Kinh nghiệm mở lại trường học an toàn trong dịch COVID-19 ở một số quốc gia
Dựa trên kinh nghiệm đối phó với đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm, nhiều quốc gia đã rất thành công trong việc duy trì mở cửa trường học.
Mở cửa trường học đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia khi áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19″. Các tổ chức UNICEF và UNESCO cũng khuyến cáo trong đại dịch rằng nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng phải là trường học.
Theo khảo sát của UNESCO, hàng chục quốc gia – trong đó có Brazil, Pháp, Kazakhstan, Mexico, Palestine và Ukraine – đã áp dụng hệ thống giám sát “đèn giao thông” để đưa ra các biện pháp phòng dịch khác nhau tại trường học, tùy theo mức độ lây nhiễm như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, thông gió, cũng như điều chỉnh khoảng cách trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, các quốc gia này cũng phân chia các lớp học theo các trường hợp cụ thể để tránh ảnh hưởng đến tất cả học sinh trong trường. Các quốc gia như Canada, Pháp, Anh và Italy cũng đang áp dụng chiến lược xét nghiệm nhanh hàng loạt đối với học sinh.
Tại Mỹ, trước khi biến thể Omicron bùng phát, các trường học đã mở cửa an toàn nhờ tỉ lệ bao phủ vaccine cao. Theo hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) hồi tháng 12/2021, các học sinh tiếp xúc gần người mắc COVID-19 sẽ không cần tự cách ly và nghỉ học tại nhà. Điều kiện duy nhất là các em phải có kết quả âm tính liên tục trong những ngày sau tiếp xúc.
Biện pháp phòng dịch tại các trường học ở Mỹ được thực hiện theo chiến lược “Test to Stay”. Đây là công cụ hữu ích trong chiến lược phòng dịch theo lớp, bao gồm việc thúc đẩy tiêm chủng cho học sinh và nhân viên đủ điều kiện, yêu cầu tất cả học sinh từ 2 tuổi trở lên đeo khẩu trang trong trường học, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa các học sinh, xét nghiệm sàng lọc, thông gió, rửa tay và ở nhà khi mắc bệnh.
Video đang HOT
Học sinh tiểu học quay trở lại trường học ở Den Bosch, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Dù ghi nhận số ca mắc mới gia tăng trong làn sóng Omicron, Australia vẫn quyết tâm mở cửa trường học. Hai bang đông dân nhất của nước này – New South Wales (NSW) và Victoria – đã công bố kế hoạch khai giảng năm học ngay cả khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Giới chức cho biết sẽ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho học sinh mỗi tuần 2 lần nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại trường học. Họ cũng đề nghị các bậc phụ huynh sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh để sàng lọc COVID-19 cho con em mỗi tuần 2 lần. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, phụ huynh cần thông báo cho trường học và chính quyền.
Bên cạnh đó, giáo viên và học sinh tại các trường phổ thông bắt buộc phải đeo khẩu trang, học sinh tiểu học được khuyến khích đeo khẩu trang. Các trường cũng sẽ hạn chế tối đa tiếp xúc giữa các nhóm lớp cũng như hạn chế khách tới trường. Nhân viên trường học tại NSW và Victoria đều phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Riêng các giáo viên tham gia giảng dạy tại bang Victoria phải tiêm mũi tăng cường trước hạn chót là cuối tháng 2 tới.
Học sinh đeo khẩu trang trở lại trường học ở Los Angeles (Mỹ). Ảnh: Shutterstock
Mỗi quốc gia sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để quyết định lứa tuổi học sinh nào được quay lại trường học đầu tiên. Đan Mạch và Na Uy đã ưu tiên mở lại trường mầm non và tiểu học để giải quyết việc trông trẻ cho phụ huynh. Cách tiếp cận này được đưa ra khi giới chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ là một trong những nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan virus thấp nhất.
Một số quốc gia khác đã ưu tiên mở cửa trường học cho học sinh cuối cấp. Ví dụ, sinh viên năm cuối ở Đức sẽ được trở lại trường để thi cuối kỳ. Giới chức cho rằng nhóm này có thể chất tốt hơn và có ý thức tuân thủ các qui định về sức khoẻ và an toàn hơn nhóm học sinh nhỏ tuổi hơn.
Hỗ trợ về mặt tinh thần – xã hội, hỗ trợ giáo viên và đảm bảo nguồn lực tài chính cũng là điều cần thiết để thực hiện hiệu quả các giao thức phòng dịch khi tái mở cửa trường học. Các trường học cũng phải đưa ra phương án dự phòng nhân sự, trong đó có việc sử dụng giáo viên đã nghỉ hưu hoặc đang đi học, tham gia giảng dạy khi thiếu giáo viên. UNESCO đã nhiều lần kêu gọi tăng cường nỗ lực tiêm chủng cho giáo viên vì tại một số ít quốc gia, giáo viên không được phân loại vào bất kỳ nhóm ưu tiên nào.
