Biến đổi khí hậu khiến thế giới thưa dần tiếng chim

Theo dõi VGT trên

Muốn cứu loài chim và để hành tinh chúng ta tràn đầy tiếng chim hót, loài người cần phải chống lại sự biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu khiến thế giới thưa dần tiếng chim - Hình 1

Phần lớn các loài chim cho con non ăn côn trùng, bất kể con mồi của chim trưởng thành là gì

Nhiều loài chim biết hót làm tổ sớm hơn vào mùa xuân vì biến đổi khí hậu làm mùa đông ấm hơn. Nhưng sự thay đổi này còn mang đến một mối nguy hiểm khác đặc biệt nguy hiểm đối với chim non: tiếp xúc nhiều hơn với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dưới dạng các đợt lạnh và sóng nhiệt. Những thái cực trái ngược như vậy “giằng xé” điều kiện môi trường dẫn đến nhiều chim non yểu mạng trước khi kịp trưởng thành. Những phát hiện này đến từ một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Điểu học Cornell được công bố hôm 16.11 trên tạp chí Nature Communications.

Tác động của sự thay đổi nhiệt độ đến tỷ lệ sống của chim non

Conor Taff, nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh thái và Tiến hóa Sinh học của Đại học Cornell, cho biết: “Khi nói về sự thay đổi nhiệt độ, chúng ta thường có xu hướng đề cập nhiệt độ trung bình (trong một thời gian tương đối dài). Nhưng tất cả các sinh vật, gồm cả con người, đều tương tác với điều kiện thời tiết tức thời ngay tại lúc này chứ không phải theo mức trung bình dài hạn. Ngay cả khoảng thời gian một hoặc hai ngày khi trời rất lạnh hoặc rất nóng cũng có thể vô cùng đáng sợ cho dù nhiệt độ trung bình không thay đổi nhiều. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình và sự biến đổi nhiệt độ đột ngột là hai vấn đề khác nhau của biến đổi khí hậu”.

Để hiểu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công ở các tổ chim như thế nào, các nhà nghiên cứu đã phân tích 300.000 ghi chép về tổ chim được gửi đến dự án NestWatch của Phòng thí nghiệm Cornell từ năm 1995 đến năm 2020. Họ đã xác định khoảng thời gian ba ngày lạnh nhất và ba ngày nóng nhất cho mỗi loài trong số đó. Sau đó, họ xem xét liệu những giá trị biến đổi đó có dự đoán khả năng tác động đến tỷ lệ thành công hay không. Thành công ở đây được đo bằng số lượng chim non sống sót đến khi trưởng thành.

Taff cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng 16 trong số 24 tổ trong nghiên cứu đã giảm khả năng sinh sản thành công khi một đợt rét đậm xảy ra trong giai đoạn ấp trứng hoặc làm tổ. Ngoài ra, 11 trong số 24 tổ đã giảm khả năng thành công khi xảy ra đợt nắng nóng trong mùa sinh sản. Động vật ăn côn trùng trên không nhạy cảm nhất với nhiệt độ khắc nghiệt, đặc biệt là lạnh”.

Tác động nghiêm trọng đến chim non

Phần lớn các loài chim cho con non ăn côn trùng, bất kể con mồi của chim trưởng thành là gì. Những đợt rét đậm làm giảm lượng côn trùng hoạt động ngoài tự nhiên. Nếu những đợt lạnh này xảy ra khi chim non đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất, hiện tượng chết hàng loạt có thể xảy ra. Trong một đợt rét đậm, chim trưởng thành có thể di chuyển đi nơi khác để tìm “đất lành” sống tiếp nhưng chúng không thể mang tổ hay tha trứng cũng như chim non đi. Đó là bi kịch đầy rẫy trong tự nhiê:n trứng và chim non bị bỏ lại phải chịu lạnh và thiếu thức ăn mà cái kết thường là bi thảm.

