Kinh nghiệm dạy – học tiếng Anh mầm non ở một số nước Châu Á
Giống như nhiều nước ở Châu Á, việc học tiếng Anh ở Hồng Kông (Trung Quốc) được các bậc phụ huynh xem là con đường trải hoa hồng để đi tới thành công. Trẻ em Hồng Kông nói tiếng Trung là ngôn ngữ thứ nhất, song các bé thường bắt đầu học tiếng Anh từ khi mới 3 tuổi.
Một giáo viên nước ngoài chơi đùa với trẻ nhỏ tại Lễ hội ngoại ngữ Bắc Kinh 2013.
Theo một khảo sát của Đại học Hồng Kông, phần lớn các bé mẫu giáo 5 tuổi đều học tiếng Anh, thậm chí có nhiều trường dạy từ 3 tuổi. Tiếng Anh được coi là một môn đặc biệt, được dạy bởi các giáo viên chuyên gia Anh ngữ. Sau các tiết học tiếng Anh ở trường mẫu giáo, các bé cũng được giao bài tập về nhà nhẹ nhàng để ôn luyện. Trong khi đó, ở trường, các giáo viên luôn cố gắng tạo lập môi trường song ngữ (Trung – Anh).
Ở Trung Quốc đại lục, trong những năm gần đây, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc cho con cái học tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non. Họ không muốn con cái mình mất khả năng cạnh tranh ngay từ vạch xuất phát – Zhang Yang, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Huidian nói. Theo báo cáo của Huidian, vài năm tới có thể là thời kỳ vàng son để phát triển thị trường dạy Anh ngữ cho trẻ mầm non, dự kiến sẽ tăng trưởng với tỉ lệ hơn 20%.
Ở nước này có khoảng 180 triệu trẻ dưới 8 tuổi, và hơn 20 triệu trẻ chào đời mỗi năm. Các bậc cha mẹ ngày càng nhận thức rằng, tiếng Anh là kỹ năng có giá trị đối với con cái họ. Đặc biệt đối với những gia đình trung lưu, nhiều người mong muốn con em mình trong tương lai được học tập ở nước ngoài, hoặc làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia. Hiện, Pearson, cùng với Walt Disney Co. và New Oriental Education & Technology Group Inc. đang chiếm 30% thị phần giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường mầm non Trung Quốc đều đưa tiếng Anh vào giảng dạy. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã đăng ký cho các con những lớp học tiếng Anh ở bên ngoài. Theo một con số thống kê, ở Trung Quốc hiện có 200 triệu trẻ em học tiếng Anh, gần 40% trong số này học ở những cơ sở đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp. Việc dạy tiếng Anh ở cấp mầm non, tiểu học mới là thị trường đang phát triển ở Trung Quốc.
Nếu so sánh với một số nước Châu Á và Châu Âu khác, Philippines đang tụt lại phía sau về mặt Anh ngữ, cả kỹ năng nói và viết. Trước đây, Philippines từng được đánh giá là nước có trình độ nghe nói, đọc viết tiếng Anh tốt nhất. Thời gian gần đây có một số yếu tố xấu đi, ảnh hưởng đến hứng thú học ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong những yếu tố này, có lẽ phải kể đến sự quá tải các môn học trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, người Philippines, dù giảm bớt nhiệt tình và hứng thú trong việc áp dụng Anh ngữ hiện đại, luôn cố gắng phấn đấu vượt khó, hoặc nổi trội trong tất cả các môn học có liên quan đến tiếng Anh, bởi Anh ngữ được sử dụng là phương tiện giảng dạy ở Philippines.
Trong khi đó, ở Hàn Quốc, nhiều người lại cho rằng, cho trẻ mầm non học tiếng Anh là “vứt tiền qua cửa sổ”. Một cuộc nghiên cứu năm 2009 của tổ chức World Without Worries About Private Education cho biết, các trẻ nhỏ có tiến bộ rất ít khi được học tiếng Anh ở lứa tuổi mầm mon. Một cô giáo ở Hàn Quốc nói rằng, những em học tiếng Anh bắt đầu từ 8 – 9 tuổi có thể học trong vòng 6 tháng tất cả những gì mà các em 5 tuổi học trong 2 năm. World Without Worries cho hay, độ tuổi học tiếng Anh phù hợp là từ 10 tuổi, khi các em đã tự tin với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, có kỹ năng nhận thức tốt và có động lực để học hỏi.
Theo VNE
Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM: Mở rộng địa bàn phân tuyến
Thông tin tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 hiện là mối quan tâm của hầu hết các phụ huynh có con em trong độ tuổi này.
