Kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện – Nồi đắt tiền có cho ra bát cơm ngon hơn nồi rẻ tiền?
Hãy cùng tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chiếc nồi cơm vài trăm nghìn và vài triệu đồng.
Cơm là thứ gần như không thể thiếu trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Đối với nhiều người, gần như có thể nói rằng ba bữa ăn không tách ra khỏi bát cơm. Thậm chí ngay cả khi đến nhà hàng để ăn uống, nhiều người cũng sẽ gọi một bát cơm lót dạ.
Vậy làm thế nào để có được một bát cơm ngon? Trước hết, gạo không được quá tệ. Và khi nồi cơm điện đã trở nên phổ biến thì một câu châm ngôn mới đã xuất hiện: gạo ngon phải đi với nồi tốt.
Nhưng thế nào là một nồi cơm điện tốt, xịn? Tìm kiếm từ khóa này trên Google hay các trang thương mại điện tử, hạn sẽ thấy rằng có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm được gợi ý với giá từ vài trăm nghìn cho tới cả chục triệu đồng.
Vậy làm thế nào để chọn được một chiếc nồi cơm điện tốt? Sự khác biệt giữa nồi vài trăm nghìn và vài triệu, hay vài chục triệu đồng là gì? Hãy cùng bước vào hành trình khám phá.
Đa dạng nồi cơm điện đủ loại, đủ giá thành trên các trang thương mại điện tử.
Lựa chọn theo công suất
Khi mua nồi cơm điện, điều đầu tiên cần xem xét là công suất. Công suất của nồi cơm điện quyết định số lượng người mà một chiếc nồi cơm điện này có thể phục vụ. Nói chung, nồi dung tích 2 lít phù hợp cho 1 – 2 người, 3 lít phù hợp cho 2 – 3 người, 4 lít phù hợp cho 3 – 6 người, 5 lít phù hợp cho 4 – 8 người. Khi mua, hãy chọn dung tích tương ứng theo số người trong gia đình.
Tất nhiên, nên mua nồi dung tích càng nhiều càng tốt trong khả năng, để đề phòng trường hợp nhà có khách đến đột ngột hoặc muốn dùng nồi cơm điện để làm một số món ăn khác. Nhưng nói chung, chọn dung tích 4 hoặc 5 lít về cơ bản là đủ dùng cho một gia đình bình thường.
Lựa chọn lớp lót
Sau khi chọn xong công suất, bước tiếp theo là lớp lót hay phần lòng nồi bên trong. Có nhiều loại lớp lót bên trong cho nồi cơm điện, bao gồm lớp lót hợp kim nhôm, thép không gỉ, gốm, gang và vật liệu composite nhiều lớp.
Hầu hết các nồi cơm điện trên thị trường đều sử dụng lớp lót hợp kim nhôm, bao gồm cả loại bằng composite. Bởi nhôm có tính dẫn nhiệt đồng đều và dễ đúc, đồng thời nó cũng có thể được kết hợp với các kim loại hoặc hợp kim khác, chẳng hạn như hợp kim nhôm thép.
Nhưng mọi người đều biết rằng nhôm là độc hại và các sản phẩm bằng nhôm được sử dụng để giữ thức ăn mặn, chua hoặc nóng có thể dễ dàng tạo kết tủa các chất có hại cho cơ thể con người. Do đó, một lớp phủ chống dính sẽ được thêm vào lớp lót bên trong của nồi cơm điện để cách ly ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp giữa thực phẩm và nhôm. Lớp phủ phổ biến nhất là Teflon (polytetrafluoroetylen). Nó được sử dụng rộng rãi trên chảo chống dính. Tuy nhiên, nếu lớp phủ được sử dụng trong một thời gian dài, nó có thể bị mòn và lộ phần nhôm bên trong.
Vì vậy, bây giờ nhiều người đang tìm kiếm các loại lớp lót không tráng. Trong số đó, lớp lót bằng inox 304 giúp người dùng không cần phải lo lắng về sự kết tủa của các chất có hại, nhưng nó lại có một nhược điểm là dễ dính, gây bất tiện khi vệ sinh.
