Kinh dị người đàn ông cho hàng nghìn con ong bu kín mặt
Một người nuôi ong ở Ấn Độ cho biết giữa anh và những chú ong có tình bạn tốt đẹp khiến chúng không đốt anh và chứng minh bằng cách cho khoảng 60.000 chú ong bu kín mặt.
Tờ Ladible cho biết người đàn ông trên là Nature M.S., 24 tuổi, đến từ tỉnh Kerala thuộc Ấn Độ và có tình cảm đặc biệt với loài ong từ khi còn rất nhỏ.
Nature mới đây đã được công nhận kỷ lục Guiness thế giới với thành tích cho hàng ngàn chú ong phủ kín mặt trong thời gian dài ngoạn mục – 4 giờ, 10 phút và 5 giây.
Nature cho hay bởi những chú ong là bạn tốt nên chúng sẽ không đốt anh. Trong một số lần hiếm hoi bị ong đốt, anh tự nhận đó là lỗi của chính mình. Anh khẳng định rằng nếu anh không làm gì bất thường, những chú ong sẽ không bao giờ đốt.
Sinh ra trong gia đình có cha làm nghề nuôi ong, Nature đã được tiếp xúc với ong từ ngày nhỏ. Từ khi mới 7 tuổi, Nature có thể cho ong bu kín mặt.
Nature đã quen với loài ong từ khi còn rất bé
Anh kể lại rằng lần đầu anh nhận thấy mình bị ong vây kín khi nhặt một con ong chúa lên. “Một đàn ong nhanh chóng vây lấy cánh tay của tôi chỉ trong 15 phút. Chúng ở đó để tìm kiếm và bảo vệ chú ong chúa”, anh kể lại.
Nature kể thêm: “Ngày tiếp theo tôi đã làm hành động tương tự, nhưng lần này tôi để con ong chúa trên đầu và chỉ trong thời gian ngắn, đàn ong đậu kín khuôn mặt tôi”.
Bật mí về bí kíp của mình, Nature cho biết: “Bố tôi luôn khuyên rằng hãy tập trung tâm trí và loại bỏ những nỗi lo lắng hay sợ hãi. Bố cũng luôn khuyên tôi bình tĩnh với những con ong và coi chúng như bạn mình. Hãy hít thở thật sâu, không mất bình tĩnh hay đầu hàng bởi sự sợ hãi.
Nature yêu thích việc ở bên những con ong mật
Video đang HOT
“Ban đầu thì việc đó không hề dễ dàng, nhưng tôi chưa bao giờ cảm giác việc cho ong bu kín mặt là điều kỳ quặc, thậm chí tôi còn thấy thật tuyệt vời”, Nature chia sẻ.
Nature tâm sự, khi bị ong bu kín mặt, anh không cảm thấy có vấn đề gì, vẫn nhìn được mọi thứ và có thể đi lại hay nhảy xung quanh.
Anh cũng chia sẻ rằng anh và cha mình đang tiến hành một chiến dịch bảo vệ loài ong và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng chúng. “Ong mật là loài côn trùng quan trọng trong xã hội của chúng ta. Bởi vậy, chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ chúng”, Nature cho hay.
"Cả một đời tôi chưa chứng kiến điều gì kinh khủng như vậy": Ong "sát nhân" giết chết 50 người mỗi năm ở Nhật Bản đã chính thức tới Hoa Kỳ
Những kẻ sát nhân khổng lồ đến và hủy diệt nhiều tổ ong tại Washington. Những con ong mật bị tàn sát, xác nằm chất chồng hàng ngàn con, đầu lìa khỏi cổ.
Vào một ngày của tháng 11/2019, Ted McFall (Blaine, Washington, Mỹ) mở nắp thùng xe tải, kiểm tra các tổ ong mình nuôi. Ngay từ khi nhìn vào cửa kính, ông đã có cảm giác bất an, khi xác của những con ong dường như đang nằm rải rác.
Đến lúc quan sát kỹ hơn, ông phải thừa nhận đó là cảnh tượng hết sức kinh hoàng. Hàng ngàn xác ong mật nằm chồng chất, đầu lìa khỏi cổ, và kỳ lạ là chẳng có dấu hiệu của thủ phạm. Trong sự nghiệp hàng chục năm nuôi ong, ông McFall chưa bao giờ chứng kiến điều gì tương tự như vậy.
