Kỳ 1: Bi kịch trong tâm hồn trẻ
Ở độ tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định, các em HS rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của người lớn để phát triển toàn diện.
Vậy nhưng, nhiều bậc cha mẹ mải làm ăn, không có thời gian quan tâm, chia sẻ, khiến trẻ không được định hướng, tháo gỡ kịp thời những khúc mắc trong cuộc sống. Trong phút bồng bột, các em đã tìm đến các giải pháp tiêu cực, dẫn đến nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra…
Công tác chăm sóc sức khỏe cho HS trong nhà trường không chỉ quan tâm mặt thể chất mà còn cần chú trọng mặt tâm lý, tinh thần cho các em. Trong ảnh: Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Châu Đức tư vấn sức khỏe cho HS tại Trường TH Lê Hồng Phong (huyện Châu Đức). Ảnh: HOÀNG HƯỜNG
VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Cách đây không lâu, một HS lớp 8 ở TP. Vũng Tàu đã nhảy lầu dẫn đến chấn thương nặng, phải nhập viện cấp cứu. Theo thông tin từ nhà trường, sự việc xảy ra trong tiết Toán, HS này đã ra ngoài và bất ngờ nhảy xuống từ tầng 2. Phát hiện sự việc, giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng đưa em đi cấp cứu và thông báo cho gia đình. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân. Nhà trường, bạn bè và lãnh đạo ngành GD-ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên em sớm ổn định sức khỏe, tinh thần để trở lại trường.
Theo bác sĩ Võ Quốc, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần tỉnh, những trường hợp trẻ có hành động tự làm tổn thương bản thân như trên thường do trẻ mắc chứng rối loạn tâm lý tuổi học đường. Có thể trẻ đã có những rối loạn lo âu từ trước nhưng gia đình không biết.
Hành động tự gây tổn thương cho mình của trẻ giống như “giọt nước tràn ly”. Bác sĩ Quốc phân tích, rối loạn lo âu ở trẻ ban đầu là những lo lắng tự phát kéo dài, có thể do những biến cố gia đình như ba mẹ ly dị, mất mát trong gia đình, hay áp lực học tập, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống của các em… Điều đó làm cản trở về mặt giao tiếp xã hội của trẻ, gián đoạn khả năng hoạt động của trẻ ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống xã hội khác.
Bác sĩ Quốc cho hay, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn lo âu. Phần lớn các trường hợp khi được đưa đến khám đều đã ở giai đoạn vừa và nặng, việc điều trị rất khó khăn, tỷ lệ phục hồi thấp. Đơn cử, một HS ở tuổi THCS bị rối loạn lo âu khá nặng với những triệu chứng dễ kích động, mất ngủ, không muốn giao tiếp. Trước đó, em đã chịu cú sốc do ba mẹ ly dị, em phải ở với ba.
Quãng thời gian ở với ba, do buồn chán, em bỏ bê học hành và thường xuyên bị ba la mắng. Sau đó, em trốn học, bỏ nhà đi. Mẹ em biết tin đã đi tìm và đưa em về nuôi. “Khi ở cùng, người mẹ mới phát hiện em có dấu hiệu bất thường nên đã đưa đi khám. Trường hợp này phải kết hợp thuốc và trị liệu tâm lý trong thời gian dài mới có hy vọng phục hồi”, bác sĩ Quốc chia sẻ.
CẦN PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM
Video đang HOT
Theo bác sĩ Quốc, đặc điểm rối loạn tâm lý học đường thường gặp gồm rối loạn lo âu và rối loạn tăng động, giảm chú ý. Rối loạn lo âu thường tập trung nhiều ở độ tuổi THCS, THPT, nặng hơn là trầm cảm trẻ em. Khi bị rối loạn, trẻ hay có những biểu hiện như chán học, không tập trung (hay nói chuyện, nghịch quá mức trong lớp…), thích ở một mình, không muốn giao tiếp, liên tục than phiền về bản thân… Về sức khỏe, trẻ thường hay đau đầu, đau bụng. Ở giai đoạn nặng hơn, trẻ bỏ ăn, từ chối tiếp xúc, mất ngủ, dễ kích động… Nếu những vấn đề tâm lý trên không được giải quyết, trẻ dễ có những hành vi đáng tiếc.
