“Không quan trọng điểm số” nhưng cả nhà “phát hỏa” vì con đạt điểm 7
Nhiều phụ huynh luôn nói “điểm số không quan trọng”, nhưng thực tế điểm số của con chi phối không khí, tâm trạng, niềm vui nỗi buồn trong rất nhiều gia đình.
Chia sẻ của chị Nguyễn Ngọc Hòa, có con học lớp 7 tại một trường ngoài công lập có tiếng tại TPHCM sau khi biết điểm thi học kỳ của con thu hút rất nhiều ý kiến trên một diễn đàn.
Trước khi kể, chị nói “mình không quan trọng điểm số”. Nhưng rồi, những ngày qua vợ chồng chị rầu lòng, kỳ nghỉ không còn muốn đi đâu vì điểm học kỳ của con trai.
“Điểm số không quan trọng” nhưng là thứ nhiều phụ huynh hay dùng để khoe hay chê bai, so sánh con trẻ nhiều nhất
Đặc biệt là điểm Toán của con chỉ được 7 điểm làm chị vô cùng hoang mang. Nhất là khi ngoài học ở trường, cháu còn đi học thêm.
Thời điểm này, nhiều trường đã có điểm kiểm tra học kỳ, ở khắp các diễn đàn về nuôi dạy trẻ, bố mẹ đang sôi sục về chuyện điểm thi. Cho dù nhiều phụ huynh luôn rào chắn bằng câu “điểm số không quan trọng” nhưng những gì họ đang thể hiện thì điểm số là thứ quan trọng nhất khi đánh giá con hay đánh giá những đứa trẻ khác.
Người thì khoe con điểm cao, người thì rầu lòng, mất ăn mất ngủ vì con điểm không như mong muốn của… bố mẹ.
Không như mong muốn ở đây có khi là con chưa đạt được điểm tuyệt đối, có khi con vẫn đứng sau điểm bạn khác trong lớp, trong trường; có khi là con đứng hạng 2, hạng 3.
Điểm số không quan trọng nhưng sau mỗi học kỳ, có điểm tổng kết của con, Facebook bố mẹ lại ngập tràn hình ảnh khoe điểm, khoe thứ hạng.
Điểm số không quan trọng nhưng nhiều người lôi con ra trách phạt, chì chiết, thậm chí đánh mắng trẻ vì những con điểm. Chưa hài lòng về điểm của con liền lên kế hoạch đẩy con đến lớp học thêm đủ kiểu này nọ.
Có những học trò, khi có điểm kiểm tra sợ hãi không dám về nhà đối diện với bố mẹ. Có cả một cuộc đời phía trước nhưng biết bao nhiêu học trò rơi vào lo âu, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết vì điểm thấp.
Điều nhiều bố mẹ quan tâm nhất ở con là “đạt bao nhiêu điểm, xếp hạng mấy”. Những tâm tư, khó khăn, lo lắng mà đứa trẻ phải đối mặt hàng ngày trong các mối quan hệ ban bè, thầy cô, trường lớp… ít ai để ý, lắng nghe con.
Video đang HOT
Nhiều học trò bị áp lực rất lớn từ bố mẹ về việc điểm số (Ảnh minh họa)
Phụ huynh biến con thành công cụ thành tích
Trong một lần chia sẻ về vấn đề giáo con con trẻ ngày nay, TS. Nguyễn Đông Hải, Đại học Creighton (Mỹ) bày tỏ, giáo dục của chúng ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất cao nhất mà người khác đưa ra, hiệu suất điểm 10. Người người, nhà nhà ép con chạy theo hiệu suất này.
Trong khi, giáo dục là để là để giúp đứa trẻ tiến tới gần nhất hiệu suất của bản thân, phát triển năng lực cao nhất của mình. Giúp họ tốt hơn chính họ ngày hôm qua chứ không phải tiến tới chuẩn người khác đặt ra, tiến tới điểm 10 hay để giống đứa trẻ khác.
ThS Nguyễn Hoàng Dũng, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương đặt câu hỏi, trong vòng xoáy chạy theo điểm số, thành tích, có bao giờ phụ huynh dừng lại, ngẫm nghĩ: Mình muốn gì ở con? Muốn con mình ra sao? Mục tiêu thật sự của giáo dục là gì?
