Khủng long có thể còn sống trên các hành tinh khác?
Khủng long đã tuyệt chủng từ hơn 65 triệu năm trước đây ở Trái đất, nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng có thể vẫn còn sống trên một số hành tinh khác.
Ảnh minh họa: iStock
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí “Thông cáo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia”, các hành tinh ở xa Trái đất có thể đang là nơi cư trú của những loài giống như khủng long trên Trái đất. Không chỉ có vậy, con người có khả năng tìm thấy chúng.
Tác giả nghiên cứu Lisa Kaltenegger giải thích: “Dấu vết ánh sáng của Trái đất hiện đại là khuôn mẫu để chúng tôi xác định các hành tinh có khả năng sinh sống được. Nhưng đã có lúc dấu vết này rất rõ ràng, thể hiện rõ hơn các dấu hiệu sự sống”.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia trên Trái đất có thể phát hiện sự sống như vậy bằng cách tìm kiếm các hợp chất không còn hiện diện trên hành tinh của chúng ta, nhưng đã tồn tại vào thời khủng long. Đó là bởi vì vào thời kỳ khủng long, Trái đất từng có lượng oxy cao hơn, khoảng 30%, cho phép các sinh vật phức tạp phát triển. Ngày nay, nồng độ oxy trên Trái đất đã chững lại ở mức 21%.
Họ cho rằng mức oxy cao 30% đó có thể là manh mối cho loại sự sống tồn tại trên một hành tinh xa xôi. Bên cạnh đó, các kính thiên văn đặc biệt có thể được huy động để phát hiện những yếu tố môi trường tương tự như những gì khủng long từng trải qua hàng triệu năm trước.
Các nhà khoa học có thể tập trung vào tìm kiếm manh mối rằng liệu một hành tinh có đang ở giai đoạn Phanerozoic hay không. Giai đoạn này sẽ cho phép hành tinh đó tồn tại các dạng sự sống lớn và phức tạp.
Nhà khoa học Rebecca Payne tại Đại học Cornell nói: “Giai đoạn Phanerozoic chỉ chiếm khoảng 12% lịch sử Trái đất, nhưng nó bao gồm gần như toàn bộ thời gian mà sự sống phức tạp hơn vi khuẩn và bọt biển”.
Do đó, điều này mang lại hy vọng rằng có thể tìm thấy dấu hiệu của sự sống – thậm chí cả sự sống lớn, phức tạp – ở những nơi khác trong vũ trụ.
Theo bà Kaltenegger, việc tìm kiếm các hành tinh có lượng oxy cao hơn có thể dẫn đến việc phát hiện ra các dạng sự sống thú vị, đồng thời giúp việc tìm kiếm khủng long trở nên dễ dàng hơn.
Nhà khoa học này hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm thấy một số hành tinh có nhiều oxy hơn Trái đất ngay bây giờ. Và hơn thế, trên đó có thể có những con khủng long.
Khủng long từng sống trên hành tinh rất nóng, tại sao con người không thể?
Hàng triệu năm trước, hành tinh này nóng hơn nhiều so với ngày nay. Tuy nhiên, nó vẫn tràn đầy sức sống. Vậy tại sao khủng hoảng khí hậu hiện nay lại được xem như mối đe dọa sống còn đối với loài người?
Những giới hạn của con người
Quay trở lại thời kỳ khi những con khủng long đại dương dài 25 mét bơi trên biển, T-Rex và Triceratops lang thang trên mặt đất nơi mà chúng ta đi bộ ngày nay, Trái đất là một nơi nóng bỏng, rất nóng để sinh sống. Trong Kỷ nguyên Đại Trung Sinh này - từ khoảng 250 đến 66 triệu năm trước - nồng độ CO2 trong khí quyển cao hơn hiện nay khoảng 16 lần, tạo ra "khí hậu nhà kính" với nhiệt độ trung bình ấm hơn từ 6 đến 9 độ so với hiện nay.
Ảnh minh họa: DW
Các nhà khoa học cho rằng khí mê-tan từ quá trình ợ và xì hơi của khủng long - tương tự như bò ngày nay - đã góp phần vào sự nóng lên toàn cầu vào thời điểm đó. Nhưng lý do chính là siêu lục địa Pangea đang dần bắt đầu trôi dạt và vỡ ra. Điều này cuối cùng không chỉ dẫn đến việc tạo ra các lục địa như chúng ta biết ngày nay, mà còn dẫn đến sự thay đổi khí hậu.
Sự chuyển động của toàn bộ cảnh quan và lục địa đã gây ra những vụ phun trào núi lửa khổng lồ phun khí gây hại cho khí hậu vào bầu khí quyển, do đó làm nóng hành tinh. Nó cũng dẫn đến mưa axit, axit hóa đại dương và thay đổi cơ bản thành phần hóa học trên đất liền và dưới nước, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt mở đường cho sự trỗi dậy của khủng long.