"Tôi thực sự không tưởng tượng nổi thứ gì có thể gây ra thảm kịch ấy," - ông McFall chia sẻ.
Ít lâu sau, ông hướng sự nghi ngờ của mình vào một loài ong khác: Ong bắp cày khổng lồ châu Á (Asian giant hornet), hay các nhà khoa học gọi với cái tên đơn giản hơn là "ong sát nhân".
Hàng ngàn xác ong mật bị hủy diệt tại tổ ong của ông Ted McFall
Đúng như tên gọi, đây là những con ong khổng lồ, khi ong chúa thậm chí có thể dài tới hơn 5cm. Chúng có thể hủy diệt một tổ ong khác loài trong vài giờ, sử dụng bộ hàm sắc nhọn với hình dạng tựa vây cá mập để ngắt đầu những con ong khác, mang xác về để nuôi đàn. Đối với các mục tiêu to lớn hơn, chúng sử dụng vũ khí kinh khủng nhất của mình là nọc độc. Vòi châm của chúng dài đến mức đâm xuyên qua đồ bảo hộ của người nuôi ong, và khiến nạn nhân có cảm giác như bị dí sắt nung vào người vậy.
Tại Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 50 người thiệt mạng vì ong bắp cày. Và nay, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng đã đến Hoa Kỳ.
Những "kẻ sát nhân" đáng sợ
Ban đầu, ông McFall không chắc rằng ong bắp cày châu Á là thủ phạm hủy diệt tổ ong của mình. Tuy nhiên trước đó, có ít nhất 2 báo cáo ghi nhận về sự xuất hiện của ong bắp cày khổng lồ ở phía tây bắc tiểu bang Washington, chỉ cách cơ sở của McFall vài dặm đường.
Chris Looney cùng con ong bắp cày khổng lồ
Các nhà khoa học kể từ đó đã tiến hành kế hoạch toàn diện săn ong bắp cày, lo ngại rằng những kẻ xâm lược này có thể khiến các quần thể ong địa phương bị tiêu diệt, thậm chí hoàn toàn tuyệt chủng.
"Đây là thời điểm cần phải hành động ngay," - trích lời Chris Looney, nhà côn trùng học tại Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. "Nếu không giải quyết được trong vài năm tới, mọi hy vọng sẽ chấm dứt."
Vào một buổi sáng mùa đông đầu tháng 12/2019, tại nơi cách trại nuôi ong của ông McFall khoảng 4km, Jeff Kornelis trở về nhà sau khi đi dạo cùng chú chó của mình. Nhưng chỉ mới đặt chân hiên nhà, anh đã phải dừng bước, sững sờ.
"Đó là con ong to nhất mà tôi từng được chứng kiến," - Kornelis hồi tưởng.
Con ong ấy lúc đó chỉ là một cái xác không hồn. Sau khi xem xét cẩn thận, Kornelis cho rằng đây chính là ong bắp cày khổng lồ của châu Á. Loài ong này chưa từng xuất hiện ở Mỹ, nhưng Kornelis biết một cú đốt của nó có thể kinh khủng như thế nào, thông qua các video trên YouTube.
Ong bắp cày châu Á thực chất khá dễ nhận biết. Bên cạnh việc có kích cỡ lớn, loài ong này có gương mặt cực kỳ dữ tợn, đôi mắt to hình giọt nước giống như... mặt nạ của Spiderman. Cơ thể chúng có sọc vằn đỏ cam giống như loài hổ, và đôi cánh tựa như chuồn chuồn cỡ nhỏ.
Kornelis sau đó đã liên hệ với nhà chức trách, để rồi xác nhận được đó chính là ong bắp cày châu Á. Ít lâu sau, lại có thêm báo cáo về loài ong này, từ một người nuôi ong trong khu vực.
Theo tiến sĩ Looney, điều này có nghĩa toàn bang Washington đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng với chỉ 2 trường hợp được báo cáo và mùa đông thì đang tới, họ chẳng thể nào xác định được có bao nhiêu con ong bắp cày đang ở Mỹ, và số lượng tổ ong là như thế nào.
Cuộc chiến chống lại những kẻ khổng lồ
Mùa đông đi qua, các nhà sinh học và người nuôi ong tại địa phương bắt đầu phải làm việc, chuẩn bị giải quyết lũ ong sát nhân đáng sợ này.