Khi phụ huynh thật sự quan tâm đến cảm xúc, sự phát triển của con thì điểm số chỉ là những con số
Theo ông Dũng: “Khi phụ huynh quá chú trọng đến việc con có theo kịp bè bạn hay không, đáp ứng kịp yêu cầu hay không, chúng ta đang góp phần biến con thành công cụ chạy theo thành tích”.
Sự lo lắng thái quá làm bố mẹ không kịp dừng lại, có thể tiếp tục đẩy con ra xa hơn như nhét đến các lớp học thêm, không quan tâm đến cảm xúc, tương tác xã hội của đứa trẻ, sự bình an trong con.
Chạy theo điểm số làm cho việc học của con trẻ bị méo mó, nhiều đứa trẻ chỉ biết đi học với yêu cầu, mục tiêu duy nhất là để đạt điểm cao. Dẫn đến sai lệch về mục tiêu học tập, cách học, hình thức học tập…
Thực tế, nhiều phụ huynh không quan tâm đến con, không giành thời gian để trò chuyện, chơi đùa, để hiểu con… Nhưng gì họ biết về con chỉ là qua những con số.
Một khi phụ huynh đủ quan tâm con vui buồn ra sao, đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì, tương tác với bố mẹ, bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh thế nào, con nhìn nhận cuộc sống thế nào, lịch sinh hoạt ăn ngủ, vận động của con có hợp lý không, có đang phát triển lành mạnh không, đang biết tự hoàn thiện mình không
Phụ huynh quan tâm đến cảm xúc, tôn trọng sự phát triển của trẻ thì khi đó điểm số chỉ là những con số. Bố mẹ sẽ không lo lắng, rầu rĩ vì những con điểm của con.
Học đường phiêu lưu ký: "Sóng gió" trường học những ngày đầu năm mới 2021
Những ngày đầu năm mới là những ngày teen hồi hộp chờ kết quả thi, điểm tổng kết học kỳ I rồi họp phụ huynh... Đặc biệt với các bạn học sinh cuối cấp, đây chính là lúc khởi động giai đoạn tăng tốc ôn tập cho kỳ thi Đại học.
Bộ phim luyện tim hậu thi cử
Kỳ thi kết thúc học kỳ I vừa trôi qua, nhưng không vì thế mà học sinh chúng mình có thể hoàn toàn thả lỏng. Câu nói "Thứ đáng sợ hơn kỳ thi chính là điểm số" chẳng sai chút nào, đặc biệt khi điểm số này còn ảnh hưởng lớn tới buổi họp phụ huynh sắp tới. Niềm vui nhân dịp Tết về đứng trước nguy cơ đổ bể, trên các diễn đàn của hội "thứ ba học trò" đã nhanh chóng xuất hiện 365 kế sách dở khóc, dở cười để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Một số lớp nghĩ cách giúp phụ huynh "hạ hỏa" bằng những dòng ghi chú siêu hài hước trong lớp, chẳng hạn như " buổi họp chỉ mang tính chất thông báo, đừng để cảm xúc phá hỏng tình cảm gia đình ", " không gì quý hơn một cái Tết đầm ấm "...
Có lớp còn áp dụng "chiêu" mạnh hơn, mỗi bạn học sinh đều để lại giấy note ở chỗ ngồi của mình, phụ huynh vào lớp đều có thể nhìn thấy lời bộc bạch đầy yêu thương. Có lớp được thầy cô chủ nhiệm ưu ái dành cơ hội "chuộc lỗi", để các bạn tự thông báo thành tích học tập của lớp theo hình thức Táo Quân "báo cáo" Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Thay vì nơm nớp lo sợ, buổi họp phụ huynh cũng có thể là cơ hội "nạp xu" cho các hoạt động từ thiện của lớp nữa đó! Bạn Nguyễn Minh Anh (THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình) chia sẻ: "Lần họp phụ huynh trước đó diễn ra khi tụi mình đang quyên góp tiền để mua khẩu trang và một số dụng cụ y tế cho các tổ chức tình nguyện. Vậy nên nhân dịp này, tụi mình đưa thùng quyên góp ra luôn, phụ huynh không những ủng hộ tài chính mà còn rất hoan nghênh hoạt động ý nghĩa. Tuy nhiên số tiền ủng hộ thì phải giới hạn lại, chúng mình chỉ nhận ủng hộ dưới 50K thôi".
