Khuẩn Ecoli khiến 9 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng nguy hiểm thế nào?
Liên quan đến vụ 9 du khách bị ngộ độc ở Đà Nẵng, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm nghiệm và phát hiện mẫu thịt heo của nhà hàng có chỉ tiêu khuẩn Ecoli vượt giới hạn. Vậy khuẩn ecoli nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?
Nhiễm khuẩn Ecoli khiến 9 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng phải nhập viện vào BVĐK Hoàn Mỹ để điều trị. Ảnh: Người lao động.
Chiều tối 10/8 vừa qua, 9 du khách ở Hà Nội đã nhập Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cấp cứu với các dấu hiệu nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa trưa tại nhà hàng ẩm thực Trần, đường Phạm Văn Đồng.
Đêm cùng ngày 10/8, 7 trong số 9 du khách được cấp thuốc và ra viện, 2 bệnh nhân còn lại đến 11/8 mới xuất viện. Các du khách trên cho biết sau khi dùng bữa trưa gồm món bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm tại nhà hàng trên thì có triệu chứng đau bụng.
Ban ATTP TP Đà Nẵng đã lập đoàn, kiểm tra cơ sở nhà hàng trên và lấy mẫu về phục vụ công tác xét nghiệm. Kết quả cho thấy mẫu thịt heo của nhà hàng có chỉ tiêu khuẩn Ecoli vượt giới hạn. Đây là loại vi khuẩn gây tiêu chảy, đau bụng, có nguy cơ gây ngộ độc, thậm chí nhiễm trùng đường ruột. Nhiễm khuẩn ecoli được xem là nguyên nhân khiến 9 du khách ngộ độc phải nhập viện.
Khuẩn Ecoli nguy hiểm thế nào?
Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng. Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tiêu chảy. Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn ecoli gặp khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và dễ bị nhầm sang bệnh khác.
Vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não… Ngoài ra, có một ít loài E. coli có thể gây bệnh do chúng đã tiếp nhận các khả năng gây bệnh từ những vi khuẩn khác.
Đó là các loại E. coli gây bệnh đường ruột, trong đó nhóm cực kỳ nguy hiểm là nhóm E. coli gây tiêu chảy ra máu (viêm đại tràng xuất huyết), viết tắt theo tiếng Anh là EHEC (enterohemorrhagic Escherichia coli). Các chủng EHEC có thể gây bệnh tiêu ra máu dẫn đến tán huyết (vỡ hồng cầu) và suy thận chết người.
Bệnh tiêu chảy xuất huyết đường ruột do E.coli có thể diễn biến từ thể nhẹ (phân không có máu hoặc ít máu) đến thể nặng (phân toàn máu nhưng không chứa bạch cầu).
Video đang HOT
Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn E. coli do tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt chưa nấu chín. Người lớn khỏe mạnh thường có thể tự hồi phục trong vòng một tuần khi nhiễm E. coli O157: H7. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm loài E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.
Khuẩn Ecoli là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tiêu chảy. Hình minh họa.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn Ecoli
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn E. coli là: Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân; Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt; Buồn nôn, ói mửa, chán ăn; Mệt mỏi; Sốt.
Khi nhiễm khuẩn E. coli nặng người mắc có thể có thêm các triệu chứng có thể bao gồm: Nước tiểu có máu; Giảm lượng nước tiểu; Da nhợt nhạt; Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm; Mất nước.
Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: Tiêu chảy không thuyên giảm sau bốn ngày, hoặc hai ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em; Sốt kèm với tiêu chảy; Đau bụng không giảm sau khi đi cầu; Có mủ hoặc máu trong phân; Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ; Các triệu chứng của mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, khát nước nhiều, hay chóng mặt.
Làm sao để phòng nhiễm khuẩn Ecoli?
Thực hiện ăn chính, uống chín là nguyên tắc hàng đầu để phòng nhiễm khuẩn Ecoli.
Để phòng nhiễm khuẩn Ecoli, theo TS. Trần Như Dương (Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) mọi người, mọi nhà cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Vệ sinh cá nhân: Mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hằng ngày, đặc biệt thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn các thức ăn nghi ngờ là nguồn lây nhiễm theo khuyến cáo của cơ quan y tế; rửa thật sạch rau, hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến, sử dụng. Hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.
Sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt: Đảm bảo sử dụng nước sạch, tốt nhất là nước được khử khuẩn bằng clo theo đúng quy định cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường sống hằng ngày: vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, vệ sinh nhà tiêu, thu gom rác, diệt ruồi nhặng. Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi và không sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức.
