Không chỉ làm da mịn màng, ngâm chân trong nước giấm còn lợi thế này đây
Theo Đông y, ngâm chân bằng giấm chính là một liệu pháp dưỡng sinh vừa rẻ tiền vừa rất tốt cho sức khỏe.
Theo thời gian sẽ khiến bàn chân gặp một số vấn đề như nhiễm nấm , thô ráp, kém mịn màng và các vấn đề khác gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, thay vì chỉ biết làm đẹp hãy bớt chút thời gian để quan tâm tới đôi chân của mình.
Có nhiều cách để chăm sóc đôi bàn chân nhưng ngâm chân được coi là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt là ngâm chân với giấm. Giấm rất giàu axit và các hợp chất chống nấm giúp điều chỉnh độ pH của da, từ đó giúp khắc phục những vấn đề mà bàn chân gặp phải.
Ảnh minh họa
Bệnh nấm da chân, hay bệnh “Chân của vận động viên” là bệnh da nhiễm trùng do tiếp xúc với một số loại nấm. Bệnh ảnh hưởng đến bàn chân vì giày dép tạo ra môi trường ấm áp, tối, ẩm cho nấm phát triển. Bệnh thường xảy ra giữa các ngón chân và làm cho da trở nên khô, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Đi chân trần ở những nơi công cộng, chẳng hạn như trong phòng tập thể dục hoặc hồ bơi, có thể dẫn đến nấm bàn chân.
Vì giấm có đặc tính chống nấm, ngâm chân hàng ngày trong nước giấm có thể giúp chống lại nhiễm nấm.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào, bao gồm giấm, là hữu ích trong điều trị bệnh nấm bàn chân. Song ngâm giấm có thể làm dịu và giảm bớt các triệu chứng và không gây hại gì.
Giúp da mịn màng
Một số thành phần tự nhiên trong giấm có tác dụng tẩy tế bào chết, từ đó giúp da mềm, mịn màng không còn tình trạng thô ráp nữa.
Video đang HOT
Các axit trong giấm, đặc biệt là giấm táo rất có hiệu quả trong việc chống lại các vi rút gây ra mụn cóc trên da. Thành phần này giúp giảm bất kỳ nhiễm trùng nào và làm mềm mụn cóc cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn.
Giảm ngứa
Ngứa xung quanh bàn chân có thể là do mất cân bằng độ pH, da bị khô hay do nấm gây ra. Đôi khi chất liệu giày dép cũng gây ra các phản ứng dị ứng, từ đó khiến chân bị ngứa. May thay giấm táo có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu này và kiểm soát được các nguyên nhân gây ngứa.
Khử mùi hôi chân
Mồ hôi chân và sự phát triển của một số loại vi khuẩn trên bàn chân có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Thành phần axit trong giấm sẽ làm giảm lượng mồ hôi chân tiết ra cũng như ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp bạn thoát khỏi mùi hôi chân khó chịu.
Làm mềm các vết chai sần
Các vết chai sần trên bàn chân có thể là do sự tích tụ của các tế bào chết và do ma sát với với một số loại giày dép. Trong khi đó, giấm có chứa axit hoạt động như một chất tẩy tế bào chết và làm mềm da, từ đó giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm các vết chai sần trên chân.
Ngoài ra, khi ngâm chân các thành phần trong giấm sẽ được thẩm thấu vào chân, giúp tăng độ ẩm cho da. Hơn nữa, ngâm chân thường xuyên sẽ làm giảm sự xuất hiện của các vết chai sần.
Cách thực hiện như sau:
Dùng một lượng nước khoảng 2,5 lít pha với 150 ml giấm trắng, nước ấm ở nhiệt độ thích hợp khoảng 45 độ C. Ngâm chân trong chậu không để ngập mắt cá chân.
Sau khi ngâm được khoảng 5 đến 10 phút cho chân mềm và ấm, có thể mát xa chân để kích thích các huyệt đạo. Nếu nước nguội bớt, có thể cho thêm nước nóng và ngâm khoảng từ 25 đến 30 phút là được. Sau đó lau khô chân và đi tất, giữ ấm chân trong mùa đông.
Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngâm quá 30 phút một lần bởi khi ngâm chân, cơ thể sẽ tăng tuần hoàn máu, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường, lâu quá sẽ hại tim. Nên ngâm chân sau bữa ăn khoảng một giờ và trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Lưu ý:
Do ngâm chân sẽ kích thích tuần hoàn máu, tim sẽ hoạt động nhanh hơn bình thường, nếu chúng ta ngâm quá lâu sẽ vô tình tăng gánh nặng cho tim.
Sau khi ăn cơm khoảng 1 tiếng và trước khi đi ngủ 1 tiếng ngâm chân trong nước nóng pha giấm là thích hợp nhất.
Không được ngâm chân lúc đói, những người cơ thể đang yếu cũng không được ngâm chân vì máu dồn mạnh xuống phần thân dưới sẽ khiến bạn đau đầu chóng mặt.
Người có tiền sử tim mạch hoặc não cũng không nên ngâm chân. Nếu ngâm chân thấy có hiện tượng vã mồ hôi, chóng mặt thì cần dừng ngay lập tức, nằm lên dưỡng nghỉ ngơi. Không tắm chân.
2 công thức giúp bạn trị mụn cóc tại nhà
Mụn cóc bạn có thể trị tại nhà bằng nguyên liệu từ thiên nhiên vô cùng an toàn cho da nhé.
Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc.
Mụn cóc gây tình trạng mất thẩm mỹ. Nguồn ảnh: Internet
Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,...). Không những vậy, mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh (từ vị trí ban đầu lan sang vùng da lân cận hay vùng da trực tiếp tiếp xúc do gãi, cào, chạm, sờ, cầm nắm,...). Thông thường các mụn cóc này sẽ phát triển rồi lây lan rất nhanh.
Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc thường cao hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,...).
Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:
Mụn cóc thông thường: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay...
Mụn cóc dạng sợi mảnh: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có.
Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể mọc ở bất cứ nơi nào, thường trẻ em bị nổi ngay trên mặt, nữ giới bị nổi ngay trên bàn chân và nam giới bị mọc mụn ở những khu vực mọc râu. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.
Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.
Trị mụn cóc tại nhà
Giấm táo
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Bởi vì, trong nguyên liệu này chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,... có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.
Khi tiếp xúc với acid có trong giấm, làn da có thể bị kích ứng hoặc nặng hơn là bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, dùng bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha được bôi trực tiếp lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 - 4 giờ rồi mới tháo ra.
Để bệnh nhanh lành, bạn nên bôi giấm táo đều đặn mỗi ngày. Trong trường hợp, vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
Lá tía tô
Trong lá tía tô chứa Limonene và Perillaldehyde, là hai hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV. Để chữa trị mụn cóc, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
Chuẩn bị một vài lá tía tô đã được rửa sạch, rồi đem giã nát.
Đắp lên bề mặt các nốt mụn phần bã vừa giã và dùng khăn sạch hoặc gạc băng cố định. Để tránh xê dịch vết đắp, bạn nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Sáng hôm sau, thì tháo băng và dùng nước sạch để rửa mặt .
Sau vài tuần thực hiện cách chữa trị này, bạn sẽ thấy các nốt mụn bị teo nhỏ dần, rồi tự bong ra và biến mất hoàn toàn.
Những lợi ích của bột ngô đối với làn da Bột ngô chứa nhiều vitamin cùng các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Làm dịu làn da bị cháy nắng Bên cạnh việc được sử dụng trong chế biến món ăn thì một công dụng khác của bột ngô là điều trị kích ứng da hiệu quả và tiết...