Kỳ lạ loại cây toàn gai nhưng có thể ăn, giá bán 25.000 đồng/kg
Ít ai ngờ rằng cây xương rồng – loại cây mọc hoang này có thể dùng trong chế biến món ăn, làm mỹ phẩm và được bán với giá 25.000 đồng/kg.
Xương rồng được nhiều người biết đến là loại cây mọc dại khắp nơi. Sau dần, loại cây này được dùng trong trang trí nhà cửa, văn phòng. Nhưng ít ai biết xương rồng còn làm nguyên liệu trong chế biến món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Cây xương rồng tai thỏ có thể ăn được, giá bán 25.000 đồng/kg.
Chị Ngọc Linh (Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy xương rồng được chế biến thành món ăn. “Từ trước tới giờ, tôi chỉ biết loại cây này trồng làm bờ rào ở quê. Trên thành phố, tôi thường thấy được trồng trong các chậu nhỏ để làm cảnh, trang trí ở bàn làm việc… Tôi chưa thấy ai ăn loại này bao giờ”, chị bày tỏ.
Không chỉ chị Linh, nhiều người khác cũng thấy rất bất ngờ trước việc cây xương rồng được chế biến làm món ăn và được bán với giá 25.000 đồng/kg trên mạng xã hội.
“Lần đầu tiên tôi biết đến xương rồng có thể ăn được. Tôi chỉ dùng chúng để trang trí nhà cửa mà thôi”, anh Đức Huy (Hưng Yên) chia sẻ.
Những nhánh xương rồng được anh Long thu hoạch về chuẩn bị đóng gói gửi cho khách.
Anh Huỳnh Long (Khánh Hòa), người trồng xương rồng tai thỏ, cho biết loại xương rồng này được nước ngoài rất ưa chuộng, họ thu mua rất nhiều. “Trước chưa có dịch Covid, tôi thường bán các bẹ, nhánh của xương rồng tai thỏ sang nước ngoài như Úc, Canada… Đợt gần đây, tôi chủ yếu bán trong nước cho các công ty thiết kế cây công trình”.
Với 1ha trồng xương rồng tai thỏ, cứ 3 tháng, anh Long thu được vài tạ bẹ, nhánh của cây để bán cho các đầu mối. “Tôi quen biết nhiều đầu mối nên việc bán cũng không gặp khó khăn gì”, anh cho hay.
Theo đó, mỗi kg nhánh, bẹ xương rồng tai thỏ anh bán với giá 25.000 đồng. Còn cây giống sẽ bán khoảng 80.000 đồng/cây.
Video đang HOT
Anh cho biết loại cây này ai cũng nghĩ dễ trồng, chỉ cần cắm xuống là trồng được nhưng thực tế không phải vậy. Vì cây rất dễ bị úng nước, không biết cách trồng và chăm sóc, chúng rất dễ chết. “Loại cây này trồng khoảng một năm mới lên được 50-60cm, không phải dễ dàng gì mà có thể thu tiền nhanh được”, anh nói.
Anh Long trồng 1ha xương rồng tai thỏ, cứ 3 tháng anh thu hoạch được vài tạ nhánh, bẹ.
Ở Việt Nam, loại xương rồng tai thỏ bản địa mọc tự nhiên được người dân dùng cho gia súc, ít người biết đến dùng làm thực phẩm. Một số bà nội trợ ở các tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Nam… đã biết chế biến xương rồng bằng cách xào, nấu canh, làm lẩu… cho ra cả chục món ăn ngon, hợp khẩu vị, có nơi còn phong danh “đặc sản” địa phương.
