Kiểm định chất lượng đại học không thể dùng hợp đồng kinh tế

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí.

Theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, có hai vấn đề mà ông thấy băn khoăn nhất khi đọc dự thảo lần này. Đó là hợp đồng kinh tế giữa cơ sở được kiểm định và tổ chức kiểm định và không quy định chế tài đối với các tổ chức kiểm định.

GS Lâm Quang Thiệp nói: “Khi đọc bản dự thảo, có bốn vấn đề tôi thấy đáng quan tâm. Thứ nhất, bộ tiêu chuẩn quá rối vì nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí. Trước chỉ có 10 tiêu chuẩn, giờ lên 25 tiêu chuẩn. Ấn tượng chung của tôi là có quá nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn, do đó sẽ khó hơn trong thực thực hiện.

Thứ hai, với mức đánh giá là 7 thang, tôi nghĩ không cần thiết, không khả thi. Thường chỉ hai, ba thang đánh giá là được, vì đánh giá này không cần thật chính xác”.

Theo ông, việc đánh giá, kiểm định các trường mà đưa chính xác hóa vào là không có ý nghĩa. Nó giống như đi mua vải may áo quần mà đo đến hàng milimet.

Kiểm định chất lượng đại học không thể dùng hợp đồng kinh tế - Hình 1

Dự thảo kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học mới rất tiếc lại không có tiêu chí số lượng sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm. Ảnh: Ngọc Châu /Tiền Phong.

Với quy định 7 bậc xếp loại, lại điểm nguyên, điểm lẻ là không có ý nghĩa và không thực chất. Điểm chấm cho sinh viên, học sinh có thể chấm theo thang 10, thang 100 nhưng cuối cùng cũng quy về mức A, B, C, D…

Tức là, phân chia thang đó đó rộng hơn, ít tầng bậc hơn. Chính vì vậy, yêu cầu đánh giá các trường ĐH độ chính xác còn thấp hơn điểm của học sinh nên không cần thiết phải phân ra quá nhiều bậc.

Thứ ba, dự thảo này hợp nhất nhiều văn bản cũ. Nhưng không thấy nói đến yêu cầu đối với tổ chức kiểm định. Dự thảo nói quyền lực của tổ chức kiểm định, chế tài đối với các cơ sở giáo dục nhiều, nhưng không thấy nói về chế tài đối với tổ chức kiểm định.

Tổ chức kiểm định cũng quan trọng như tổ chức kiểm toán vì tiếng nói của nó rất quyết định. Vì vậy, chúng ta phải có chế tài thế nào cho chặt chẽ, nghiêm khắc với tổ chức kiểm định.

Dự thảo hoàn toàn không thấy chế tài với tổ chức kiểm định, không hiểu Bộ GD&ĐT sẽ quy định ở đâu. Nếu không có chế tài, tổ chức kiểm định không khách quan, trung thực thì sao.

Video đang HOT

“Thứ tư, dự thảo có quy định, cơ sở giáo dục phải có hợp đồng kinh tế với các tổ chức kiểm định. Tôi thấy không ổn. Hợp đồng kinh tế là thuận mua vừa bán, tức là có thể trường tôi có nhiều tiền, anh phải làm tốt cho trường tôi. Còn trường khác ít tiền thì sao? Tôi khẳng định không thể dùng hợp đồng kinh tế để nhà trường trả tiền cho tổ chức kiểm định”, ông Thiệp nói.

Nhà nước, Bộ GD&ĐT phải quy định mức chi phí trung bình để các cơ sở đào tạo trả cho tổ chức kiểm định. Tất cả các trường phải làm như vậy. Đây là văn hóa chất lượng nên không thể có hợp đồng kinh tế.