Video đang HOT
Nồi cơm điện lõi gốm.
Lớp lót bằng gốm sẽ không tạo ra kết tủa các chất có hại và cũng có hiệu ứng chống dính tốt hơn thép không gỉ (inox 304) ở trên. Nhưng lớp lót gốm lại dễ vỡ và giá thành tương đối đắt. Một số nồi cơm điện cao cấp sử dụng lót bằng gang, lót đồng nguyên chất hay lót carbon.
Ngoài ra, một số dòng nồi có lớp lót trông như pha lê đen rất đẹp mắt. Hầu hết các lớp lót này thực sự là lớp lót hợp kim nhôm hoặc lớp lót bằng nhiều lớp vật liệu tổng hợp. Sau đó chúng được bọc bằng một lớp phủ đặc biệt trên bề mặt. Lớp lót này thường là Teflon, nhưng được bổ sung các hạt thép không gỉ nhằm tăng cường độ bền và sức mạnh tổng thể của lớp phủ, thông qua công nghệ oxy hóa đặc biệt, nhằm khắc phục những thiếu sót của lớp phủ Teflon thông thường.
Cách thức làm nóng của nồi cơm
Cho dù được miêu tả quảng cáo theo phương thức nào thì điều quan trọng nhất để mang lại một bát cơm ngon vẫn chính là cách chiếc nồi cơm điện “điều khiển nhiệt độ” trong khi nấu ra sao. Hiệu suất của nhiệt trên nồi cơm điện chủ yếu dựa vào cường độ và tính đồng nhất của hệ thống làm nóng. Các phương pháp phổ biến nhất điện bao gồm làm nóng khung gầm, làm nóng ba chiều và làm nóng bằng điện từ (nồi cơm điện cao tần).
Làm nóng khung gầm (mâm nhiệt) thường xuất hiện trên các loại nồi cơm điện cấp thấp. Và như tên gọi, nó sưởi ấm lòng nồi từ phía dưới. Phương pháp làm nóng này khiến đáy nồi được đun nóng trước, nhiệt được truyền vào thành nồi qua phần trung tâm của nồi, rồi đi từ dưới lên trên. Do đó, cách gia nhiệt này sẽ làm cho cơm nóng không đều, gạo ở đáy sẽ chín mềm hơn phần trên và việc kiểm soát nhiệt độ không chính xác.
Hệ thống làm nóng ba chiều về cơ bản tương tự như hệ thống làm nóng bằng mâm nhiệt, hay có thể được coi là một phiên bản nâng cấp của nó. Lớp lót bên trong của nồi cơm điện ba chiều thường có hình cầu, với đáy lõm. Bằng cách thiết kế như thế này, diện tích làm nóng lớn hơn, quá trình nấu cũng nhanh hơn.
Cuối cùng là nồi cơm điện cao tần, sử dụng nguyên tắc cảm ứng nhiệt. Thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ, toàn bộ bộ phận bên trong nồi được làm nóng trực tiếp, chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng nhỏ và quá trình gia nhiệt sẽ tạo ra một dòng xoáy nhiệt, cuộn gạo liên tục giúp cho mỗi hạt gạo sẽ được làm nóng đều hơn. Từ đó, hương vị của các hạt cơm rất giống nhau, khả năng kiểm soát nhiệt độ của nồi cơm điện cũng chính xác hơn. Vì hệ thống này đòi hỏi công nghệ cao trong quá trình sản xuất nên đây là dòng sản phẩm cao cấp, có giá thành tương đối cao.
Sự khác biệt giữa nồi cơm vài trăm nghìn và vài triệu đồng?
Về cơ bản, sự khác biệt chính đến từ vật liệu của lòng nồi bên trong và phương pháp gia nhiệt. Chất liệu bên trong của nồi cơm điện cao cấp sẽ tốt hơn, hiệu suất làm nóng tốt hơn. Hầu hết các nồi cơm điện cao cấp đều sử dụng hệ thống cảm ứng điện từ nhiều giai đoạn. Nói tóm lại, vật liệu được sử dụng càng nhiều, hàm lượng công nghệ càng lớn, giá thành sẽ càng đắt.