Đồng tác giả trong nghiên cứu là Ryan Shipley, Tiến sĩ Đại học Cornell, cho biết: “Những con non thực sự bị ảnh hưởng nặng nề vì chúng chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Chim non thường phát triển với tốc độ cấp số nhân trong một, hai tuần đầu tiên sau khi trứng nở. Do đó, nếu hoạt động của côn trùng suy giảm do một đợt rét đậm, nhiều chim non có thể sẽ không sống sót vì thiếu mồi ăn”.

Video đang HOT

Taff và Shipley cũng kiểm tra dữ liệu thời tiết trong 100 năm qua để xem liệu có sự thay đổi về thời gian của các đợt lạnh và đợt nắng nóng trong mùa chim sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 ở Mỹ và Canada hay không. Mặc dù họ không tìm thấy biểu đồ rõ ràng về thời gian của các mức nhiệt độ cực đoan, nhưng họ lưu ý rằng nhiệt độ đang trở nên ấm hơn ở mọi nơi.

Shipley lưu ý: “Ngay cả khi chim non bằng cách nào đó có thể sống sót sau một đợt lạnh hoặc đợt nắng nóng, chúng vẫn có thể chịu những hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta chỉ mới xem xét một lát mỏng hình ảnh trong giai đoạn đầu đời của chúng và không thể đo lường sức khỏe trong một thời gian dài ở một quần thể hoang dã vốn khó quan sát”.

Nghiên cứu về chim nhạn cây (tree swallow) trước đây của 2 tác giả cũng đã chỉ ra rằng nhiệt độ trong quá trình chim phát triển rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến tốc độ phát triển của chim và khối lượng cơ thể trong giai đoạn chúng còn non nớt. Điều đó cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng sống sót khi chúng cần kịp đủ lông đủ cánh để vượt qua hành trình di cư và quay trở lại sinh sản vào năm sau. Do đó, những thay đổi về mức độ và thời điểm của nhiệt độ cực đoan có thể kết hợp lại rồi gây ra hậu quả thay đổi cuộc sống cho quần thể chim.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ "thịt" xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu: vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ - càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim. Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc - thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là "một giải pháp rất cục bộ", không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật - đặc biệt là động vật có vú - và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn bắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ - khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là "shipper chuyên nghiệp" và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: "Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái".

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: "Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng".

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xinNgười đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin
22:21:59 12/12/2024
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kếtTài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết
18:06:56 12/12/2024
Cụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờCụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
18:01:20 12/12/2024
Hình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giớiHình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giới
13:01:34 13/12/2024
Thuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung QuốcThuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung Quốc
10:24:51 12/12/2024
'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải
21:17:24 13/12/2024
66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"
10:27:56 13/12/2024
Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểmNgười đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm
11:00:18 13/12/2024

Tin đang nóng

Bị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vongBị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vong
21:50:54 13/12/2024
Sự thật về chiếc nhẫn 6,3 tỷ cầu hôn Selena Gomez gây xôn xao, bà xã Justin Bieber có động thái đáng chú ýSự thật về chiếc nhẫn 6,3 tỷ cầu hôn Selena Gomez gây xôn xao, bà xã Justin Bieber có động thái đáng chú ý
17:40:38 13/12/2024
Con trai Beckham ngày càng say đắm bạn gái hơn 10 tuổi, bà Victoria bắt đầu "lo sợ" chuyện đám cướiCon trai Beckham ngày càng say đắm bạn gái hơn 10 tuổi, bà Victoria bắt đầu "lo sợ" chuyện đám cưới
20:00:40 13/12/2024
Tiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cướiTiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cưới
20:34:58 13/12/2024
1 Hoa hậu từng thân thiết đột ngột vắng mặt khó hiểu trong đám cưới của Khánh Vân1 Hoa hậu từng thân thiết đột ngột vắng mặt khó hiểu trong đám cưới của Khánh Vân
19:50:56 13/12/2024
Tình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mớiTình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mới
20:37:14 13/12/2024
Tình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đờiTình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đời
20:43:47 13/12/2024
Tài xế cứu em bé khỏi bánh xe tải: Tiết lộ thêm mối hiểm nguy khác trên chiếc xeTài xế cứu em bé khỏi bánh xe tải: Tiết lộ thêm mối hiểm nguy khác trên chiếc xe
20:03:24 13/12/2024

