Korean Air sẽ ngừng sử dụng máy bay cỡ lớn trong 10 năm tới
Korean Air Lines Co, hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc, vừa cho biết hãng sẽ ngừng hoạt động máy bay chở khách 4 động cơ trong vòng 10 năm tới để chuyển mô hình kinh doanh sang máy bay cỡ nhỏ hơn cho các chuyến bay đường dài.
Máy bay của hãng hàng không Korean Air. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Tổng giám đốc điều hành Cho Won-tae, Korean Air có kế hoạch loại bỏ dần các máy bay Airbus A380 trong vòng 5 năm tới và các máy bay Boeing 747-8I trong vòng một thập niên.
Korean Air hiện đang khai thác 10 máy bay A380-800s và 10 máy bay B747-8is, trong khi Asiana Airlines có 6 máy bay A380-800s, hầu hết đã ngừng hoạt động kể từ tháng 3/2020 sau đại dịch COVID-19.
Korean Air đặt mục tiêu thành lập một pháp nhân hợp nhất với Asiana Airlines vào năm 2024 sau khi hoàn tất quá trình tiếp quản vào năm tới với các quy trình quản lý đang được thực hiện.
Máy bay A380 và B747 hầu hết đã hoạt động trên các tuyến đường bay dài, nhưng các hãng hàng không đang dần chuyển sang loại máy bay hai động cơ có thể vận chuyển một lượng lớn hành khách với chi phí cạnh tranh, bao gồm A350 của Airbus hay 787 Dreamliner của Boeing.
Chính phủ Ấn Độ cho phép nhập khẩu thiết bị y tế
Ấn Độ đã cho phép nhập khẩu các thiết bị y tế thiết yếu, đặc biệt là thiết bị oxy nhằm chống chọi với dịch COVID-19 đang hoành hành tại nước này.
Xe cứu thương chở bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trong thông báo ngày 29/4, Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal cho biết quyết định nhập khẩu thiết bị y tế cho hiệu lực trong 3 tháng, theo đó các nhà nhập khẩu được phép nhập danh mục hàng hóa y tế gồm máy tạo oxy, máy áp lực dương liên tục (CPAP), bình oxy cỡ nhỏ, hệ thống nạp oxy, bình chứa oxy bao gồm bình đông lạnh, máy làm giàu oxy và các thiết bị khác có thể tạo ra oxy.
Theo Bộ trưởng Goyal, các nhà nhập khẩu thiết bị y tế phải khai báo bắt buộc sau khi thông quan và trước khi bán sản phẩm. Trong khi đó, Bộ phụ trách các vấn đề người tiêu dùng cũng ban hành văn bản chính thức xác định Ấn Độ đang có nhu cầu lớn về các thiết bị y tế trong bối cảnh hiện tại là thời điểm nguy cấp xuất phát từ những lo ngại về vấn đề y tế cũng như nguồn cung cho ngành y tế trong nước.
Ấn Độ đã bắt đầu chấp nhận các khoản tài trợ và viện trợ từ nước ngoài trong bối cảnh quốc gia Nam Á này rơi vào tình trạng thiếu oxy, thuốc men và các thiết bị liên quan do dịch COVID-19 bùng phát. Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla cho biết đến nay đã có 40 nước cam kết hỗ trợ vật tư y tế cho Ấn Độ
Trong diễn biến liên quan, hai hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana Airlines cho biết đang sắp xếp các chuyến bay đưa công dân từ Ấn Độ về nước trong tháng 5 tới.
Dự kiến Korean Air sẽ cung cấp 1 chuyến bay và Asiana Airlines là 4 chuyến bay. Các chuyến bay này cần phải được Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc phê duyệt. Theo kế hoạch, các chuyến bay từ Ấn Độ sẽ hạ cánh xuống sân bay tại Incheon đảm bảo số hành khách chỉ chiếm dưới 60% số ghế trên máy bay và tỷ lệ người Hàn Quốc vượt quá 90% tổng số hành khách.
Korean Air và Asiana Airlines đã lần lượt tạm ngừng các chuyến bay đến thủ đô New Delhi của Ấn Độ kể từ tháng 3/2020 và tháng 7/2019, do Ấn Độ đã tăng cường các biện pháp hạn chế nhập cảnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng của số ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Bị cả đàn chim bủa vây, máy bay không thể cất cánh rời Tân Sơn Nhất Chiếc máy bay của Hãng hàng không Korean Air buộc phải tạm dừng khởi hành vì bất ngờ phát hiện cả đàn chim én "nhởn nhơ" trên đường băng. Sự việc nói trên xảy ra với chuyến bay mang số hiệu KE686 tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), sáng 20/5. Máy bay của Hãng hàng không Korean Air (Ảnh:...