Trường Tiểu học Darwin ở Chicago, Illinois. Ảnh: Reuters
Ông Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết nếu các trường học đang lên kế hoạch đường mở cửa trở lại, chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để đưa tất cả trẻ em trở lại trường và khắc phục những tổn thất trong học tập. Nếu không có biện pháp khắc phục và tập trung vào những học sinh dễ bị tổn thương nhất, đại dịch COVID-19 sẽ mang lại những hậu quả lâu dài nghiêm trọng. Nó không chỉ kéo lùi hàng thập niên tiến bộ về giáo dục, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng cố hữu trong việc tiếp cận giáo dục, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần và tương lai của cả một thế hệ.
Theo số liệu mới được UNESCO công bố vào ngày Quốc tế Giáo dục 24/1, đã có 135 quốc gia trên thế giới mở cửa lại trường học. Chỉ còn một số ít quốc gia, khoảng 25 nước, vẫn tạm thời hoãn mở cửa bằng cách kéo dài kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Chỉ còn trên 10 quốc gia trên thế giới vẫn đóng cửa trường học và chuyển hoàn toàn sang hình thức học trực tuyến thay vì học trực tiếp khi biến thể Omicron lan rộng. Con số này hoàn toàn trái ngược với cùng kỳ năm ngoái, khi hầu hết các trường học đều phải đóng cửa và việc học tập hoàn toàn phải diễn ra theo hình thức trực tuyến ở 40 quốc gia.
“Ngành giáo dục tiếp tục bị gián đoạn sâu sắc bởi đại dịch, nhưng tất cả các quốc gia hiện đều nhận thức rõ về tổn thất lớn lao của việc đóng cửa các trường học suốt 2 năm qua. Việc mở rộng tiêm chủng và những kinh nghiệm đối phó với đại dịch sẽ giúp các quốc gia thiết lập một mô hình mới dựa trên các giao thức sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trường học”, ông Azoulay nói.
Bão Ana làm gần 80 người thiệt mạng tại miền Nam châu Phi
Ngày 27/1, số người thiệt mạng do bão Ana hoành hành tại 3 nước miền Nam châu Phi đã tăng lên 77 người, trong khi các đội cứu hộ khẩn cấp đang nỗ lực khắc phục hậu quả của cơn bão.
Bão nhiệt đới Ana hoành hành gây ngập lụt tại Madagascar. Ảnh: AP
Mang theo những cơn mưa xối xả, bão nhiệt đới Ana đã đổ bộ Madagascar ngày 24/1 trước khi tiến vào Mozambique và Malawi. Tối 27/1, Madagascar đã ban bố tình trạng thảm họa thiên tai khi số người thiệt mạng do bão Ana tăng lên 48 người. Mozambique ghi nhận 18 người thiệt mạng và Malawi ghi nhận 11 người người thiệt mạng.
Tại 3 nước trên, hàng chục nghìn ngôi nhà đã bị phá hỏng do bão. Một số nhà bị sập do mưa lớn và các nạn nhân bị mắc kẹt trong những đống đổ nát. Mực nước sông dâng cao do mưa lớn đã cuốn phăng các cây cầu và nhấn chìm các cánh đồng, gia súc và phá hủy sinh kế của các gia đình nông thôn.
Tại Madagascar, 130.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Ở thủ đô Antananarivo, các trường học và phòng tập thể dục đã được trưng dụng làm nơi trú ẩn khẩn cấp cho những người sơ tán tránh bão. Tại miền Bắc và miền Trung Mozambique, bão Ana đã phá hủy 10.000 ngôi nhà, hàng chục trường học và bệnh viện, đồng thời làm đứt đường dây tải điện. Tại Malawi, chính phủ đã phải ban bố tình trạng thảm họa thiên tai. Tình trạng mất điện xảy ra trên hầu hết cả nước vào đầu tuần này sau khi nước lũ ảnh hưởng tới các trạm phát điện. Nguồn điện đã được khôi phục vào ngày 27/1 ở nhiều nơi của nước này, song nhiều mạng lưới điện đã bị phá hủy.
Giới chức 3 nước trên vẫn đang đánh giá mức độ thiệt hại do bão Ana gây ra. Trong khi đó, Mozambique và các cơ quan thời tiết quốc tế cảnh báo rằng một cơn bão khác, có tên Batsirai, đã hình thành trên Ấn Độ Dương và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền trong những ngày tới. Liên hợp quốc (LHQ) cho biết bão Batsirai "có thể phát triển thành một cơn bão nhiệt đới mạnh trong vài ngày tới".
Các quốc gia ở miền Nam châu Phi, đặc biệt là Mozambique, đã liên tục hứng chịu những cơn bão có sức tàn phá mạnh trong những năm gần đây.
Taliban nêu thời điểm nữ sinh Afghanistan được đến trường Lãnh đạo cấp cao của Taliban cho biết lực lượng này đang chủ trương cho phép nữ sinh Afghanistan đến trường từ tháng 3 tới. Một lớp học dành cho nữ sinh tại Herat, Afghanistan. Ảnh: AP Kênh Al Jazeera dẫn lời người phát ngôn chính phủ Afghanistan kiêm Thứ trưởng Văn hóa và Thông tin nước này-ông Zabihullah Mujahid ngày 15/1 cho...