Kêt qua nghiên cưu đê tai câp tinh vê sưc khoe tâm ly, tâm thân HS cấp THCS trên đia ban tinh trong năm 2017 cua Thac si Nguyên Văn Hông (Trương CĐ Sư phạm BR-VT) cho thây, hơn 19% HS THCS đươc điêu tra co biêu hiên rôi loan vê sưc khoe tâm thân, hơn 13% HS co biêu hiên trâm cam va 13% HS co biêu hiên rôi loan lo âu, lêch lac vê cam xuc va hanh vi, rôi loan ưng xư, xung đôt bao lưc… Những con số này cho thấy, trẻ ở độ tuổi THCS gặp những rối loạn về tâm lý là khá phổ biến.
Bác sĩ Quốc cho rằng, do tác động của môi trường xung quanh, trẻ em ngày nay phát triển về mặt tâm sinh lý sớm hơn. Trẻ cũng chịu nhiều áp lực trong học tập, xung đột gia đình nhiều hơn. Những điều này khiến trẻ dễ bị rối loạn sức khỏe tâm lý và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể trở lại với cuộc sống bình thường.
Về góc độ tâm lý, thạc sĩ tâm lý Trần Thị Hương, Giám đốc Trung tâm tư vấn trị liệu Vũng Tàu (124-126 Lê Lợi, TP. Vũng Tàu) cho rằng, trẻ ở lứa tuổi THCS, tâm lý, sinh lý cơ thể nói chung chưa ổn định, rất dễ bị rối loạn, kích thích bởi môi trường. Tâm hồn trẻ mong manh, nhạy cảm, có những chuyện đối với người lớn là bình thường, không đáng quan tâm, nhưng với các em thì không còn là “chuyện nhỏ”. Mặt khác, cuộc sống bận rộn khiến ba mẹ dành ít thời gian quan tâm gần gũi con cái để hiểu được mong muốn, suy nghĩ của trẻ. Nhiều trường hợp thì quan tâm quá mức, lại mang tính áp đặt mọi thứ ba mẹ mong muốn lên con. Trẻ luôn phải cố gắng đạt kỳ vọng quá sức từ ba mẹ, thầy cô, khiến trẻ chịu những áp lực tâm lý dai dẳng.
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện tâm lý bất thường, nếu ba mẹ không thể giúp con giải quyết được thì nên cùng trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ đánh giá chính xác tình trạng tâm lý của trẻ xem có phải là khủng hoảng tâm lý lứa tuổi, hay rối loạn bệnh lý; từ đó sẽ có sự tham vấn, can thiệp phù hợp. Ngoài việc hỗ trợ cho trẻ, chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ cho ba mẹ thay đổi nhận thức và cách ứng xử phù hợp với đặc tính của con mình.
Rối loạn tâm lý ở trẻ được can thiệp bằng 3 phương pháp: Tham vấn cá nhân (tư vấn riêng cho trẻ); tham vấn nhóm (tạo môi trường, nhóm tích cực để trẻ tham gia, hòa nhập trong đó); trị liệu bằng thuốc đối với trẻ đã có dấu hiệu bệnh lý rối loạn tâm thần. Ngoài ra, những liệu pháp massage giảm stress, âm nhạc, vũ điệu… hỗ trợ ổn định cảm xúc, trấn an tinh thần rất tốt cho trẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19. Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện một cuộc khảo sát với 834 HS tại Hà Nội và 726 HS tại Hưng Yên. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm với các mức độ khác nhau ở Hà Nội là 31% và Hưng Yên là gần 19%. Tỷ lệ HS Hà Nội bị stress là gần 39% và tại Hưng Yên là gần 22%. (Còn tiếp)
Từ vụ nữ sinh An Giang tự tử: Công tác tư vấn học đường còn hạn chế?
Chuyên gia cho rằng, đội ngũ làm công tác tư vấn tâm lý học đường chủ yếu vẫn là giáo viên kiêm nhiệm, cơ sở vật chất chưa đảm bảo sự riêng tư, thoải mái để học sinh có thể chia sẻ.
Vụ việc nữ sinh An Giang phải tự tử, do bức xúc, oan ức, xấu hổ bởi những hình phạt từ nhà trường đang gây hoang mang với nhiều gia đình, phụ huynh có con em ở độ tuổi đi học.
