Kỳ lạ đại dịch ung thư lây truyền qua vết cắn và muỗi đốt

Theo dõi VGT trên

Mặc dù chưa có căn bệnh ung thư nào có thể lây từ người qua người, nhưng hiện tượng này đã từng xảy ra ở người và phổ biến ở một số ít loài động vật.

Quỷ Tasmania (Tasmanian Devil) là một trong những loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới, hầu hết sống tập trung ở đảo Tasmania, phía nam Australia. Đầu những năm 1990, một loại bệnh khá kỳ lạ xuất hiện ở quỷ Tasmiania, khiến mặt và mồm chúng có các khối u.

Căn bệnh này được đặt lên là bệnh u mặt ở quỷ Tasmania, lây lan từ con này sang con khác. Ngày nay, trên 95% quỷ Tasmania cuối cũng sẽ mắc căn bệnh này ở một thời điểm nào đó trong đời.

Kỳ lạ đại dịch ung thư lây truyền qua vết cắn và muỗi đốt - Hình 1

Một con quỷ Tasmania bị ung thư mặt. Ảnh: National Geographic

Điều khiến căn bệnh này đặc biệt là nó không phải do một số mầm bệnh thông thường gây ra như vi khuẩn hay virus rồi kích thích hình thành ung thư ở vật chủ, mà bản thân tế bào ung thư được truyền và phát triển bên trong cũng như bên ngoài vật chủ mới. Năm 2014, lại có thêm một dòng đặc biệt của loại ung thư này phát triển và vẫn đang lây lan ở loài này tới ngày nay.

Về cơ chế lây truyền bệnh, quỷ Tasmania truyền bệnh cho nhau khi đánh nhau hoặc giao phối. Tế bào ung thư truyền qua vết cắn khi hai con vật thực hiện hai hoạt động trên.

Sau khi đã vào cơ thể của con quỷ Tasmania khác, tế bào ung thư tiếp tục sinh sôi và cuối cùng giết chết vật chủ trong vòng 6 tháng. Quỷ Tasmania chết vì nhiễm ung thư và suy các nội tạng, hoặc chết vì không thể ăn do kích thước khối u lớn dần trên mồm và mặt. Đôi khi khối u còn đẩy cả răng quỷ Tasmania ra ngoài hoặc khiến chúng vỡ xương hàm.

Video đang HOT

Cũng có một số con quỷ Tasmania chống đỡ tốt hơn với bệnh ung thư khi có thể sống tới 2 năm sau khi nhiễm bệnh. Do chống chọi tốt hơn nên khi những con quỷ Tasmania này sinh con, con chúng cũng có khả năng chống đỡ tốt hơn với bệnh ung thư. Nhờ khả năng tiến hóa nhanh chóng này mà số cá thể quỷ Tasmania không suy giảm nhanh như trước mà đã có xu hướng ổn định trong vài năm trở lại đây. Không những thế, có vài chục con còn khỏi bệnh.

Vậy ung thư đã từng lây từ người này qua người khác như ở quỷ Tasmania chưa? Trong thực tế, điều này đã xảy ra nhiều lần.

Một trường hợp như vậy đã xảy ra với một bác sĩ phẫu thuật 53 tuổi trong những năm 1990. Nghiên cứu về trường hợp này cho biết bác sĩ đã phẫu thuật cho một bệnh nhân 32 tuổi để cắt bỏ khối u ở bụng. Khi phẫu thuật, bác sĩ vô ý đứt tay. Vết thương ngay lập tức được sát khuẩn. Tuy nhiên, 5 tháng sau, bác sĩ này đã mọc một khối u trên bàn tay tại đúng chỗ ông đã đứt tay khi phẫu thuật. Khi cắt bỏ và phân tích khối u trên tay bác sĩ, người ta phát hiện ra khối u này hình thành từ các tế bào của bệnh nhân mà bác sĩ đã phẫu thuật. Một phần tế bào của bệnh nhân đã tạm sống trên vật chủ khác.

Trong tình huống tương tự năm 1986, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã tiêm tế bào ung thư ruột kết vào chuột và vô tình chọc kim tiêm vào tay. Vài tuần sau, một khối u phát triển ở vị trí vết kim tiêm chọc vào tay và được cắt bỏ.

Năm 2007, bốn người nhận tạng từ một phụ nữ lớn tuổi vừa chết vì đột quỵ. Khi gan, phổi, thận của người này được ghép vào 4 người khác, cả bốn người đều mắc ung thư không lâu sau đó. Trong đó, 3 người tử vong. Phân tích về sau cho thấy tế bào ung thư ở người hiến tạng đã lây lan thông qua bộ phận ghép. Người hiến tạng không hay biết mình mắc ung thư vú.