Liên quan việc bộ tiêu chuẩn cũ có tiêu chí 50% sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường, dự thảo tiêu chuẩn mới lại không có, GS Lâm Quang Thiệp cho rằng sinh viên có việc làm là vấn đề quan trọng. Nó đánh giá chất lượng của một trường ĐH. Nó cũng đòi hỏi nhà trường phải theo dõi một cách khách quan. Lần này đưa vào nhiều tiêu chí thế, tiêu chí này lẽ ra nên giữ lại.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng: Bộ tiêu chuẩn cũ có một số bất cập trong tình hình hiện nay như chưa có tính hội nhập đối với khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN mà hiện nay Việt Nam đang là một thành viên tích cực; chỉ mới đánh giá được 2 mức đạt và chưa đạt, chưa đánh giá được mức độ mạnh yếu của từng tiêu chí.

Ngoài ra, cách đánh giá này còn hạn chế trong việc giúp cho các cơ sở giáo dục phấn đấu, nâng cao chất lượng giáo dục; còn thiếu nhiều vấn đề mà thế giới hoặc khu vực quan tâm ví dụ như sở hữu trí tuệ, hệ thống quản lý thông tin…

Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong

Giáo dục ĐH thụt lùi: Có giải pháp phải nỗ lực thực hiện

Chia sẻ về những bước lùi của giáo dục ĐH, GS Đào Trọng Thi cho rằng Bộ GD&ĐT chưa làm đúng trách nhiệm.

GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - trao đổi về những vấn đề của giáo dục ĐH hiện nay.

- Bộ trưởng GD&ĐT thẳng thắn thừa nhận những bất cập, yếu kém của chất lượng giáo dục ĐH bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc. Ông nghĩ sao về điều này?

- Rõ ràng chất lượng giáo dục ĐH so với yêu cầu của nguồn nhân lực chưa có chuyển biến rõ rệt thời gian qua. Đánh giá một cách khách quan, thời gian qua, quy mô chung không tăng mạnh nhưng quy mô nhỏ lại tăng bất thường, không đồng đều ở những cơ sở giáo dục ĐH có điều kiện bảo đảm chất lượng thấp.

Nhiều trường tốp đầu, cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên chất lượng nhưng lại chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh bằng với một trường ngoài công lập. Các cơ sở yếu kém thì chỉ tiêu lại cao.

Thêm vào đó, yêu cầu về đầu vào ở nhiều trường cũng rất thấp. Chúng ta có xu hướng tự chủ nhiều hơn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, giao quyền phải đi đôi với trách nhiệm của các trường đối với xã hội, phụ huynh và học sinh. Chỉ tiêu của các trường phải gắn với khả năng bảo đảm chất lượng của họ.

Chúng ta mới thấy khía cạnh các trường phải có quyền quyết định nhưng không nói đến các quy định về bảo đảm chất lượng. Luật Giáo dục ĐH nói các trường được tự chủ quyết định chỉ tiêu nhưng phải theo quy định của Bộ GD&ĐT, tức là phải tuân theo các quy định về số lượng sinh viên/giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất cho mỗi sinh viên.

Giáo dục ĐH thụt lùi: Có giải pháp phải nỗ lực thực hiện - Hình 1

Phụ huynh chờ con thi tại ĐH Sài Gòn. Ảnh: Người Lao Động.

Trong thực tế, các trường chưa thực hiện nghiêm túc quy định này khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng Bộ GD&ĐT cũng chưa làm đúng trách nhiệm kiểm tra để các trường tuân thủ quy định đó. Nếu cứ đúng quy định mà làm, chắc chắn quy mô tuyển sinh không phát triển quá trớn như hiện nay.

- Không ít lãnh đạo trường ĐH cho rằng chất lượng đào tạo thấp chính là do các trường không được tự chủ, đặc biệt trong xây dựng chương trình?

- Đừng nói tự chủ là muốn làm gì thì làm, chỉ nghĩ đến quyền của mình, mà là mình tự chủ trong hành lang pháp luật, tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm của nhà trường với xã hội.

Về mặt học thuật, tôi nghĩ tự chủ khá rộng rãi. Luật quy định về chương trình đào tạo đã rất thông thoáng. Các hiệu trưởng được quyền quyết định về chương trình, ngay cả giáo trình của họ cũng có thể lựa chọn tự viết hay một giáo trình phù hợp. Vấn đề ở đây là ít trường quan tâm thực hiện điều đó một cách bài bản.