Điều đáng nói, nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng là những áp lực tinh thần, mà người thực hiện lại là chính thầy cô giáo, ban giám hiệu nhà trường.
Nữ sinh tìm đến cái chết nhằm minh oan cho bản thân, chứng minh mình không sai. Nhưng sau hành động này của em, người lớn có thể hiểu rằng, học sinh này đang bất lực tận cùng, không còn cách giải quyết nào khác. Giả thuyết rằng, nếu có ai đó tư vấn, tâm sự, chia sẻ và quan tâm cùng nữ sinh này, liệu sự việc đau lòng có xảy ra.
Bức thư tuyệt mệnh của học sinh An Giang trước khi tự tử khiến người lớn phải giật mình.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên có học sinh tự tử do các vấn đề áp lực từ việc học tập. Cũng bởi vậy, các trường học đều xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên, sau những sự việc đáng tiếc như vừa rồi, dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi, bộ phận tư vấn tâm lý học đường ở đâu, khi để học sinh cô đơn, căng thẳng đến mức trầm cảm, tự tử? Liệu công tác tư vấn tâm lý học đường đã thực sự hiệu quả?
PGS.TS Trần Thành Nam, thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thực tế, để đóng vai một người hiểu và đứng về phía các em học sinh, để các em có thể thoải mái chia sẻ những tâm sự giấu kín, thậm chí nói những vấn đề liên quan đến những người uy tín, có vị thế, bao gồm cả thầy cô, gia đình, người đó phải tách ra khỏi các vai trò như giáo viên.
Hiện nay, chỉ một số trường ngoài công lập thuê chuyên gia tâm lý độc lập làm tại phòng tham vấn tâm lý học đường, còn lại hầu hết các trường công lập, chủ yếu vẫn là giáo viên kiêm nhiệm, điều này vi phạm những nguyên tắc đạo đức của người làm nghề tâm lý.
PGS.TS Trần Thành Nam, thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội).
"Người tư vấn tâm lý không được có mối quan hệ đa chiều hoặc song nhiều với thân chủ. Nếu tôi có quan hệ bố mẹ, họ hàng, hay giáo viên thì không thể tư vấn cho học sinh đó. Các em sẽ không có đủ sự tin tưởng để nói ra những mâu thuẫn, ấm ức nhất.
Có thầy cô tiết trước vừa đứng trên bục giảng, tiết sau lại trở thành nhà tư vấn tâm lý, yêu cầu các em nói ra tất cả những gì không hài lòng, vướng mắc ở trường lớp, liệu các em có đủ tin tưởng, thoải mái để nói? Vì vậy, các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay mới chỉ làm tốt vai trò tư vấn thông tin, còn tư vấn tâm lý, sức khỏe tinh thần cho học sinh vẫn rất khó thực hiện", PGS.TS Trần Thành Nam thẳng thắn chỉ ra.
Cũng nói về những hạn chế trong công tác tham vấn tâm lý học đường, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, hiện nay vì không có bộ quy tắc đạo đức, nên thông tin của các thầy cô làm tư vấn tâm lý khi nói chuyện với học sinh có thể bị lộ ra ngoài, hoặc lộ với những giáo viên khác, khiến học sinh cảm thấy không muốn chia sẻ. Đây là nguyên tắc đạo đức bảo mật thông tin và tôn trọng thân chủ của những người làm tham vấn tâm lý.
"Trong khi thực hành tại các nhà trường, thầy cô chưa tuân thủ theo nguyên tắc bảo mật đó. Bản thân phòng tư vấn tâm lý được sắp đặt phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, không gian biệt lập, riêng tư, là không gian thư giãn để các em có thể chia sẻ những câu chuyện đau lòng.
Nhiều nơi cơ sở vật chất còn hạn chế, phòng để làm tư vấn tâm lý sẽ được tận dụng bởi những phòng khác, chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn riêng tư, thân thiện, thoải mái, tạo nên mối quan hệ gần gũi, gắn kết để các em chia sẻ. Ở nhiều trường, không gian ấy còn giống nơi học sinh bị phạt. Nhiều em lên phòng tâm lý với suy nghĩ như đang bị phạt hoặc nhiều người có định kiến, các bạn cần tư vấn tâm lý đang có vấn đề về thần kinh nên mới cần trợ giúp", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Chuyên gia cho rằng, nếu không thay đổi được những điều trên, công tác tư vấn tâm lý học đường vốn có ý nghĩa tốt sẽ không thể phát huy hiệu quả.