Tin mới nhất

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

19:49:27 13/12/2024
Nằm rạp chào sếp, ép nhân viên giữ dáng hay ăn ớt vì không hoàn thành công việc là một số nghi thức kỳ quặc phổ biến chốn công sở Trung Quốc.
Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

19:47:51 13/12/2024
Từ thực nghiệm sau 350.757 lần tung đồng xu, khả năng đồng xu xuất hiện cùng mặt với mặt ban đầu mà nó được tung ra cao hơn chúng ta tưởng.
Nhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồng

Nhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồng

16:35:10 13/12/2024
Nữ nhân viên siêu thị ở Trung Quốc bị ngã khi đi vệ sinh và được xác định là thương tích liên quan đến công việc , do đó công ty phải bồi thường 700 triệu đồng.
Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

16:21:36 13/12/2024
Khi đang đi dạo, cô gái 27 tuổi tình cờ tìm thấy cây nấm nặng gần 5kg. Gia đình 3 người của cô chế biến thành nhiều món ăn từ nấm.
Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

10:31:24 13/12/2024
Đánh bắt cá voi thương mại có thể không còn là mối nguy hạinhư trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là cá voi an toàn trước các tàu biển.
Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

11:26:12 12/12/2024
Từ các đại dương trên những hành tinh xa xôi đến bản đồ chi tiết về bộ não ruồi giấm, những phát hiện này đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới.
Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

11:24:20 12/12/2024
Một năm của những điều kỳ diệu trên bầu trời bắt đầu bằng một cặp hành tinh tuyệt đẹp. Vào ngày 18/1, hai thế giới lân cận là Sao Kim và Sao Thổ sẽ xuất hiện cách nhau chưa đến nửa độ trên bầu trời, khoảng 30-45 phút sau khi Mặt Trời lặ...
Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

11:21:45 12/12/2024
Quá trình đặt bẫy ảnh phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc

Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc

11:21:18 12/12/2024
Ba chú gấu trúc khổng lồ được sinh ra tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ có tên là Tian Bao, Bao Di và Bao Mei, hôm qua bắt đầu hành trình trở về Trung Quốc, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình bảo tồn gấu trúc giữa ha...
"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

22:30:19 11/12/2024
Có thể một nhóm người cổ đại chưa từng được biết, đã sống cùng thời với người tinh khôn ở Đông Á cách đây hơn 100.000 năm.
Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

16:57:35 11/12/2024
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2000. Khi ấy, nữ công nhân tên là Lữ Thiên Mai đang sống tSếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Sếu đầu đỏ sống hiền hòa và còn được coi là sứ giả của môi trường. rong ...
Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

16:56:45 11/12/2024
Một bước tiến trong y sinh đã được ghi nhận khi kỹ sư y sinh và cựu thợ lặn Hải quân Hoa Kỳ, Joseph Dituri, hoàn thành thí nghiệm sống dưới nước trong 100 ngày liên tục.

Có thể bạn quan tâm

When the Phone Rings tập 5: Tổng tài suýt bỏ mạng, cặp chính có nụ hôn đầu tiên

When the Phone Rings tập 5: Tổng tài suýt bỏ mạng, cặp chính có nụ hôn đầu tiên

Phim châu á

23:38:16 13/12/2024
Sau một tuần bị hoãn lên sóng vì lý do đặc biệt, tập 5 When the Phone Rings đã chính thức lên sàn vào tối nay trong sự háo hức của toàn thể con dân trên khắp châu Á.
Nữ diễn viên bị rải tờ rơi khắp phố tố cáo tội lỗi động trời, nhà đài vội vã phủi sạch quan hệ

Nữ diễn viên bị rải tờ rơi khắp phố tố cáo tội lỗi động trời, nhà đài vội vã phủi sạch quan hệ

Hậu trường phim

23:36:05 13/12/2024
Theo Sohu, vài năm trở lại đây Trần Nhã Lệ dường như biến mất khỏi giới giải trí Hoa ngữ. Tác phẩm duy nhất của cô là bộ phim truyền hình Tầng 11 Biến Mất (2023).
Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim việt

23:21:50 13/12/2024
Trước thềm công chiếu còn chưa đầy 2 tuần, Kính Vạn Hoa phiên bản điện ảnh đã trình khán giả với đoạn trailer dài 3 phút.
Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?

Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?

Sao việt

23:13:42 13/12/2024
Bức ảnh Thanh Trúc được cầu hôn gây sốc vì đàng trai không phải Châu Khải Phong . Tuy nhiên, đây chỉ là bạn diễn của nữ diễn viên trong một dự án
Xuân Bắc đột ngột thăm các 'Anh trai chông gai' và tặng điều bất ngờ cho Tự Long

Xuân Bắc đột ngột thăm các 'Anh trai chông gai' và tặng điều bất ngờ cho Tự Long

Nhạc việt

23:05:44 13/12/2024
NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã ghé thăm hậu trường concert 2 Anh trai vượt ngàn chông gai , gửi lời chúc tốt đẹp tới chương trình.
Bắt nóng thợ làm đá lạnh đột nhập cửa hàng trộm cắp điện thoại, đồng hồ

Bắt nóng thợ làm đá lạnh đột nhập cửa hàng trộm cắp điện thoại, đồng hồ

Pháp luật

22:58:12 13/12/2024
Thành là công nhân làm đá đông lạnh tại âu thuyền Thọ Quang (TP.Đà nẵng). Rạng sáng, sau khi tan ca, Thành đột nhập trộm cắp ở cửa hàng điện thoại, đồng hồ.
Ngọc Lan khóc nghẹn trước hoàn cảnh hai mẹ con bị xe tải cán nát chân

Ngọc Lan khóc nghẹn trước hoàn cảnh hai mẹ con bị xe tải cán nát chân

Tv show

22:55:08 13/12/2024
Những biến cố mà mẹ con chị Thu Nguyệt phải gánh chịu được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến Ngọc Lan không khỏi xót xa.
Chuyện tình của Selena Gomez với loạt sao nam đình đám trước khi đính hôn

Chuyện tình của Selena Gomez với loạt sao nam đình đám trước khi đính hôn

Sao âu mỹ

22:43:47 13/12/2024
Selena Gomez từng trải qua mối tình ồn ào với Justin Bieber, hẹn hò loạt sao nam đình đám: Nick Jonas, The Weeknd, Charlie Puth... trước khi đính hôn với Benny Blanco.
Ông Trump nói gì về lương tổng thống?

Ông Trump nói gì về lương tổng thống?

Thế giới

22:19:40 13/12/2024
Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, người dẫn chương trình Meet the Press Kristen Welker của Đài NBC News hỏi Tổng thống đắc cử Donald Trump: Ông có định nhận lương khi làm tổng thống không? .
Lốc xoáy gây thiệt hại 64 căn nhà tại Sóc Trăng

Lốc xoáy gây thiệt hại 64 căn nhà tại Sóc Trăng

Tin nổi bật

22:08:50 13/12/2024
Mưa lớn kèm theo lốc xoáy mạnh gây thiệt hại 64 căn nhà của người dân ở 2 xã Mỹ Quới, Mỹ Bình (TX.Ngã Năm, Sóc Trăng).
Cách G-Dragon đưa thời hoàng kim của Kpop trở lại chỉ trong 1 tháng

Cách G-Dragon đưa thời hoàng kim của Kpop trở lại chỉ trong 1 tháng

Nhạc quốc tế

21:39:29 13/12/2024
Hoạt động năng nổ, G-Dragon đưa kỷ nguyên idol của mình trở lại, đồng thời cũng cho thấy Kpop thời hoàng kim là như thế nào.