Khai báo khi nghi ngờ mắc bệnh: Những người nghi ngờ bị mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị để tránh lây lan ra những người xung quanh và gây dịch.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Uống nhầm chất tẩy rửa bị bỏng thực quản, bác sĩ cảnh báo cần làm ngay điều này
Cách đây khoảng 04 tháng, bệnh nhân có uống nhầm chất tẩy rửa và đã điều trị. Tuy nhiên, chính hóa chất này đã gây bỏng thực quản, để lâu có thể không nuốt được cả chất lỏng.
Bỏng thực quản cản trở lưu thông, vận chuyển thức ăn dẫn đến khó nuốt
Bệnh nhân là anh T.V.N (20 tuổi, Đà Nẵng) đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng thăm khám trong tình trạng nuốt khó, nuốt nghẹn, đặc biệt là các thức ăn cứng. Qua kết quả nội soi dạ dày và chụp X-quang thực quản có cản quang cho thấy, anh N. bị hẹp khít thực quản đoạn cổ, kéo dài một đoạn #20 mm.
Khai thác thêm tiền sử bệnh, anh N. cho biết cách đây khoảng 04 tháng anh có uống nhầm chất tẩy rửa và đã điều trị. Tuy nhiên, chính hóa chất này đã gây bỏng thực quản và qua thời gian đã hình thành sẹo làm hẹp dần lòng thực quản, cản trở lưu thông, vận chuyển thức ăn dẫn đến khó nuốt. Nếu càng để lâu, tình trạng khó nuốt sẽ tăng dần và có thể không nuốt được cả chất lỏng.
Các bác sĩ đã chỉ định cho anh N. nhập viện và nhanh chóng hội chẩn, đưa ra giải pháp điều trị với kỹ thuật Nội soi nong hẹp thực quản bằng bóng. Mặc dù với tình trạng hẹp khít và hẹp ngay đoạn thực quản cao, nhưng chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, với sự hỗ trợ của chuyên gia, ekip nội soi đã thực hiện nong thực quản thành công. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, nuốt được dễ dàng, không có các dấu hiệu nguy hiểm.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện, nội soi nong hẹp thực quản bằng bóng là kỹ thuật đưa bóng vào phần vị trí hẹp của thực quản qua đường nội soi, sau đó từ từ bơm hơi vào nhằm làm rộng phần bị hẹp của thực quản; và được áp dụng trong trường hợp hẹp thực quản hoặc co thắt tâm vị. Đây là lần đầu tiên bệnh viện triển khai và ứng dụng thành công kỹ thuật này, giúp người bệnh trở lại quá trình ăn uống tốt hơn và tránh được cuộc phẫu thuật lớn với nhiều nguy cơ.
Để phòng tránh nguyên nhân gây ra bỏng thực quản
Ths.Bs Nguyễn Anh Tuyến, Trưởng Khoa Nội II, cho biết: "Bỏng thực quản có thể chỉ gây tổn thương nhẹ lớp niêm mạc lòng thực quản dễ lành nhưng cũng có thể gây di chứng hẹp thực quản, thủng thực quản.
Nong thực quản là phương pháp điều trị thích hợp nhất cho hẹp thực quản do sẹo sau bỏng. Bỏng thực quản là tình trạng thực quản bị tổn thương, có thể dẫn đến thủng thực quản do tác động của nhiệt hoặc các hóa chất ăn mòn. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn do nuốt hoặc uống nhầm hóa chất có tính acid, kiềm mạnh".
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuyến Đối với trẻ em, cần làm nguội đồ ăn, thức uống trước khi cho trẻ ăn. Giữ trẻ em tránh xa, không tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa...
Cất giữ hóa chất cẩn thận để tránh nhầm lẫn (có nhãn, chai đựng riêng biệt, dễ phân biệt, hoặc cất nơi riêng.
Trong trường hợp uống nhầm chất gây bỏng thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, giảm biến chứng và tỉ lệ thương tật do bỏng gây ra.
Theo Helino
Chưa có cơ sở khẳng định ngộ độc thực phẩm tại Đà Nẵng Về 9 trường hợp thuộc Đoàn du khách Hà Nội ngày 10/8 vừa qua phải nhập viện sau khi ăn tại Nhà hàng ẩm thực Trần (TP Đà Nẵng), Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng cho biết chưa đủ cơ sở pháp lý để kết Iuận đây là vụ ngộ độc thực phẩm. Các nạn nhân có biểu hiện bị ngộ độc...