Nhưng liệu bát cơm được nấu bằng nồi cơm điện vài triệu đồng có ngon hơn bát cơm được nấu từ nồi cơm vài trăm nghìn không?
Trên thực tế đây là một câu hỏi mở. Bởi vì mọi người đều có đánh giá riêng về hương vị của các loại gạo. Những quan điểm này đều mang tính chủ quan. Một số người có thể nghĩ rằng cơm nấu từ nồi cơm điện vài trăm nghìn cũng đã rất ngon rồi. Một số thì cho rằng nồi cơm điện cao tần nấu ra cơm ngon hơn.
Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy rõ ràng nhất là về trung bình, chất lượng cơm được nấu từ dòng nồi cao cấp sẽ có sự ổn định và đồng đều hơn.
Vậy nên chọn mua nồi đắt tiền hay rẻ tiền?
Nếu bạn theo đuổi hương vị và có sự nghiêm khắc với chất lương từng bữa ăn, thì việc bỏ thêm tiền để mua các dòng nồi cao tần cao cấp là đáng “đồng tiền bát gạo”. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng bình thường, việc chi cả chục triệu đồng để mua nồi cơm điện thương hiệu Nhật Bản được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội lại là việc dư thừa. Thay vào đó, hãy dành thêm chút thời gian để lựa chọn một loại gạo chất lượng hơn cho gia đình.
Đối với những người không sử dụng gạo làm lương thực chính hoặc không theo đuổi sự toàn mĩ trong từng bát cơm, hãy dành số tiền này để chi tiêu cho một mục đích khác.
Chưa biết bắt đầu mua hàng thùng từ đâu thì hãy đọc 5 kinh nghiệm của cô nhân viên văn phòng tại Sài Gòn, đảm bảo mua 10 dùng được cả 10 mà còn độc lạ
Với kinh nghiệm mua quần áo hàng thùng nhiều năm, Cyn muốn chia sẻ với mọi người, nhất là những ai mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng đồ si để tránh những bước dò dẫm ban đầu như cô bạn cũng từng gặp phải.
Cô gái Việt với nickname thường gọi Cyn, hiện đang là nhân viên văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh lại có duyên với hàng thùng (hay đồ si) bởi lý do chẳng giống ai "bị lôi kéo bởi bạn bè".
Từ khi lên đại học, Cyn đã bắt đầu lang thang cùng cô bạn thân tới các chợ đồ si ở Sài Gòn mua sắm. Từ chỗ thấy khó chịu, nắng nôi, mất thời giờ dần Cyn thấy mình được nhiều hơn mất.
Bỗng tự dưng một ngày, phát hiện tủ đồ của mình ngày càng chất lượng hơn, lúc đó Cyn mới phát hiện mình yêu đồ si mất rồi.
Thời gian đầu mới lượn lờ thăm thú, tìm hiểu về đồ si, thấy gì đẹp, cái gì rẻ cũng vơ hết. Cyn vơ vô tội vạ vì theo cô bạn "hàng si hiếm gặp lại" nên không được bỏ lỡ. " Cứ vơ hết như vậy, về nhà mới nhận ra nhiều cái nó tả tơi, hoặc không lỗi gì nhưng vải siêu xấu. Hoặc chỉ do u mê nhất thời chứ bản thân mặc vào lại chẳng hề hợp lý chút nào", Cyn cho biết.
Dần dà có kinh nghiệm hơn, Cyn có cách chọn đồ si hoàn toàn khác. Phải vơ hết 1 lượt những chiếc trông hơi ưng mắt, xong bỏ ra ngồi lựa lại 1 lần thì mới tránh được cảnh mua nhầm, mua phí. Cũng từ những sai lầm ban đầu này mà Cyn nghĩ rằng, phải chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của bản thân, nhất là những ai mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng đồ si để tránh những bước dò dẫm ban đầu như cô bạn cũng từng gặp phải.
1. Nên chọn đồ độc đáo
Cái hay của đồ si chính là sự độc đáo, khác biệt. Chính vì thế, đi chợ đồ si bạn cần lựa chọn sản phẩm thật độc đáo, càng độc càng tốt. Dù chất vải có thể bình thường một chút, lỗi nho nhỏ có thể xử lý được đều có thể lấy.