Năm 2014, một người đàn ông Colombia gặp vấn đề sức khỏe và đã tới bệnh viện kiểm tra. Khi tìm hiểu, các bác sĩ phát hiện khối u trong phổi, gan và tuyến thượng thận bệnh nhân. Tiến sĩ Atis Muehlenbachs, bác sĩ phân tích các tế bào ung thư của bệnh nhân này cho biết: “Trông như ung thư, nhưng khối u lại gồm các tế bào không phải của con người”.

Kỳ lạ đại dịch ung thư lây truyền qua vết cắn và muỗi đốt - Hình 2

Tế bào ung thư của sán dây đã lây nhiễm vào vật chủ. Ảnh: CDC

Họ đã phân tích ADN và phát hiện ra đó là tế bào của sán dây. Có nghĩa là tế bào ung thư ở sán dây đã truyền sang vật chủ. Không may cho bệnh nhân nói trên, lúc phát hiện ra thì đã quá muộn. Bệnh nhân này còn nhiễm HIV. Ngày nay, bệnh nhân nhiễm virus HIV sống khá bình thường nếu họ duy trì dùng thuốc. Nhưng khi đó, biết mình vừa nhiễm HIV vừa mắc một loại ung thư lạ, bệnh nhân nói trên đã từ bỏ hy vọng sống và từ chối điều trị trong những tuần mà các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh ung thư.

Như vậy, đã có nhiều trường hợp bệnh ung thư có thể lây từ người này sang người khác và là vấn đề với một số loài động vật như quỷ Tasmania. Vậy tại sao chưa từng có đại dịch ung thư lây lan giữa người với người?

Để ung thư truyền từ người này sang người kia, tế bào ung thư từ người này phải xuất hiện ở người kia. Giả sử điều này có thể xảy ra thì hệ miễn dịch của vật chủ mới cũng sẽ nhận diện ra tế bào ngoại lai và tiêu diệt nó ngay tức khắc.

Ngoại lệ chỉ xảy ra khi hệ miễn dịch của vật chủ mới bị tổn thương nghiêm trọng, như bệnh nhân AIDS hoặc người uống thuốc ức chế miễn dịch. Ví dụ như trường hợp một trong 4 người nhận tạng của người hiến mắc ung thư vú nói trên. Trong khi ba người kia tử vong thì người này vẫn sống sau khi được cắt bỏ bộ phận hiến tặng. Các bác sĩ đã cắt thận có tế bào ung thư và sau đó người này có thể ngừng dùng thuốc ức chế miễn dịch, khiến hệ miễn dịch có thể tiêu diệt tế bào ung thư ngoại lai. Các bác sĩ cũng điều trị ung thư kịp thời cho bệnh nhân này. Nhờ cả hai biện pháp, bệnh nhân đã không còn tế bào ung thư nhiễm từ bộ phận ghép của người hiến tặng.

Cũng có trường hợp đặc biệt khi tế bào ung thư đã biến đổi tới mức hệ miễn dịch khó phát hiện. Đây là trường hợp xảy ra với bác sĩ phẫu thuật có khối u mọc ở chỗ đứt tay. Khi đó, để tìm hiểu xem tại sao cơ thể bác sĩ không loại bỏ khối u ngoại lai theo phản ứng tự nhiên, người ta đã kiểm tra xem bác sĩ này có khiếm khuyết miễn dịch nào không. Kết quả xét nghiệm không phát hiện ra điều gì, có nghĩa là bản thân tế bào ung thư dường như đã che mắt hệ miễn dịch của bác sĩ để phát triển thành công.

Việc lây lan ung thư từ người này qua người khác thường không phải là mối lo ngại lớn với con người, cho dù đã có trường hợp tế bào ung thư lan sang và phát triển thành công trên vật chủ mới. Nguyên nhân cơ bản là khác với quỷ Tasmania, con người không thường ngẫu nhiên cắn nhau như loài vật trên. Ngoài ra, khả năng tế bào ung thư truyền từ người này sang người kia thành công là cực kỳ thấp và khả năng hệ miễn dịch không tiêu diệt được tế bào ung thư ngoại lai cũng cực kỳ thấp.

Kỳ lạ đại dịch ung thư lây truyền qua vết cắn và muỗi đốt - Hình 3

Chuột đồng Syria lây ung thư cho nhau qua muỗi đốt.