Nhiều trường mới, giải tỏa áp lực trường điểm
: Học sinh lớp lá tập kỹ năng chuẩn bị vào học lớp 1 - Ảnh: Thảo Quyên
Lãnh đạo các phòng giáo dục (GD) của TP.HCM cho biết về cơ bản việc tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 thực hiện theo nguyên tắc: học sinh cư trú tại phường nào sẽ vào học ở các trường đóng trên địa bàn phường đó. Tuy nhiên, có một số tình huống xảy ra như phường đó chưa có trường hoặc có nhưng quy mô không đáp ứng hết chỗ học cho trẻ thì ban tuyển sinh sẽ phân tuyến vào những trường ở các phường lân cận.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD Q.5 cho biết: "Mấy năm trước, áp lực tuyển sinh thường tập trung vào Trường tiểu học Bàu Sen, Minh Đạo, Chính Nghĩa. Nhưng năm nay do một số trường xây mới như tiểu học Lý Cảnh Hớn, Trần Quốc Toản nên những trường nói trên đã giảm sức hút. Ở bậc THCS, Trường THCS Lý Phong (Q.5) đã có những đổi mới, đầu tư về chất lượng, phần nào gánh bớt áp lực cho hai trường Hồng Bàng và Kim Đồng".
Ngoài ra, theo lý giải của bà Thu thì sở dĩ mấy năm trước ở bậc tiểu học áp lực tuyển sinh tập trung vào Trường tiểu học Bàu Sen, Minh Đạo, Chính Nghĩa vì hoàn thành bậc tiểu học, học sinh những trường này sẽ được phân tuyến vào học lớp 6 của Trường THCS Kim Đồng, Hồng Bàng. Do vậy, năm nay để giải tỏa bớt áp lực cho 3 trường tiểu học nêu trên, đồng thời giảm bớt thiệt thòi cho học sinh các trường tiểu học cơ sở vật chất còn thiếu thốn như Huỳnh Mẫn Đạt, Huỳnh Kiến Hoa, Nguyễn Viết Xuân..., Q.5 sẽ mở rộng địa bàn phân tuyến ở bậc THCS.
Dù phân tuyến theo địa bàn trường tiểu học nhưng học sinh vào lớp 6 có 2 lựa chọn. Trước tiên, các em nộp hồ sơ bản chính theo phân tuyến trường tiểu học. Sau đó, nếu có nhu cầu thì nộp bản sao tại trường THCS thuộc địa bàn cư trú của mình. Căn cứ vào thực tế, ban tuyển sinh quận sẽ xem xét và quyết định.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trường phòng GD Q.6 thông tin: "Vài năm trở lại đây, tại Q.6, Trường THCS Bình Tây đã giảm bớt sức hút do Trường THCS Lam Sơn, Nguyễn Văn Luông... có sự thay đổi về chất lượng đào tạo".
Năm học mới, Q.1 sẽ khánh thành Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, giải tỏa áp lực cho Trường THCS Trần Văn Ơn cùng cư trú tại P.Đa Kao.
Quy định thời gian cư trú
Để tránh tình trạng nhập hộ khẩu tràn lan, Ban Tuyển sinh Q.1 quy định phân tuyến học sinh có thời gian nhập hộ khẩu tối thiểu là một năm. Riêng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng ưu tiên tuyển học sinh có giấy khai sinh tại phường này, sau đó sẽ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng phòng GD Q.1, cho biết Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có cải tạo lại cơ sở vật chất nhưng chủ yếu là xây dựng phòng chức năng nên chỉ tiêu tuyển sinh không thay đổi. Do đó, học sinh của P.Bến Nghé vẫn được phân tuyến vào hai trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hòa Bình. Tùy địa bàn dân cư, học sinh cư trú gần trường nào, ban tuyển sinh quận sẽ phân tuyến vào học trường đó.
Tương tự, Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Bình Thạnh) sẽ tuyển học sinh có giấy khai sinh tại P.26 và có hộ khẩu thường trú tại một số khu phố lân cận với trường. Sau khi tuyển hết số học sinh này, ban tuyển sinh của trường và phường sẽ xét đến những học sinh đủ điều kiện về thời gian cư trú và sở hữu nhà ở...
Còn Ban Tuyển sinh Q.10 sẽ căn cứ vào thực tế địa bàn để phân tuyến đến từng tổ dân phố lân cận với trường. Để tránh trường hợp "chạy" hộ khẩu, quận sẽ xét ưu tiên hộ khẩu học sinh theo cha mẹ trước sau đó mới tính đến các hình thức cư trú khác.
Theo VNE
Sửa đổi quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục. Những dự kiến sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quyết định công nhận, cấp giấy chứng nhận...