- Lãnh đạo một số trường ngoài công lập cho rằng đầu vào không quan trọng bằng việc siết quá trình đào tạo. Thế nhưng trên thực tế, chuẩn đầu ra có cũng như không vì thiếu những chuẩn mực?

- Để bảo đảm chất lượng đào tạo, người ta phải bảo đảm cả chất lượng đầu vào, chất lượng trong quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra, phải kiểm soát tất cả các khâu ấy, trong đó đầu ra quan trọng nhất vì đó là lúc cung cấp sản phẩm ra xã hội.

Giáo dục là quá trình kéo dài, phụ thuộc nhiều công đoạn, lực lượng nên muốn đào tạo có hiệu quả thì phải kiểm soát chất lượng ngay từ đầu vào và quá trình đào tạo. Đầu vào quá kém thì không thể đào tạo thành những người có chất lượng được, cũng giống như nguyên liệu quá kém thì sản phẩm không thể tốt.

Nếu không kiểm soát chất lượng trong quá trình đào tạo mà chỉ siết đầu ra thì sẽ thành phế phẩm gần hết, sản xuất như thế thì không có hiệu quả. Ai nói như thế chỉ là ngụy biện, thực tâm những người có trách nhiệm sẽ không nghĩ thế.

Tôi cũng phải nói thêm nếu đầu vào đã là "vét" thí sinh thì chắc chắn các trường đó cũng không quan tâm nhiều lắm đến đầu ra đâu. Trường đã chấp nhận cả những anh không đủ năng lực để học, nói thẳng ra là tuyển sinh chỉ để thu học phí, thì cũng không dám đánh trượt người ta. Nếu trượt, ai dám học ở đó nữa.

Tôi không tin những trường đó có bản lĩnh để kiểm soát đầu ra. Nếu ở Việt Nam kiểm soát đầu ra yếu, cơ chế kiểm soát đầu ra kém hiệu quả thì phải chú ý hơn đến cả việc kiểm soát đầu vào, quá trình đào tạo.

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa đưa ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH. Theo ông, làm thế nào để những giải pháp ấy được triển khai hiệu quả thay vì chỉ nói suông?

- Đó là những yếu tố cơ bản của quy trình đào tạo. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là cần xem mình yếu cái gì để nhấn mạnh vào cái đó, như thế mới hiệu quả. Năm giải pháp ấy, chỗ nào yếu phải tập trung để có ưu tiên.

Ai cũng biết cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đều yếu nhưng phải tăng cường đội ngũ, cơ sở vật chất đến đâu để phù hợp với năng lực thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Giải pháp chỉ khả thi khi nói đến điều có thể thực hiện được với sự cố gắng hết sức.

5 giải pháp cấp bách

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa. Bộ trưởng đưa ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh hệ thống giáo dục ĐH.

Đầu tiên là rà soát toàn bộ hệ thống các trường ĐH. Dự kiến, từ nay đến tháng 6/2017 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành.

Đến tháng 1/2018, tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN cùng với những đánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính.

Song song với kiểm định, bộ sẽ quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH một cách mạch lạc. Những trường không trực thuộc bộ chủ quản, sẽ khuyến khích đẩy mạnh tự chủ, theo lộ trình.

Thứ hai, chúng ta phải tăng cường các yếu tố bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên sẽ được rà soát, quy hoạch lại ngành nghề để tính cơ số giáo viên trên nguyên tắc hợp lý, có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên đầu tư cho những ngành mới triển vọng.

Thứ ba, bộ đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ. Bộ trưởng yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm theo hướng chuyển từ thâm dụng lao động rẻ sang thâm dụng khoa học - công nghệ.

Thứ tư, liên quan đến chính sách, ngành giáo dục sẽ rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng.

Thứ năm, truyền thông để định hướng xã hội.