Mặc dù khả năng đại dịch ung thư có thể lây lan là hầu như khó xảy ra, nhưng rõ ràng là nó vẫn có phần nhỏ nguy cơ. Có lẽ trường hợp gây lo ngại hơn cả ở quỷ Tasmiania là loài chuột đồng Syria. Ở loài này, một loại tế bào ung thư đã thực sự truyền từ con này sang con khác chủ yếu qua con đường muỗi đốt.

Steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, dùng steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân u lympho không Hodgkin và đưa ra khuyến cáo hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc này cho nhóm bệnh nhân này.

Theo một phân tích dữ liệu thực từ các bệnh nhân tại Anh sử dụng steroid cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin tế bào B (B-NHL) độ ác tính cao tái phát/khó chữa sau khi đã điều trị liệu pháp CAR-T có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáng kể. Phân tích cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân đã trải qua nhiều đợt hóa trị trước đó cũng có nguy cơ đặc biệt sau khi điều trị.

Steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư - Hình 1

Sử dụng steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

TS. Lorna Neill, Khoa Huyết học, Bệnh viện Đại học London, Bệnh viện NHS Foundation Trust, đã xem xét hồ sơ của 60 bệnh nhân B-NHL (độ ác tính cao) được điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR-T, hơn một phần ba trong số đó đã từng được điều trị ít nhất ba phác đồ trị liệu.

Phân tích cho thấy nguy cơ nhiễm trùng sau khi điều trị bằng CAR-T đã tăng lên 4,3 lần ở những bệnh nhân đã nhận ít nhất ba phác đồ điều trị trước đó, sử dụng steroid làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên 3,8 lần. Bà cũng lưu ý rằng, nhóm bệnh nhân này không dùng kháng sinh dự phòng trước đó hoặc globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch.

TS. Catherine Diefenbach, Giám đốc Chương trình Lymphoma Lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Perlmutter, New York, Hoa Kỳ, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng nhiễm trùng sau liệu pháp CAR-T là một vấn đề thực tế. Tuy nhiên, điều này có lẽ không nổi bật khi tế bào CAR T bị hạn chế ở những nơi chuyên biệt. Quan trọng hơn, kết quả này cung cấp thêm lý do chống lại kê đơn steroid kéo dài, và thuốc kháng sinh dự phòng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân đặc biệt có nguy cơ cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?
08:20:15 15/11/2024
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
08:41:52 15/11/2024
Biểu hiện của thiếu vitamin C
11:46:31 15/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024

Tin đang nóng

Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Khánh Thi khoe giảm 10kg, Phan Hiển đã vội để lại dòng tin nhắn khen vợ mùi mẫn
06:56:40 17/11/2024
Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai
07:18:41 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024

Tin mới nhất

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ

08:17:41 15/11/2024
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim... hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích

08:01:35 15/11/2024
Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng... Đây chính là điều khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên thực hiện các bài tập thư giãn để phá vỡ chu kỳ lo lắng và đau đớn.

Có thể bạn quan tâm

4 tỉnh, thành Đông Nam Bộ tham gia chương trình Famtrip khảo sát điểm đến du lịch tại Thanh Hóa

Du lịch

08:39:38 17/11/2024
Nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (Sở VHTT-DL) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Famtrip tham quan

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Thế giới

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

Tin nổi bật

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Quản lý chặt và nghiêm trị hành vi mua bán, sử dụng trái phép xyanua

Pháp luật

08:25:20 17/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân, việc siết chặt quản lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến xyanua là vô cùng cần thiết.

Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024

Người đẹp

08:19:54 17/11/2024
Người đẹp Tatiana Calmell đến từ Peru, sở hữu nhan sắc nổi bật, phong thái tự tin và kỹ năng trình diễn ấn tượng, được dự đoán sẽ đăng quang Miss Universe 2024.

Bạn gái hớn hở nhận lời cầu hôn với nhẫn kim cương của tôi, nhưng vừa biết mức lương hàng tháng thì quay ngoắt 360 độ

Góc tâm tình

08:06:34 17/11/2024
Bạn gái cứ hỏi về lương. Tôi cố tình nói dối để thử lòng cô ấy và cái kết khó đỡ. Tôi yêu Vi được hơn nửa năm nay. Công việc bận rộn nên chúng tôi nói chuyện qua điện thoại là chủ yếu.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang

Nhạc quốc tế

07:33:07 17/11/2024
Rời RIIZE nhưng Seunghan vẫn là một nghệ sĩ của SM. Đến sáng 15/11, công ty này thông báo sẽ cho Seunghan debut solo.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.