Ngày nay, chúng ta vẫn còn cách xa loại nhiệt độ đã biến hành tinh thành một ngôi nhà kính trong Đại Trung Sinh. Tuy nhiên, bằng cách đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt ở mức chưa từng có, con người đã làm hành tinh nóng hơn 1,1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Kết quả là, sức khỏe của hệ sinh thái đang xấu đi nhanh hơn bao giờ hết, với những tác động nghiêm trọng đối với con người cũng như các hệ sinh thái đất, rừng và biển trên toàn thế giới. Các nhà khoa học cho biết thời gian hạn hán trung bình ở Trung Mỹ sẽ tăng thêm 5 tháng với 1,5 độ C, trong 8 tháng với mức tăng 2 độ C và 19 tháng nếu nhiệt độ tăng thêm 3 độ C.
Họ cũng nói rằng thế giới sẽ chạm mốc 3 độ C vào cuối thế kỷ này nếu khí thải nhà kính tiếp tục không được kiểm soát, dẫn đến lũ lụt, bão, mực nước biển dâng cao và những đợt nắng nóng khắc nghiệt chưa từng có. Do đó, các nhà khoa học nói về cuộc khủng hoảng khí hậu như một mối đe dọa hiện hữu đối với con người.
Tại sao khủng long vẫn sống được?
Và trở lại với câu chuyện của khủng long. Việc loài động vật to lớn này đối phó tốt với điều kiện khí hậu nơi chúng sống chủ yếu là do một yếu tố quyết định: thời gian.
Mặc dù nồng độ CO2 trong khí quyển cực kỳ cao trong Đại Trung Sinh, nhưng nó tăng rất chậm. Trước đây hoạt động núi lửa mạnh mẽ và mất hàng triệu năm để làm hành tinh nóng lên vài độ, song bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, con người đã khiến thay đổi hoàn toàn khí hậu trong vòng hai thế kỷ.
Khủng long có thể sống trong môi trường rất nóng, nhưng là do có thời gian để thích nghi và có giới hạn chịu đựng tốt hơn - những điều mà con người đều đang không có được. Ảnh: DW
Georg Feulner thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK) cho biết tốc độ nóng lên chậm hơn mang lại cho thiên nhiên cơ hội thích nghi. "Các loài động vật không thích nóng có thể di chuyển đến các vĩ độ cao hơn, chẳng hạn như về phía các cực. Hoặc chúng cũng có thể thích nghi thông qua các quá trình tiến hóa".
Nhưng ông nói thêm rằng nhiệt độ cực cao có thể khiến một số loài động vật nhất định không thể ở được "bởi vì đơn giản là có những giới hạn sinh lý nhất định đối với động vật và con người". Khủng long rõ ràng khỏe mạnh và chịu đựng tốt hơn con người rất nhiều. Thực tế như đã biết, gần đây mỗi năm đã có hàng trăm ngàn người chết trên toàn thế giới vì nhiệt độ quá cao.
Và lịch sử cho thấy rằng năm cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt mà hành tinh đã chứng kiến cho đến nay đều liên quan đến sự nóng lên quá mức hoặc các kỷ băng hà của hành tinh, cũng như những thay đổi trong các chu trình hóa học ở biển hoặc trên đất liền.
Ví dụ, tác động của một tiểu hành tinh cách đây 67 triệu năm đã tạo ra một đám mây bụi khổng lồ và gây ra các vụ phun trào núi lửa dữ dội trên toàn thế giới, làm tối bầu trời và làm mát hoàn toàn khí hậu. Sự nguội đi mạnh mẽ và tương đối nhanh này khiến chúng ta có ít thời gian để thích nghi và đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên khủng long. Nhìn chung, 76% các loài đã tuyệt chủng vào thời điểm đó.
Trong một cuộc tuyệt chủng hàng loạt, ít nhất 3/4 số loài biến mất trong khoảng 3 triệu năm. Một số nhà khoa học, nhìn vào tốc độ tuyệt chủng hiện tại, nghĩ rằng chúng ta đang ở giữa đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6. Chỉ trong vài thập kỷ tới, người ta ước tính rằng ít nhất 1 triệu trong số 8 triệu loài đã biết có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Nhiều nhà khoa học tin rằng con số thực có thể cao hơn nhiều.
Bởi vậy, để tránh số phận loài người sớm giống như khủng long và hàng triệu loài khác trong quá khứ, con người phải làm mọi cách để ngăn trái đất nóng lên một cách nhanh chóng, cũng như theo đánh giá sẽ cần một khoản đầu tư hàng trăm tỷ đô la mỗi năm để con người có thể thích nghi với một khí hậu ngày càng nóng lên trong tương lai.
Biến đổi khí hậu khiến thế giới thưa dần tiếng chim Muốn cứu loài chim và để hành tinh chúng ta tràn đầy tiếng chim hót, loài người cần phải chống lại sự biến đổi khí hậu. Phần lớn các loài chim cho con non ăn côn trùng, bất kể con mồi của chim trưởng thành là gì Nhiều loài chim biết hót làm tổ sớm hơn vào mùa xuân vì biến đổi khí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cắt tỉa cây long não mọc trong vườn nhà, người đàn ông bất ngờ bị khởi kiện, tòa tuyên bố: Phải bồi thường 500 triệu đồng

Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng

Mắc hội chứng sợ không gian kín, nữ hành khách làm điều không tưởng khi máy bay sắp cất cánh, hơn 200 người bị ảnh hưởng

Động đất Myanmar tiết lộ cung điện từ "Thành phố ngọc quý"

Đang đào mương dẫn nước, "kho báu" 480 triệu năm tuổi bất ngờ lộ diện: Kì quan có 1-0-2 ở Trung Quốc

Ra vườn rau tìm mẹ, con trai bỗng hét lớn rồi ngã quỵ: Hàng xóm chạy ra chứng kiến cảnh ám ảnh

Chuyện lạ trong ngôi miếu cổ ở TPHCM, khách đến lễ phải qua đò

Cô gái sống trong căn phòng nhỏ như cái tủ ở Hàn Quốc

Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học

Người đàn ông đào được 5,5kg vàng liền trao lại cho bảo tàng, 6 tháng sau đến thăm phát hiện vàng chỉ còn 4,1kg

Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?

Học sinh 17 tuổi tìm ra 'hồn ma vũ trụ' lớn gấp đôi Ngân Hà
Có thể bạn quan tâm

Đàm phán ba bên giữa Mỹ - Ukraine - EU tại Pháp
Thế giới
16:24:53 18/04/2025
Onana ăn mừng khiêu khích CĐV Lyon
Sao thể thao
16:19:59 18/04/2025
Bi kịch liên hoàn: Nữ diễn viên 9x tử vong ngay sinh nhật, ra đi chỉ sau 1 tháng bạn thân đột tử
Sao châu á
16:10:33 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"
Netizen
15:06:40 18/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
Tin nổi bật
15:03:12 18/04/2025
MC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đời
Sao việt
15:01:17 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025