Nhiều nơi trên thế giới xương rồng còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng và có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Theo thống kê của tờ Daily Mail, có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ cây xương rồng, như salad xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng…
Xương rồng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
Theo TS.BS Trần Bá Thoại, Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam, xương rồng tai thỏ có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa (antioxidants), vitamin, khoáng, vi lượng. Cây này còn được dùng điều chế một số thuốc biệt dược, thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chất mỡ trong máu, tiêu chảy, nhiễm virut, thuốc nhuận tràng, u xơ tiền liệt tuyến…
Cũng vì nhiều xơ sợi, pectin nên xương rồng tai thỏ là một thực phẩm chức năng rất tốt để phối hợp cho các bệnh nhân thừa cân, béo phì và đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu khoa học ở Mexico cũng chỉ ra rằng thực phẩm chế biến với loại xương rồng này có khả năng làm giảm đường máu và tăng insulin máu rõ rệt ở các bệnh nhân đái tháo đường thể 2…
Xương rồng tai thỏ là loại xương rồng ăn được mọc tự nhiên rất nhiều trong các sa mạc tây bắc Mexico và tây nam Hoa Kỳ. Từ lâu đời, cư dân ở đây đã dùng loại xương rồng này để chăn nuôi, làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh… vì thế loại cây này cũng là một nét biểu trưng văn hoá, logo của miền viễn Tây châu Mỹ.
Nuôi con kỳ lạ mấy tháng không ăn vẫn sống, ở Việt Nam có người kiếm trăm triệu
Trước đây, chúng trôi nổi khắp ao hồ, cho cũng ngại lấy mà giờ nuôi chúng có thể kiếm bộn tiền.
Loài vật này có tiếng "siêu đẻ", thức ăn đơn giản là lá cây, bèo tấm, các loại rau xanh dễ kiếm như rau muống, rau khoai lang, lá sắn không cần quá đầu tư mà vẫn cho thu hoạch. Đó chính là ốc nhồi.
Nói như vậy không có nghĩa có thể chủ quan, nuôi ốc nhồi rất dễ, vứt đâu cũng sống. Nhưng phải đảm bảo nước sạch và thức ăn sạch.
Nếu nuôi dưới ao thì trứng của ốc dễ bị các con vật khác ăn nhưng nếu nuôi ở bể nhỏ thì dễ thu gom và cho vào ấp trong điều kiện đảm bảo giúp tỷ lệ nợ thành công cao hơn.
Nhờ nuôi ốc nhồi mà nhiều người lãi cả trăm triệu đồng, có người xây nhà cũng nhờ bán thứ này.
Ốc nhồi đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
Trung bình ốc giống sau khi nở khoảng 10 - 15 ngày là có thể xuất bán, còn thời gian nuôi ốc thịt kéo dài khoảng 5,5 tháng.
Chúng ngủ đông và không ăn gì trong nhiều tháng, tới tháng 2 âm lịch thì ốc lại ngoi lên tìm thức ăn.
Sau 4-5 tháng nuôi, ốc đạt tới 35con/kg. Mức giá bán có thể lên đến 70.000 đồng/kg, còn bán ốc giống bố mẹ là 200.000 đồng/kg.
Mặc dù ốc là loài ăn tạp, nhưng người nuôi phải thường xuyên kiểm tra chất lượng và màu nước để đảm bảo nước sạch.
Mùa đông là thời điểm ốc dường như không hoạt động nên cần rút hết nước để ốc rúc xuống bùn hoặc thả lục bình cho ốc được ấm.
Ốc nhồi nuôi sau 12 tháng là sinh sản và thời gian ốc nhồi sinh sản từ tháng 2 - 8 âm lịch.
Một con ốc mẹ đẻ từ 5 - 6 ổ trứng/năm và nở ra rất nhiều ốc nhồi sau khi ấp.
Loại cây gai chi chít, mọc hoang đầy rừng thành đặc sản, giá cả trăm nghìn đồng/kg Từ một loại cây mọc hoang trên rừng, đọt mây (ngọn mây) đã trở thành "món ngon của lạ" xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng, được nhiều người lùng mua với giá từ 70-120.000 đồng/kg. Với đặc điểm bền, chắc, không bị mối mọt... cây mây từ bao đời nay đã trở thành nguyên liệu quen thuộc dùng để bó...