận, đó là nền tảng để giải được bài tập Hóa, không hiểu thì không thể làm được bài.
Tự ôn tập ở nhà nhưng cũng không vì thế mà ngại hỏi xin ý kiến các thầy cô, các bạn, vướng mắc chỗ nào cần hỏi ngay để rút kinh nghiệm, có như vậy mới nhớ lâu kiến thức. Ngoài ra cần chuẩn bị một số bút mầu để gạch chân nhưng từ khó, nhưng công thức cần được viết ra giấy nhớ dán ở nơi dễ nhìn tiện cho việc ôn tập hàng ngày, chỉ cần đi qua là đã có thể nhìn thấy và học nhẩm".
Nhật Minh với hoạt động tham gia tình nguyên viên phục vụ cho kỳ tuyển sinh K 17. Ảnh: NVCC.
Đối với môn Toán, Nhật Minh cho biết: "Cũng không hề dễ dàng nhất là với môn Hình học, chính vì vậy khi ôn em tập trung vào môn Hình, vẽ đúng và đẹp, dễ nhìn và mặc dù thi trắc nghiệm nhưng việc giỏi vẽ hình cũng không thể bỏ qua, có thể vẽ ra nháp cho chuẩn rồi từ đó chọn ra phương án đúng tích vào bài thi trắc nghiệm.
Hình vẽ chính xác, đẹp cũng giúp mình tưởng tượng dễ hơn. Em làm khá nhiều bài tập mẫu cả phần Đại số và Hình học, làm đi làm lại đồng thời kết hợp học kỹ lý thuyết.
Một lưu ý nữa là học kiến thức trong sách giáo khoa không bao giờ đủ và đó mới chỉ là những kiến thức cơ bản, là nền tảng nhưng lại không cung cấp đủ các dạng bài tập, lúc này cần phải học thêm ở các trang luyện ôn tập, giải bài thi mẫu, tài liệu tham khảo trên Internet thì mới có đủ kiến thức để làm các câu hỏi khó trong đề thi".
Theo Nhật Minh: "Với môn Vật lý thì ngược lại, em lại hoàn toàn tin tưởng vào những kiến thức trong sách giáo khoa, trong sách đã khá đầy đủ kiến thức căn bản, nếu nắm vững rồi linh hoạt áp dụng làm bài cũng dễ dàng đạt được 7 đến 8 điểm.
Sau khi thi xong, em nhận thấy so với nhưng câu hỏi trong đề thì phần kiến thức trong sách giáo khoa khá là chi tiết, chỉ cần chăm đọc sách, ôn luyện giải nhiều bài tập thì đã có thể làm đúng được nhưng câu hỏi về lý thuyết.
Các câu hỏi trong đề thi môn Vật lý chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, ngoài ra có thể ôn thêm phần bài tập trọng điểm ở sách giáo khoa lớp 10, lớp 11".
Điểm chuẩn ngành Y, Dược tăng mạnh trong ba năm Trong ba năm 2018-2020, điểm chuẩn các trường Y, Dược phía bắc tăng mạnh, các ngành như Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt tăng 2-5,7 điểm. Ảnh minh họa Dưới đây là điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp THPT (năm 2018-2019 gọi là thi THPT quốc gia) của 12 khoa, trường đào tạo Y, Dược khu vực miền Bắc trong...