Kiếm bộn tiền nhờ biến thứ cây cho lợn ăn thành sản phẩm xuất khẩu khắp TG
Từ cây mọc hoang, cô gái trẻ ở Đồng Tháp đã biến chúng thành những sản phẩm có giá hàng trăm nghìn đồng và vươn ra tầm thế giới.
Cô gái được nhắc đến ở đây là chị Trần Thị Ngọc Nhi (Đồng Tháp). 9x tốt nghiệp ngành tài chính – ngân hàng nhưng không theo nghề đã học mà quyết tâm về quê làm các sản phẩm từ bèo tây.
“Hơn 20 năm, mẹ mình là người chuyên gia công các sản phẩm từ lục bình (bèo tây). Hơn nữa, mình gắn bó với bèo tây và sản phẩm làm từ cây này từ rất nhỏ nên mình luôn có ý định sẽ phát triển và gắn bó với chúng lâu dài”, cô gái trẻ cho hay.
Vì thế, ngay sau khi ra trường vài tháng, Ngọc Nhi đã trở về quê và làm các sản phẩm từ bèo tây. Thời gian đó, gia đình Nhi phản đối nhưng cô gái trẻ đã thuyết phục người thân bằng niềm đam mê và thu nhập ổn định hàng tháng.
Khi mới làm, Nhi phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nghiên cứu mẫu mã mới đến việc thực hiện và bán ra thị trường.
Bằng sự nỗ lực và cố gắng, những sản phẩm của cô gái trẻ tiếp cận được nhiều khách hàng sau một thời gian làm.
“Những sản phẩm từ bèo tây một phần do khách đặt và yêu cầu mình làm theo, phần khác là mình sáng tạo ra để cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu thị trường”, Nhi chia sẻ thêm.
Khi khách đặt, 9x cũng phải tự nghiên cứu sao cho làm hài lòng khách và đẹp nhất. Qua nhiều năm, cô gái trẻ cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất các sản phẩm từ bèo tây.
Video đang HOT
Nhu cầu khách hàng lớn, Ngọc Nhi mở xưởng sản xuất, thêm khoảng 20 nhân công về làm và đưa nguyên liệu cho các gia đình xung quanh đó về tự làm và trả tiền theo sản phẩm.
Mỗi sản phẩm lại có giá tiền khác nhau, phụ thuộc vào thời gian và công sức làm.
Sản phẩm nào đơn giản thì làm rất nhanh, giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng
Những sản phẩm phức tạp và cần đầu tư nhiều công sức, thời gian như bàn ghế, thảm lớn, túi xách cỡ lớn… giá khoảng 300.000 – 400.000 đồng/chiếc. Thời gian làm mỗi sản phẩm mất từ 3-4 ngày.
Trung bình mỗi tháng xưởng của Nhi sản xuất được khoảng 5.000 – 10.000 sản phẩm các loại, với hơn 1000 mẫu mã khác nhau về thời trang, trang trí nội thất, dép…
Để làm các sản phẩm này, Ngọc Nhi phải đi thu mua bèo tây của người dân xung quanh. Những cọng bèo tây đều được chọn lọc kỹ càng để có thể làm ra sản phẩm tốt, cụ thể là về màu sắc phải đều, dài và đẹp.
Sản phẩm từ bèo tây của 9x Đồng Tháp không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Ả Rập… “Các đầu mối nước ngoài là họ tự tim hiểu, tin tưởng và liên hệ đến mình, chứ mình không tự liên hệ hay kết nối”, Ngọc Nhi chia sẻ thêm.
Cô gái trẻ cũng chia sẻ một số khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cụ thể là về thời tiết mưa bão sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, các sản phẩm phải sáng tạo để cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và nước ngoài, nguồn vốn.
Tuy nhiên, Ngọc Nhi cho biết những thứ này có thể khắc phục được, không phải là vấn đề quá lớn để cản trở con đường phát triển sự nghiệp của bản thân.
Theo dân việt
Mang cây mọc hoang về, cần mẫn 6 tháng thành thứ hơn nửa tỷ
Từng có vị khách chi 25.000 USD (~580 triệu đồng) để mua chiếc mũ hoàn hảo này mà người làm phải mất nhiều tháng mới hoàn thành được.
"Mũ Panama" có người gọi là mũ rơm toquilla truyền thống Ecuador. Đây là một trong những loại mũ đắt nhất thế giới do làm thủ công phức tạp.
Nó được làm từ sợi đã khô của cây cọ toquilla. Thậm chí, một chiếc mũ Panama chất lượng cao cần hơn 6 tháng để hoàn thành.
Sau 6 tháng người thợ cần mẫn có thể làm ra chiếc mũ được bán với giá hơn 25.000 USD (~580 triệu đồng).
Simon Espinal là một người đan mũ Panama thủ công sống ở Ecuador. Để làm mũ Panama, Simon lên núi lấy cây cọ toquilla tốt nhất đưa về nhà.
Cọ toquilla là thành phần chính của mũ, phải chọn chất lượng tốt nhất vì Simon không dùng bất kỳ hóa chất nào, tất cả đều được giữ tự nhiên.
Sau khi lấy cọ toquilla về sẽ để khô trong 3 ngày, sau đó tước ra.
Khi cọ đã khô, Simon sẽ luộc sợi toquilla bằng nồi trong ít phút để chúng dai hơn sau khi đã khô.
Sợi toquilla được vớt ra và phơi trên dây cho ráo nước.
Khi đan mũ, người đan phải cúi gập người theo cách truyền thống. Anh Simon đan hàng ngày từ 7h30' sáng đến 5h30' chiều.
Theo Simon, khi đang đan mũ không thể cho phép phân tâm dù chỉ một giây.
Simon Espinal sẽ chọn các sợi chia thành cặp để tạo ra đường đan chéo cruzado, bắt đầu cho quá trình làm mũ Panama.
Từ các đường cruzado, người đan tạo thành phình đĩa lõm ở đỉnh mũ, rồi đến đường có tên copa ở hai bên mũ được tạo dáng bằng khuôn tròn có tên caco.
Chiếc mũ có giá 25.000 USD (~580 triệu đồng) được Brent Black - chủ cơ sở bán mũ Panama ở Hawaii bán cho một sao Hollywood. Mũ được Simon đan theo yêu cầu của Brent.
Chiếc mũ giá 25.000 USD đặc biệt ở chỗ có 4.000 mũi đan/m2, còn nếu mũ có 6.000 mũi đan/m2 sẽ khó hơn nhiều.
Simon Espinal dệt mũ Panama từ khi còn là một cậu bé. Cha là người truyền nghề cho anh. Cha của Simon là một trong những thợ thủ công làm loại mũ này nổi danh khi ông còn sống
Theo dân việt
Loạt sản phẩm giảm 50% nhân Ngày của mẹ Từ nay đến ngày 12/5, Shop VnExpress giảm giá nhiều mặt hàng gia dụng, thời trang, sức khỏe làm đẹp... Các sản phẩm trong chương trình phù hợp với phụ nữ, giá giảm từ 50%, có thể mua làm quà tặng mẹ, tặng bà. Bạn có thể tham khảo tại đây để có thêm lựa chọn. Bên cạnh đó, Shop VnExpress còn tặng...