Kiện công ty vì giao việc ‘quá nhàm chán’
Frédéric Desnard (48 tuổi) sẽ được bồi thường 40.000 Euro vì công ty cũ không giao việc “thú vị” khiến anh bị trầm cảm.
Desnard được tòa lao động thành phố Paris ra phán quyết có lợi vào ngày 2/6. Đây là phán quyết đầu tiên tại Pháp về vấn đề công việc “quá nhàm chán”, The Telegraph đưa tin.
Theo hồ sơ tòa án, Desnard được nhận vào làm quản lý tại một công ty nước hoa từ cuối năm 2006 với mức lương hơn 80.000 Euro mỗi năm. Từ sau năm 2009, số đầu việc của Desnard bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Tới năm 2014, Desnard bị sa thải sau khi lấy lý do trầm cảm và lo lắng để nghỉ ốm.
Năm 2016, Desnard khởi kiện và cáo buộc trong bốn năm đã bị công ty cũ giao nhiều công việc vặt không liên quan chức danh quản lý, ví dụ cài đặt máy tính bảng cho sếp hoặc đón tiếp thợ sửa ống nước tại nhà sếp.
Video đang HOT
Theo luật sư, tình trạng không có gì làm khiến Desnard bị chứng “quá nhàm chán”, thậm chí khiến lên cơn động kinh trong một lần lái xe. Vì thế, công ty nước hoa phải bồi thường 550.000 Euro vì hành vi quấy rối và sa thải vô căn cứ.
Tại tòa, công ty cho hay chưa bao giờ nhận được phản ánh của Desnard. “Nếu thật sự không có gì làm trong nhiều năm, tại sao anh ta không lên tiếng”, luật sư của công ty nói.
Trong phán quyết, tòa án nhận định có mối liên hệ giữa công việc tại công ty và tình trạng sức khỏe bị suy giảm của Desnard.
Theo một số chuyên gia, hội chứng phát chán với công việc có thể chiếm tới một phần ba số người lao động tại Pháp. Tình trạng này có thể xuất hiện khi nhân viên cảm thấy “mắc kẹt” nhưng không muốn đổi việc do sợ rủi ro.
Từ lâu, Pháp đã phải chống lại tình trạng thất nghiệp cao và thị trường lao động trì trệ. Đầu năm 2020, lần đầu tiên trong thập kỷ, chỉ số thất nghiệp giảm xuống còn khoảng 8% nhưng lại tăng vọt trong Covid-19.
Mỹ điều 2 tàu chiến tới Biển Đông
Theo Reuters, 2 tàu Hải quân Mỹ đã được điều tới Biển Đông giữa bối cảnh Trung Quốc và Malaysia đang căng thẳng tại vùng biển này.
Tuần trước, tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã xuất hiện gần một tàu thăm dò của công ty dầu mỏ quốc doanh Petronas của Malaysia. Cách đó vài tháng, nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc cũng đã có hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Giữa bối cảnh đó, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt "hành vi bắt nạt" trên Biển Đông.
Tàu tấn công đổ bộ USS America của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Tàu tấn công đổ bộ USS America và tuần dương hạm được trang bị tên lửa USS Bunker Hill hiện đã được triển khai và hoạt động tại Biển Đông.
"Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, cũng như các nguyên tắc quốc tế, vốn là cơ sở củng cố an ninh và sự thịnh vượng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương", người phát ngôn Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ - Nicole Schwegman nhận định với Reuters.
Trước đó, cuối tuần vừa qua, Mỹ đã đưa ra tuyên bố phản đối các hành động của Trung Quốc trong khu vực.
"Mỹ quan ngại trước các thông tin về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm tới các cơ sở dầu khí ngoài khơi của các nước có tuyên bố chủ quyền khác", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố, đồng thời khẳng định, Trung Quốc "nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế tham gia các hành động khiêu khích và gây bất ổn như vậy"./.
Kiều Anh
Bắc Kinh thay đổi chính sách, hàng triệu vật tư y tế Mỹ mắc kẹt ở Trung Quốc Các vật tư y tế rất cần thiết trong cuộc chiến chống dịch của Mỹ đang nằm tại các nhà kho ở Trung Quốc, không thể tới được các công ty và bệnh viện ở Mỹ vì chính sách mới của Bắc Kinh. Theo nguồn tin của Wall Street Journal, đơn hàng 1,4 triệu kit thử Covid-19 của công ty PerkinElmer có trụ...