Kiểm soát cơn động kinh
Động kinh (dân gian còn gọi là kinh phong, kinh giật) là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút, có tính chất lặp đi lặp lại.
Việc chẩn đoán cũng như điều trị khá phức tạp bởi bệnh có những biến chứng, di hại nặng nề về thể chất, tinh thần.
Bỗng dưng co giật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến động kinh, có những trường hợp động kinh không tìm được nguyên nhân thì được gọi là động kinh tiên phát và thường được giải thích là do yếu tố di truyền. Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh gọi là động kinh thứ phát.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh thứ phát rất đa dạng và phức tạp. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra động kinh được kể đến đó là tình trạng nhiễm khuẩn; độc tố của vi khuẩn và các độc tố khác có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân hoặc não ( viêm não virus, viêm màng não – não, áp- xe não). Phụ nữ mang thai nếu mắc các bệnh lậu, giang mai thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cũng khá cao.
Ngoài ra, nếu bị thương tổn ở não khi bị chấn thương, can thiệp sản khoa, ngạt ở trẻ mới sinh, u não, tai biến mạch máu não,… cũng gây nên bệnh động kinh. Ở những người sử dụng thuốc an thần và rượu trong thời gian kéo dài, nếu ngừng một cách đột ngột cũng dễ mắc cơn động kinh. Hoặc sự thay đổi cấp tính thăng bằng đường và điện giải cũng là một trong những nguyên nhân.
Co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút là biểu hiện của bệnh động kinh.
Dấu hiệu điển hình
Động kinh có 2 dạng chính: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Đối với cơn động kinh toàn thể, sự phóng điện bất bình thường của các nơron thần kinh nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não. Cơn động kinh bắt đầu bằng một sự mất tri giác tức thời kéo dài vài phút, bệnh nhân ngã đột ngột, tăng tiết nước bọt và có sự rung giật ở các chi. Những cơn động kinh cục bộ có triệu chứng tương ứng với vùng bị ảnh hưởng như: rối loạn thị giác, có ảo giác, những cử động không tự ý, vắng ý thức kéo dài vài phút (đối với một số bệnh nhân)…
Video đang HOT
Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, về lâu dài nếu không được điều trị tích cực có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Biến đổi nhân cách, tính tình: người bệnh trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc.
Lâu hơn nữa có thể mất trí (sa sút tâm thần do bệnh động kinh). Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như bỏng, té xe, ngã sông có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.
Động kinh trong khi mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé; một số thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Nếu có bệnh động kinh và đang cân nhắc khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Hầu hết phụ nữ bị bệnh động kinh có thể có thai và có một em bé khỏe mạnh. Sẽ cần phải được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ và thuốc có thể cần phải được điều chỉnh.
Có thể điều trị khỏi?
Hiện nay, bệnh động kinh được điều trị chủ yếu bằng phương pháp hóa trị. Các thuốc chống động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn cơn động kinh với tỷ lệ trên 70% trường hợp. Động kinh không phải bệnh tâm thần hay là căn bệnh nguy hiểm chết người; nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao.
Nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn cắt cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn.
Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần uống thuốc đúng và đủ liều, không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá; tránh thức khuya.
Điều mà người bị bệnh động kinh cần là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không thấy mặc cảm.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc tốt cho trẻ, tránh để tổn thương não cũng như co giật khi sốt,… Bởi lẽ, với những trẻ có tiền sử sốt cao co giật thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất cao, trẻ sẽ lên cơn động kinh ít nhất là 1-2 lần trong đời.
Hiện tượng mê sảng hay bị bỏ quên ở bệnh nhân Covid-19
Do một số bệnh nhân phải sử dụng thuốc an thần, bác sĩ không nhận ra những người đó đã âm thầm xuất hiện tình trạng mê sảng.
Khi số lượng ca Covid-19 vẫn tăng không ngừng với tốc độ chóng mặt, một triệu chứng của căn bệnh khiến các bác sĩ phải lo lắng: mê sảng.