Theo Yến Anh / Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024
15 giây gây chấn động của mỹ nhân hạng A qua ống kính cam thường15 giây gây chấn động của mỹ nhân hạng A qua ống kính cam thường
15:36:18 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Top 5 bộ phim Hoa ngữ gây thất vọng nhất 2024

Top 5 bộ phim Hoa ngữ gây thất vọng nhất 2024

Phim châu á

19:57:45 23/12/2024
Loạt phim Hoa ngữ liên tiếp bị khán giả quay lưng chỉ sau vài tập phim phát sóng. Nhiều người đánh giá họ bị lừa khi đã đặt quá nhiều kỳ vọng cho các tác phẩm này.
Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co'

Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co'

Thế giới

19:57:38 23/12/2024
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu không bao gồm đòi hỏi then chốt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong khi ông kiện chính phủ liên quan vật liệu xây tường biên giới.
Thấy mẹ chồng mờ ám đi ra ngoài, tôi lén lút theo sau rồi phát hiện sự thật rùng mình

Thấy mẹ chồng mờ ám đi ra ngoài, tôi lén lút theo sau rồi phát hiện sự thật rùng mình

Góc tâm tình

19:57:03 23/12/2024
Về đến nhà tôi liền kể cho chồng nghe ngay. Không thể đợi mẹ về để hỏi, chồng tôi phóng xe thẳng đến xóm trọ đó. Chúng tôi lấy nhau hơn 10 năm rồi, có hai con đang học tiểu học.
Sao Việt 23/12: Gia đình Khánh Thi - Phan Hiển chụp ảnh Giáng sinh

Sao Việt 23/12: Gia đình Khánh Thi - Phan Hiển chụp ảnh Giáng sinh

Sao việt

19:54:55 23/12/2024
Nữ kiện tướng dancesport cho biết gia đình cô duy trì truyền thống chụp ảnh Noel từ nhiều năm nay vì đây là dịp lễ đặc biệt để quây quần, gắn kết.
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm

3 việc người già không nên làm vào sáng sớm

Sức khỏe

19:53:23 23/12/2024
Cách duy trì sức khỏe của người lớn tuổi sau khi thức dậy buổi sáng có nhiều điều đáng lưu ý.
"Nữ quái" chuyên trộm re -mooc máy cày

"Nữ quái" chuyên trộm re -mooc máy cày

Pháp luật

19:52:40 23/12/2024
Chiều 23/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã bắt giữ Lê Thị Hiền (SN 1981, ngụ huyện Tân Biên) để điều tra, làm rõ về hành vi trộm cắp tài sản.
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"

Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"

Netizen

19:51:25 23/12/2024
Người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ nhớ ra mình đã đặt cọc mua xe từ nhiều năm trước nhưng không mua. Người này cho biết, bà đã cọc 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) để mua một chiếc BMW tại cửa hàng ở Trịnh Châu vào năm 2014.
tlinh bất ngờ bật khóc ngay trên sân khấu vì 1 người

tlinh bất ngờ bật khóc ngay trên sân khấu vì 1 người

Nhạc việt

19:44:01 23/12/2024
Sau khi kết thúc ca khúc tình yêu có nghĩa là gì, tlinh đã xúc động đến bật khóc khi chia sẻ về kỷ niệm thời còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Sao thể thao

19:12:41 23/12/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền đăng tải khoảnh khắc hậu trường ở trận ĐT Việt Nam 5-0 Myanmar, khi cô nàng đưa con trai đến SVĐ Việt Trì cổ vũ cho Quang Hải và đội tuyển.
1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

Sao châu á

18:58:39 23/12/2024
Sáng 23/12, tờ Xportsnews đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Park Ha Sun tiết lộ cô từng bị quay lén khi đi thang cuốn ở ga tàu điện ngầm.
Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Thời trang

17:30:29 23/12/2024
Những ý tưởng mặc đẹp, sang mùa cuối năm có sự góp mặt của áo sơ mi cổ điển, áo tweed, chân váy dài... mang đến hình ảnh vừa lạ vừa quen.