Những hoạt động nhỏ giúp buổi họp phụ huynh bớt căng thẳng hơn. Đặc biệt là khi trở về nhà, câu chuyện của bố mẹ sẽ đan xen nhiều nội dung khác thay vì chỉ kể chuyện thành tích "con nhà người ta" và kết quả "con nhà mình". Dù vậy, không tuyệt chiêu nào đem lại hiệu quả lâu dài hơn sự cố gắng học tập của teen trong kỳ học tới đâu nhé!
Chúng ta của hiện tại là...?
Tiêu đề MV mới của Sơn Tùng M-TP - Chúng ta của hiện tại khiến teen cuối cấp không khỏi liên tưởng với hoàn cảnh bản thân. Kết thúc học kỳ I, nhiều trường đã xuất hiện bảng đếm ngược thời gian đến kỳ thi Đại học. Teen 12 bước vào giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng diễn ra trong vài tháng nữa. Kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán sẽ đi kèm tập đề thi và sách bút, bài vở.
Nhưng những ngày đến trường của teen 12 không chỉ xoay quanh việc học tập, các bạn ấy đã nhanh chóng xả stress bằng cách gia nhập hot trend cải biên poster Chúng ta của hiện tại .
Nhiều phiên bản "tam sao thất bản" của chiếc poster này đã ra đời với những "đạo cụ" sẵn có: Bài kiểm tra, điểm thi, tập đề bài. Chỉ một bức ảnh là có thể thay lời muốn nói của những học sinh cuối cấp rồi đây! Cách để tự chế poster này không quá phức tạp, bạn có thể tìm những file đã được xóa ảnh nhân vật và tự chèn một bức ảnh thể hiện hoàn cảnh hiện tại của mình.
Bên cạnh đó, một số trào lưu khác cũng nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng teen. Chẳng hạn như trend khoe lý do 'ngồi" sổ đầu bài chưa bao giờ hạ nhiệt, quay video của lớp theo phong cách review phim, hay 101 bức ảnh khoe thời trang mùa Đông "1-0-2" của hội fashionista lớp học. Dù việc học hành có áp lực đến đâu, nhưng có các trào lưu hài hước để giải trí thì mỗi ngày đến trường vẫn là một ngày vui đấy!
Bùng nổ hoạt động chào năm mới
Để bắt đầu năm mới một cách đầy hứng khởi, những hoạt động thú vị đã nhanh chóng lấp đầy thời gian ngoại khóa của teen. Vừa rèn luyện thể thao, vừa chào mừng năm mới, trường THPT Chu Văn An (Đắk Nông) đã khởi động giải bóng chuyền mừng Xuân. Giải đấu này được học sinh các khối ủng hộ nhiệt tình, ai cũng muốn đem lại thành tích đầu tiên trong năm 2021 cho lớp mình.
Đầu năm là một dịp vừa vặn để bạn trao đi những yêu thương tới người có hoàn cảnh đặc biệt, cần sự giúp đỡ. CLB Tiếng Anh ở trường THPT Đô Lương 3 (Nghệ An) đã nhanh chóng lựa chọn thời điểm thích hợp này để thực hiện dự án ý nghĩa của mình - một dự án với mong muốn đem lại niềm vui cho những bạn học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
EC 2021 - Harmoniuos chỉ ghi nhận sự quyên góp bằng tài chính với các anh chị cựu học sinh, các bậc phụ huynh. Với hội teen, những món quà tinh thần như lời nhắn, tiết mục văn nghệ mới là phần quyên góp được hoan nghênh.
Dù Tết Nguyên Đán vẫn còn cách teen khá xa, nhưng trường THPT Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có kế hoạch sẵn sàng cho chương trình Chào Xuân 2021: Xuân quê hương . Kế hoạch này được đăng tải trên website chính thức của trưởng, vậy nên bạn nào cũng nắm được các nội dung trong ngày hội này. Từ phần thi khéo tay như gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, đến phần thi về thể thao như nhảy dây, chạy tiếp sức đều hứa hẹn một ngày hội đầu Xuân cực vui cho teen THPT Bắc Thăng Long đấy!
Tuyển sinh 2021: Trường ngoài công lập tăng chỉ tiêu xét điểm thi THPT Đến thời điểm này mới chỉ có một số trường công bố đề án tuyển sinh năm 2021. Tuy nhiên, nhìn vào phương thức những trường ĐH ngoài công lập có thể thấy phương thức xét bằng điểm thi THPT vẫn được ưu tiên. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được các trường tin tưởng và đánh giá cao nhất về kết quả....