Thậm chí với Cyn những lỗi không thể xử lý được mà không ảnh hưởng tới mỹ quan và tổng thể của sản phẩm vẫn nên vơ tuốt về.
2. Chất vải
Điều thứ hai khi mua đồ si là nên chọn chất vải đẹp, thật thích. Nếu chất mỏng mát thì nên dùng tay sờ các đường may, kiểm tra kĩ. Soi sản phẩm dưới ánh sáng xem vải có bị cũ, loang lổ hay không. Còn nếu chất dày dặn thì phải để ý độ dày xem có phù hợp với thời tiết và nhiệt độ của Việt Nam hay không.
Còn nếu vải quá dày hãy suy nghĩ vào mục đích sử dụng cho sản phẩm: Bạn dùng nó vào khi nào, có hiệu quả hay không? Nếu trả lời được thì hãy nên mua. Theo kinh nghiệm của Cyn, có những chiếc chất vải mềm, dày dặn hoặc mịn mát mềm thì ưu tiên mua vì mặc bền theo thời gian lại mang cảm giác đắt tiền, sang chảnh.
3. Size số
Khi mua đồ si, việc ướm và đo size số là rất quan trọng. Áo thì có oversize tí cũng không sao, nhưng quần váy nếu quá khổ thì phải xem form lúc đi sửa có bị mất dáng không.
Nếu nó quá đẹp mà rộng hãy cố gắng nghĩ cách xử lý từ sửa lại, tới ăn gian bằng phụ kiện. Nếu nghĩ mãi mà vẫn không thể thì không nên mua vì về cũng chắc chắn không mặc được.
4. Ưu tiên những "em basic"
Mua đồ si đôi lúc không chọn được đồ độc lạ vì thiếu may mắn, nhưng đừng vội buồn. Bạn có thể chọn các em basic đơn giản, vừa dễ kiểm tra lỗi, lại dễ phối khi mặc.
Mấy em basic này nên lựa hàng của Hàn hoặc những nước châu Âu và những nước xa lắc lơ không biết tên, hạn chế chọn hàng Nhật hay Mỹ vì hàng của các nước này rất nhanh tã.
Nên ưu tiên form áo lạ, rồi tới màu lạ, rồi tới chất vải đẹp, còn không hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi mua.
5. Chọn sản phẩm có thương hiệu
Có thương hiệu cũng là điểm mua hàng được Cyn lưu ý. " Tất nhiên nhiều chiếc vừa có thương hiệu vừa đẹp long lanh thì ôi thôi sướng hơn bắt được vàng rồi, nhưng phần nhiều những chiếc đẹp thật sự thì người bán lấy trước nâng giá cao rồi, may mắn sót được vài em", cô nàng này cho biết.
Nên chọn thể loại vải dày dặn như khoác jacket, jeans..., nhiều chiếc còn không có nhãn mác gì những đẹp miên man rụng rời.
" Phải đi chợ đồ si, lựa ngày nắng chang chang mới thấm lựa đồ mệt đến mức nào. Đảo không biết bao nhiêu là nơi, ngồi thỏm giữa đống đồ lựa tới lựa lui nhiều lúc bỏ lại gần hết, bụi vải bụi đường rồi ti tỉ thứ nhưng vơ được chiếc nào đẹp là mừng như trẩy hội. Chính vì thế, không chỉ đồ si mà không khí khi lựa đồ, cảm giác mua được đồ ưng ý cũng làm mình tê dại nữa", Cyn cho biết.
Chị bán thịt bò 17 năm kinh nghiệm bật mí 3 phần thịt bò bà nội trợ Việt nên chọn mua vì giá vừa rẻ lại cực dôi, không bị hao hụt khi chế biến Thịt bò luôn là một thực phẩm phổ biến của mọi gia đình Việt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn những phần thịt bò, bạn sẽ chọn phải những phần thịt bị hao hụt đi khi chế biến món ăn. Với 17 năm bán thịt lợn, bò, gà, chị Đào Oanh, SN 1983 ở chợ dân sinh Trung Văn, P....