Kinh nghiệm hay phân biệt rau sạch, rau bẩn
Đâu là rau sạch, rau an toàn và đâu là rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là câu hỏi luôn đặt ra với các bà nội trợ. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết để tham khảo.
Mướp đắng
Những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.
Non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
Rau xanh ngắt, non mơn mởn đó là rau có nhiều phân đạm
Đậu cô ve
Những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.
Giá đỗ
Video đang HOT
Những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ “kinh dị”: Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.
Không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và cũng dễ bị độc hại khi ăn.
Khi chế biến các loại rau có bẹ (rau cải, cải thảo…) nên tách rời từng lá và cắt bỏ phần gốc lá, nhặt bỏ những lá sâu, ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước có hòa thuốc tím khoảng 15 phút, sau đó vớt ra đem rửa kỹ dưới vòi nước chảy vài lần rồi mới chế biến.
Cách làm này tuy đơn giản, nhưng rất hiệu quả, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám dính trên rau, có tác dụng sát khuẩn, tẩy rửa trứng giun, sán trên rau, qua đó giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm thuốc hóa học và các vi sinh vật có hại vào cơ thể người dùng, nhất là khi ăn rau sống.
Bảo Hân
Theo Dan Viet
7 loại rau, củ giải nhiệt mùa hè
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình và gia đình những món ngon, mát, bổ trong những ngày hè nóng nực.
Đậu xanh
Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc, đậu xanh là loại thực phẩm lý tưởng vào mùa nắng nóng. Có thể dùng đậu xanh để nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ đều giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc. Ảnh minh họa
Bí đao
Ngoài việc dùng phần cùi để nấu canh hay ép nước uống, bạn còn có thể tận dụng vỏ bí để sắc uống thay trà.
Bí đao mát, giải nhiệt tốt. (Ảnh minh họa)
Dưa chuột
Vị ngọt, tính mát, lợi tiểu là những ưu thế của loại quả này. Bạn có thể ăn sống, trộn nộm, làm dưa góp hoặc muối cả trái.
Rau dền
Loại rau giúp thanh nhiệt này đặc biệt lợi đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine.
Rau dền chứa sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine. (Ảnh minh họa)
Chanh
Vị chua, tính bình, giúp giải khát rất tốt vào mùa nắng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát... Có thể dùng chanh tươi pha với đường làm nước giải khát, ngâm với muối hoặc làm gia vị trong bữa ăn.
Mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể ăn tươi, luộc, xào, nấu canh hoặc thái miếng, phơi khô hãm nước uống thay trà. Tuy đắng nhưng nó kích thích tiết ra insulin, người thường xuyên ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường.
Rau cần
Thanh nhiệt, lợi niệu, rau cần là lựa chọn lý tưởng cho người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh lý về tuyến giáp.
Mai Anh
Theo Dan Viet
Họa thực phẩm "bẩn": Rau ơi là rau! Nhu cầu sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày còn phổ biến hơn cả thịt, cá... nhưng trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng (NTD) đang ăn phải các loại rau không an toàn vệ sinh thực phẩm. Điệp khúc buồn rau "bẩn" Chỉ riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày đã tiêu thụ hàng ngàn tấn...