Kinh hoàng xe độ chế chở gỗ
Anh Lữ Văn Dũng, xã Ia Jlơi, người điều khiển xe máy tự độ chế vừa từ rừng về cho biết: “Một cái xe máy độ chở được khoảng một tấc gỗ, nếu gỗ nhóm 2 căm xe thì bán được 500.000 đồng, trừ chi phí xăng dầu thì bỏ túi được 200.000 đồng”.
Trên đoạn đường từ thị trấn Ea Sup đến xã Ia JLơi (huyện Ea Sup, Đăk Lăk) dài khoảng 30km, thường xuyên có các loại xe máy, công nông, máy cày độ thêm rơ moóc để chở gỗ lậu. Mỗi buổi tối và sáng sớm, những chiếc xe độ chế này lại nối đuôi nhau, tỏa khói mù mịt trên cả một đoạn đường dài, bất chấp lệnh cấm.
Xe công nông độ chế chở gỗ. Ảnh: H.Q
Anh Lữ Văn Dũng, xã Ia Jlơi, người điều khiển xe máy tự độ chế vừa từ rừng về cho biết: “Một cái xe máy độ chở được khoảng một tấc gỗ, nếu gỗ nhóm 2 căm xe thì bán được 500.000 đồng, trừ chi phí xăng dầu thì bỏ túi được 200.000 đồng”. Hỏi anh đi gỗ thế này có bị lực lượng chức năng bắt giữ không thì Dũng bảo có một lần bị bắt, nhưng chỉ bắt thả gỗ lại rồi cho về.
Về điều này, ông Huỳnh Xuân Vỹ – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea Sup cho biết trong năm vừa qua, địa phương đã bắt giữ 223 vụ vận chuyển lâm luật trái phép với số lượng gần 600m3 gỗ. Trong đó, Hạt xử lý tịch thu gần 40 xe độ chế chở tang vật vi phạm. Theo ông Vỹ, xe độ chế trong huyện rất nhiều, phần lớn có tham gia chở gỗ lậu nhưng Hạt chỉ có quyền bắt giữ khi đang có tang vật trên xe.
Ông Phạm Thanh Long – Chủ tịch UBND xã Ea Jlơi cho biết thêm: “Vấn đề xe độ chế đã tồn tại từ nhiều năm nay, trong đó xe máy chủ yếu là nhập lậu, không biển số giấy tờ; rơ-moóc gắn máy cày thì hầu hết do các xưởng cơ khí trong huyện gia công.
“Phần lớn người dân trong xã thuộc diện di cư tự do, thiếu đất sản xuất, công việc không ổn định nên dùng xe độ chế bám vào rừng để kiếm sống. Tình trạng này chưa được giải quyết một phần cũng do giữa các ngành chức năng gồm kiểm lâm, công an giao thông thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Bên cạnh đó, nếu vấn đề thiếu đất sản xuất, thiếu sinh kế được giải quyết thì sẽ giảm thiểu được tình trạng người dân phải lao vào rừng kiếm sống” – ông Long nói.
Video đang HOT
Theo_Dân việt
Quyền của Cảnh sát giao thông theo quy định mới
Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông năm 2016.
Ngày 15/2, Thông tư 01/2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.
Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền sau:
- Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vi phạm hành chính...
- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật...
- Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc các trường hợp khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
- Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
- Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ảnh minh họa
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện trong các trường hợp sau:
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
Cảnh sát giao thông được phép kiểm soát các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện của người tham gia giao thông gồm:
- Giấy phép lái xe.
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.
Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.
Theo Khoe & Đep
Cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có quyền gì? Bộ trưởng Bộ Công an mới ký ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Theo quy định này, cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có quyền gì? Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền...