Kiểu ăn tưởng “thiếu điều độ” nhưng lại đẩy lùi nhồi máu cơ tim
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra một kiểu ăn kiêng thời thượng bằng cách nhịn ăn gián đoạn có giá trị bất ngờ đối với bệnh động mạch vành – vấn đề làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe tim mạch Intermeneze (Salt Lake City, Utah, Mỹ) phát hiện ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn – kiểu ăn kiêng được nhiều người ưa chuộng hiện nay do được chứng minh là giúp giảm mỡ, chống béo phì và tăng khả năng kiểm soát đường huyết – còn có giá trị đặc biệt với một số bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Thay vì dàn đều các bữa trong ngày kiểu ăn này đòi hỏi dồn các bữa vào nửa ngày và ít hơn, khoảng thời gian còn lại hoàn toàn nhịn đói – ảnh minh họa từ Internet
Nghiên cứu dựa trên 2.000 bệnh nhân đã được tiến hành thông tim để tầm soát các bệnh lý tim mạch. Họ được ghi nhận chi tiết về lối sống, cách ăn uống, nhất là việc có nhịn ăn gián đoạn hay không và có thực hiện điều này thường xuyên không. Sau 4,5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhịn ăn gián đoạn lại có tỉ lệ sống sót cao hơn những người ăn uống điều độ hơn.
Video đang HOT
Phân tích sâu hơn cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có thể ảnh hưởng tích cực đến số lượng hồng cầu, các hormone tăng tưởng, làm giảm nồng độ natri và bicarbonate, đồng thời kích hoạt 2 yếu tố đặc biệt là ketosis và autophagy trong cơ thể. Tất các các thay đổi nói trên liên quan đến sức khỏe tim mạch tốt hơn, đặc biệt là giảm nguy cơ suy tim và bệnh động mạch vành.
Trong khi đó, bệnh động mạch vành (vốn làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim) và suy tim là 2 vấn đề lớn có thể dẫn đến cái chết sớm.
Trong các chế độ ăn kiêng thời thượng áp dụng nhịn ăn gián đoạn, phổ biến nhất là kiểu ăn 16:8, tức ăn tất cả mọi bữa gói gọn trong vòng 8 giờ trong ngày; để bảo đảm mỗi ngày bạn có một gian đoạn kéo dài 16 tiếng hoàn toàn không ăn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, các hiệu ứng thần kỳ lên tim mạch có thể được kích hoạt với chỉ 12 giờ không ăn gì và gói gọn các bữa ăn trong 12 giờ còn lại. Nếu bạn lặp lại điều này thường xuyên, hiệu ứng thậm chí có thể xảy ra với thời gian nhịn ăn ít hơn.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý ra rằng kiểu nhịn ăn gián đoạn không phù hợp cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già yếu. Người đang có bệnh lý nội khoa trước khi áp dụng nên có sự trao đổi với bác sĩ.
A. Thư
Theo EurelAlert/nguoilaodong
Phát hiện căn bệnh dễ gây nhồi máu cơ tim trong vòng 15 phút
Một phương pháp mới ít rủi ro và dễ thực hiện có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh dễ dẫn tới nhồi máu cơ tim và đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC - Mỹ) đã tìm ra cách ứng dụng một kỹ thuật "xưa như trái đất" là chụp cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra một phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành chỉ trong vòng 15 phút mà không cần xâm lấn.
Trong bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Journal of the American College of Cardiology, nhóm nghiên cứu giải thích rằng kỹ thuật mới này sẽ thông qua hình ảnh để đo lường sự thay đổi lưu lượng máu trong cơ tim và mô cơ tim sau khi gắng sức, từ đó phát hiện bệnh.
Bệnh động mạch vành có biến chứng nguy hiểm là cơn nhồi máu cơ tim - ảnh minh họa từ internet
Hiện nay, việc chẩn đoán xác định bệnh động mạch vành thường phải trải qua bước chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang, là một kỹ thuật xâm lấn tốn kém, phức tạp, phải luồn ống thông vào động mạch, tiềm ẩn một số rủi ro như dị ứng thuốc cản quang, nhiễm trùng. Thông thường bệnh nhân chỉ được chỉ định chụp động mạch vành khi có một số biểu hiện nghi ngờ bệnh rõ ràng khác. Kỹ thuật xâm lấn cũng khiến nhiều bệnh nhân ngần ngại, cố gắng trì hoãn việc thực hiện.
Thế nhưng, bệnh động mạch vành không được can thiệp sớm và đúng cách có thể dẫn đến các tai biến tim mạch nguy hiểm như cơn nhồi máu cơ tim chết người. Bệnh động mạch vành hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ tại Mỹ.
Tiến sĩ Reza Nezafat, giám đốc khoa học của Trung tâm Cộng hưởng từ Tim mạch tại BIDMC và là giáo sư tại Trường Y khoa - Đại học Harvard, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Cách chụp động mạch vành hiện tại đòi hỏi phải sử dụng thuốc cản quang có chứa gadolinium. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây chỉ ra rằng gadolinium có thể bị lưu giữ trong não và các cơ quan khác. Vì vậy, chúng tôi phát triển một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, loại bỏ việc sử dụng bất kỳ thuốc cản quang nào nhưng vẫn có thể đo lường sự thay đổi lưu lượng máu trong cơ tim".
Trong kỹ thuật mới này, bệnh nhân chỉ cần đạp xe đạp thể dục để tăng nhịp tim. Trong vòng 30 giây sau khi đạp, họ sẽ được chụp MRI để xem xét các thay đổi bên trong trái tim. Toàn bộ quy trình sẽ cho kết quả chẩn đoán xác định chỉ trong vòng 15 phút. Theo tiến sĩ Nezafat, ông và các cộng sự sẽ tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn để xác nhận hiệu quả của phương pháp mới trước khi chính thức sử dụng nó để thay thế các phương pháp cũ.
A. Thư
Theo EurekAlert/nguoilaodong
Ăn kiểu này 1 lần/tuần, đủ mắc căn bệnh gây nhồi máu cơ tim Nghiên cứu quy mô lớn từ Mỹ đã giải quyết vấn đề gây tranh cãi từ lâu: quan hệ giữa đồ ăn chiên và bệnh động mạch vành - căn bệnh làm tăng rất cao nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bệnh viện VA Boston Healthcare System, đơn vị trực thuộc Bộ Cựu chiến binh Mỹ vừa công bố nghiên cứu dựa trên...