"Hầu hết mọi người chỉ sợ bị đốt. Chúng tôi thì sợ chúng hủy diệt tổ ong mình nuôi," - Ruthie Danielsen, một người nuôi ong hiện đang giúp đỡ các đồng nghiệp đưa ra giải pháp chống lại ong bắp cày.
Sự xuất hiện của ong bắp cày khổng lồ châu Á tại Mỹ vẫn đang là một bí ẩn. Và như để tăng thêm sự huyền bí, lại có thêm những báo cáo về loài ong này tại các vùng biên giới với Canada.
Tháng 11/2019, người ta phát hiện một con ong khổng lồ tại White Rock (British Columbia), cách nơi đầu tiên tìm thấy ong bắp cày của bang Washington khoảng 40 cây số. Khoảng cách này là quá xa để nhận định chúng đến từ cùng một tổ ong. Thậm chí trước đó nữa, một tổ ong bắp cày được tìm thấy ở đảo Vancouver. Từ đảo đến đất liền phải qua một eo biển, với khoảng cách cũng quá lớn để lũ ong có thể lan rộng hơn.
Conrad Bérubé, một người nuôi ong và cũng là nhà côn trùng học tại Nanaimo (Canada) nhận trách nhiệm tiêu diệt tổ ong này cùng một số đồng nghiệp. Anh mặc quần short bên ngoài quần giữ nhiệt, rồi cẩn thận mặc trang phục bảo hộ dành cho người nuôi ong. Nhưng buổi tối hôm ấy, khi chưa kịp hun khói tổ ong, Bérubé cảm nhận một cơn đau thấu xương dưới chân.
"Giống như bị đâm một cái đinh đã nung đỏ vào da thịt vậy," - Bérubé cho biết. Rốt cục ngày hôm ấy anh bị đốt tổng cộng 7 lần, một số vết thậm chí còn gây chảy máu. Dù thành công trong việc triệt hạ tổ ong, ngày hôm sau đôi chân anh sưng tấy, đau nhức kinh khủng. Cả đời nuôi ong anh đã bị đốt tới hàng ngàn lần, nhưng chưa bao giờ đáng sợ đến vậy.
Theo Jun-ichi Takahashi - nhà nghiên cứu tại ĐH Kyoto Sangyo (Nhật Bản), sở dĩ ong bắp cày khổng lồ có biệt danh "ong sát nhân" là bởi khi chúng tấn công theo bầy, các nạn nhân sẽ tiếp nhận một lượng nọc độc tương đương với nọc rắn, thậm chí còn hơn. Việc bị tấn công liên tục sẽ gây sốc phản vệ, và khiến nạn nhân tử vong.
Số ong thu thập được tại khu vực Blaine (Washington) được gửi đến Nhật Bản, kèm theo mẫu vật thu thập được từ tổ ong tại biên giới Nanaimo. Các chuyên gia Nhật giám định gene và xác nhận, chúng đến từ những tổ ong khác nhau. Điều này có nghĩa rằng đang có ít nhất 2 tổ ong khác nhau tại khu vực này.
Tiến sĩ Looney quay trở lại Blaine mới đây, mang theo những chiếc bẫy tự chế. Ông treo chúng lên cây, đặt định vị, và hy vọng rằng có thể xác định được vị trí ong chúa xây tổ.
Tiến sĩ Looney và những chiếc bẫy tự chế
Với một khu vực quá rộng như Blaine, việc tìm kiếm lũ ong thực sự khó khăn. Chúng thậm chí có thể xây tổ dưới lòng đất. Và hơn thế nữa, một con ong chúa có thể bay cả chục cây số mỗi ngày, tốc độ lên tới hơn 30km/h.
Trong trường hợp một con ong bắp cày mắc bẫy, tiến sĩ Looney cho biết có thể sử dụng sóng radio để dò theo thiết bị định vị được gắn trong bẫy khi chúng mang thức ăn về tổ. Thông thường, các loài ong khác sẽ không thể bay với bộ định vị này, nhưng ong bắp cày thì đủ lớn để làm được điều đó.
Gặp cô gái tự xưng là ma cà rồng 600 tuổi Một cô gái tự xưng là ma cà rồng ngoài đời thực tuyên bố mình đã 600 tuổi và từng uống máu. Lilith Vampyre, 27 tuổi, sống ở London, Anh, có một công việc bình thường như bao người khác. Nhưng ngoài giờ làm việc, Lilith lại trở thành "ma cà rồng" và cô thường xuyên chia sẻ những bức ảnh mang đậm...