Ngày càng có nhiều bằng chứng liên hệ giữa mê sảng và các bệnh nhân Covid-19. Một nghiên cứu mới đây cho thấy khoảng 20-30% người nhập viện vì virus nCoV có hiện tượng này. Ở bệnh nhân nguy kịch, tỷ lệ bị mê sảng lên tới 70%.
Covid-19 tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể con người. Ảnh minh họa: Post Gazzetta
Chuyên gia chăm sóc thần kinh Pravin George (Mỹ) đã chia sẻ những hiểu biết ban đầu về hiện tượng này:
Các loại mê sảng
Mê sảng là triệu chứng bệnh được quan tâm ngày càng nhiều hơn. Ở các ca bệnh Covid-19 trước đây, bác sĩ không quan tâm nhiều tới biểu hiện này một phần bởi các bệnh nhân chịu ảnh hưởng của thuốc an thần.
Có hai loại mê sảng, loại đầu tiên là mê sảng tăng động khi bệnh nhân có thể trở nên hung hăng, không chịu nằm yên, đôi khi bị ảo giác. Loại thứ hai là mê sảng giảm hoạt động khi bệnh nhân có vẻ buồn ngủ, phản ứng chậm chạp, thu mình. Ngoài ra, một bệnh nhân có thể xuất hiện cả hai loại trên.
Tuy nhiên, thuốc an thần đã làm mờ đi triệu chứng mê sảng ở một số bệnh nhân. Hiện tại, các dấu hiệu như ảo giác đã được ghi nhận nhiều hơn.
Điều gì gây ra mê sảng ở bệnh nhân Covid-19
Một trong những lý do dẫn tới mê sảng ở người nhiễm nCoV có thể do thiếu oxy bởi virus tấn công vào phổi.
Lý do khác có thể do phản ứng của cơ thể với virus. Hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus gây ra viêm nhiễm, có thể ngăn cản máu lên não của bệnh nhân.
Ngoài ra, virus có thể trực tiếp tấn công lên não, tác động vào các tế bào thần kinh bên trong mô não.
Virus nCoV không chỉ tấn công hệ hô hấp
Ngày càng có nhiều cơ sở chứng minh virus corona không chỉ tấn công hệ hô hấp. Sau đó, chúng sẽ đi vào não, thận, tới khắp các cơ quan trong cơ thể.
Virus làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều vấn đề thần kinh khác, trong đó có mê sảng.
Càng tìm hiểu nhiều về virus, các nhà chuyên môn càng mở rộng danh sách những triệu chứng bệnh bao gồm các tác động trên diện rộng như mất khứu giác, vị giác, tiêu chảy, đau đầu.
Một cách tấn công khác của virus tới cơ thể là khiến cho máu đông đặc, gây ra những cơn đột quỵ. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy 57 trong số 125 bệnh nhân trải qua đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong khi 39 người có biểu hiện tổn thương thần kinh.
Ngay cả ở những người trẻ cũng xuất hiện tình trạng đột quỵ. Điều này cảnh báo làn sóng các ca nhiễm nCoV tác động tới những người dưới 40 tuổi.
Dù những người ít tuổi hơn chưa chắc đã trải qua hiện tượng trên nhưng vẫn cần phải thận trọng.
"Còn có quá nhiều điều chúng ta chưa biết về virus nCoV cùng tác động lâu dài của chúng. Thậm chí cả những người đã âm tính nCoV vẫn có thể bị ảnh hưởng", bác sĩ George nói.
Buồn nôn, trướng bụng có phải do bất lợi của thuốc? Có nhiều thuốc được sử dụng trong rối loạn tiền đình, trong đó có piracetam. Đây là thuốc có tác dụng cải thiện chuyển hóa tế bào thần kinh, có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Ảnh minh họa Tôi năm nay...