Không sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ
Hỏi: Trẻ em trên 6 tuổi, trọng lượng cơ thể như thế nào thì gọi là béo phì? Béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? Cách phòng chống? Chế độ ăn uống nên thế nào? Có thuốc chữa không (kể cả thuốc Nam và thuốc Tây)? (Nguyễn Hồng Văn ở Việt Trì, Phú Thọ).
ThS Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia trả lời: Thực tế không nên sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ em dưới 12 tuổi, kể cả thuốc Nam hay thuốc Tây. Muốn phòng chống béo phì, cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối, ăn hạn chế chất ngọt, chất béo, ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, tăng cường vận động thể lực.
Mỗi lứa tuổi có mức cân nặng để chẩn đoán béo phì khác nhau, không có chuẩn chung cho trẻ trên 6 tuổi mà chỉ có tiêu chuẩn chung là: Cân nặng/chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2SD (SD là độ lệch chuẩn theo bảng tiêu chuẩn chung), mà muốn có chỉ tiêu này phải có bảng tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO năm 2007.
Không nên sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Ví dụ: Trẻ 6 tuổi có cân nặng bình thường khoảng 20 – 20,5kg và chiều cao là 115 – 116cm, nếu có cân nặng/chiều cao hơn hoặc bằng 2 SD thì gọi là thừa cân – béo phì. Tức là cân nặng lớn hơn 27kg và chiều cao là 115 – 116cm, còn nếu chiều cao thấp hơn hoặc cao hơn chiều cao trung bình thì mức cân nặng để chẩn đoán béo phì lại khác (có nghĩa là nếu trẻ có chiều cao thấp thì có khi cân nặng chỉ trung bình cũng đã béo phì, còn chiều cao phát triển tốt thì mức cân nặng để chẩn đoán béo phì lại cao hơn).
Vì vậy, muốn biết trẻ có béo phì hay không phải đo cả chiều cao và cân nặng. Ngoài ra, còn phải đo vòng bụng, vòng mông, nếu vòng bụng bằng vòng mông hoặc to hơn vòng mông thì chắc chắn béo phì.
Béo phì ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, thoái hoá xương khớp, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, thậm chí cả ung thư… Vì vậy, khi thấy trẻ có nguy cơ béo phì, cần điều chỉnh chế độ ăn, đừng để đến khi trẻ béo mới lo tìm cách chống béo bằng các loại thuốc hay bắt trẻ giảm ăn đột ngột.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Ngứa sau khi đi bơi ở hồ tự nhiên
Hỏi: Sau khi đi bơi ở hồ thủy điện về tôi bị ngứa da khoảng vài ngày, sau đó tự khỏi. Xin hỏi, hiện tượng này có thể do đâu? Nguyễn Quang Anh (Hà Tĩnh).
TS Hồ Đình Trung, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ cho hay: Ngứa da ở những người đi bơi ngoài hồ có thể do ấu trùng. Theo đó, da người bị xâm nhiễm bởi ấu trùng mà bình thường chúng phát triển ở loài chim. Sau đó, ấu trùng chết trong da gây dị ứng, ngứa.
Hiện tượng này được thấy ở những khu vực chim thải phân ra và trong các khu vực đó có các loài ốc là vật chủ thích hợp sinh sống.
Theo Khoa học & Đời sống
Top 10 câu hỏi về bệnh viêm tai ở trẻ em Hầu như đứa trẻ nào cũng bị viêm tai một lần trong đời. Vậy tuổi nào dễ bị viêm tai? Có cần cho trẻ uống kháng sinh? Cách phòng tránh?.... Tất cả sẽ được giải đáp ngắn gọn và khoa học từ các chuyên gia Nhi khoa Hoa Kỳ. 1. Viêm tai tác động lớn nhất đến phần nào của tai? Tai giữa....