Cần những tiêu chuẩn cụ thể
Để nâng cao chất lượng tham vấn tâm lý học đường, đội ngũ chuyên gia tâm lý trong các nhà trường đóng vai trò quyết định. PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, mới đây, Thủ tướng đã ban hành danh mục nghề nghiệp của Việt Nam, trong đó có nghề nhà tâm lý học, chia làm nhà tâm lý học lâm sàng và nhà tâm lý học học đường.
Từ nghiên cứu qua mô hình nhiều quốc gia trên thế giới, ông Nam cho biết, tại các nước khác, việc trở thành nhà tâm lý không hề dễ dàng, phải tuân theo một số tiêu chí nhất định, đảm bảo an toàn cho cộng đồng và danh xưng nghề nghiệp.
Theo đó, tại các nước, để trở thành người làm tham vấn tâm lý trong trường học, hay tư vấn tâm lý nói chung, phải có trình độ tối tiểu là thạc sĩ và đa phần là tiến sĩ. Một số quốc gia quy định, người đó còn phải là thành viên hiệp hội tâm lý quốc gia. Đơn cử như với Singapore, muốn trở thành thành viên hiệp hội tâm lý Singapore, phải có trình độ từ tiến sĩ trở lên, có thời gian thực hành, thực tập theo yêu cầu, có chứng chỉ chứng minh thường xuyên cập nhật kiến thức...
Chương trình học thạc sĩ tâm lý ở một số nước cũng yêu cầu rất chặt về thời gian thực hành để đảm bảo có kỹ năng thực tế khi làm việc với học sinh, ít nhất là 600 giờ thực hành, một số nước yêu cầu cao hơn là 1.900 giờ thực hành hoặc có 2 năm làm việc thực tế dưới sự giám sát của một chuyên gia.
Trước khi ra làm, nhiều nước cũng yêu cầu người này cần vượt qua bài trắc nghiệm của hiệp hội tâm lý quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề, phần lớn bài kiểm tra khả năng ứng phó trước những tình huống lưỡng nan về đạo đức, đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi ra làm việc.
Quay lại chương trình đào tạo của Việt Nam, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng chưa đảm bảo về thời gian thực hành, đồng thời cũng chưa có các quy tắc đạo đức cụ thể: "Chưa có quy tắc nào để cấp chứng chỉ hành nghề, ai tự nhận mình là nhà tâm lý cứ nhận.
Chương trình để tập huấn, cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên để có năng lực tư vấn tâm lý học đường được biên soạn theo 8 modul của Bộ GD-ĐT căn cứ trên thông tư 31, nhưng với thời gian như hiện nay, chủ yếu các thầy cô học và lắng nghe bằng lý thuyết. Thời gian thực hành với các ca rất ít, do không có ca, hoặc có, nhưng không được giám sát bởi những người có trình độ. Nói về bài bản trong tham vấn tâm lý học đường ở Việt Nam chưa có", PGS.TS Trần Thành Nam băn khoăn.
Chuyên gia này cũng cho rằng với cách đào tạo như hiện nay, giáo viên tham vấn tâm lý tại các trường mới chỉ tư vấn được về mặt thông tin, nếu gặp những ca nặng hơn, thì đây chỉ là chốt đầu nhận diện, sau đó sẽ phải chuyển tuyến.
Để nâng cao hiệu quả tham vấn tâm lý học đường, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, khi đã có mã nghề nhà tư vấn tâm lý học đường, cần chính danh chức năng này, ban hành những tiêu chuẩn cụ thể, quy định số giờ thực hành. Đây có thể coi là chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo và cấp phép hành nghề./.
Khám phá những môn học lần đầu tiên có tại Việt Nam ở VinUni Giáo dục thể chất cho... tinh thần, học cách động não, rèn luyện khả năng tự nhận biết và phát huy năng lực bản thân là những môn học khác biệt, chưa từng xuất hiện trên bất cứ giảng đường đại học nào ở Việt Nam. Theo PGS.TS Vũ Anh Dũng, Healthy Lifestyle dạy sinh viên cách có một cuộc sống lành mạnh...