Không cần mổ hay bó bột, bé trai 14 tuổi gãy 2 xương vẫn được chữa khỏi
Bé trai đau nhiều, mất vận động cẳng chân do bị gãy xương nhưng nhờ kỹ thuật này, bé vẫn được điều trị thành công mà không cần bó bột hay phẫu thuật.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi D.T.Đ., 14 tuổi, trú tại Đồng Tâm, Yên Bái trong tình trạng đau mất vận động cẳng chân trái do hoạt động thể thao.
Qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm tiền phẫu, bệnh nhi bị chẩn đoán gãy phức tạp 2 xương cẳng chân trái. Đ. được chỉ định áp dụng phương pháp nắn kín – xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (C-arm) để nắn xương chỉnh hình.
Sau khi thực hiện kỹ thuật, xương của bệnh nhi đã được nắn chỉnh, về đúng vị trí và được xuyên đinh cố định. Bệnh nhi được tiếp tục chăm sóc theo dõi tại viện 2 ngày và xuất viện ngay sau đó.
Một ca nắn kín – xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (C-arm). (Ảnh: BVCC)
Video đang HOT
Theo bác sĩ Long, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, nắn kín – xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (C-arm) là phương pháp nắn xương, chỉnh hình hoàn toàn không phải rạch da.
Phương pháp này hạn chế tối đa “đụng da xẻ thịt” gây ảnh hưởng đến mô mềm của trẻ. Suốt quá trình điều trị gãy xương, trẻ cũng không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện từ 1 – 2 ngày, trên da cũng không để lại sẹo.
“Đây là phương pháp được kỳ vọng mở ra hướng điều trị mới cho người dân và các vùng lân cận trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống” bác sĩ Long nhấn mạnh.
Bệnh nhi Đ. là một trong nhiều trường hợp đã được áp dụng phương pháp này tại bệnh viện. Đến nay, hầu hết các bệnh nhân qua quá trình điều trị bằng kỹ thuật mới này đều cho kết quả rất khả quan, chức năng vận động hồi phục nhanh và rút ngắn được thời gian nằm viện.
Qua trường hợp ca bệnh trên, bác sĩ Long khuyên các em nhỏ khi vui chơi, hoạt động thể thao cần chú ý, tránh để bị chấn thương. Nếu không may bị ngã gãy xương, người nhà cần nhanh chóng đưa các em đến bệnh viện nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời; không được chủ quan, dễ gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng vận động về sau.
Theo vtc
Hi hữu: Bệnh nhi 6 tuổi bị đũa xuyên thấu vùng hầu họng
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ khoa cấp cứu đã tiếp nhận bệnh nhi bị đũa xuyên thấu vùng hầu họng do vừa đi lại vừa ngậm chiếc đũa ăn cơm trong miệng thì bị trượt ngã.
Bệnh nhi là bé trai 6 tuổi, nhà ở Cần Đước, Long An. Trước đó, theo lời kể của gia đình vào khoảng 14g00 ngày 1/5/2019, khi ăn cơm bé vừa đi lại vừa ngậm chiếc đũa ăn cơm trong miệng thì bị trượt té khiến chiếc đó gỗ đâm xuyên vào miệng, qua vùng má đến tận mang tai.
Ngay sau khi bé bị ngã gia đình đưa tới Trung tâm Y Tế Huyện Cần Đước, sau đó bé được chuyển ngay tới Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 1.
Theo ThS. BS Đỗ Minh Hùng - Khoa Cấp cứu, khi tiếp nhận bệnh nhi vẫn trong tình trạng tỉnh táo, hồng hào, chiếc đũa vẫn cắm nguyên trên mặt. Bé trai đã được làm xét nghiệm tiền phẫu, sau đó được chuyển tới khoa Tai Mũi Họng để lấy chiếc đũa ra.
Nhân trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo quý bậc phụ huynh, để đảm bảo an toàn cho con tại nhà, nên tránh những vật nhọn có thể gây nguy hiểm cho con khi trẻ sinh hoạt, chơi đùa như đũa, bút,... dù là trẻ đã lớn.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên vấp ngã khiến dị vật, trước đây cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Trường hợp tai nạn của của bé gái 9 tuổi T.T.N.A. (9 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) do vừa ngồi ăn cơm tối ở trước sân nhà, vừa coi các anh lớn chơi đá banh, bé bị va trúng khiến cả đôi đũa đâm xuyên qua lưỡi, cắm vào phía bên trong của miệng. Sau đó gia đình đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cấp cứu rút đôi đũa ra cho bé nhưng vì nguyên đôi đũa dài cắm xuyên lưỡi, chặn ngang miệng. Khi tiếp nhận bé, phải mổ cấp cứu để rút đôi đũa ra ngay. Theo các bác sĩ bệnh nhi này rất may là đôi đũa đâm xuyên không trúng vào các mạch máu lớn và dây thần kinh ở lưỡi. Vì vậy, bé không bị ra máu ồ ạt, vết thương ở lưỡi sau khi lành cũng không ảnh hưởng đến vị giác cũng như khả năng nói, phát âm của bé.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng trẻ em bị vật nhọn như đũa, tăm, bút viết... phải nhập viện cấp cứu xảy ra rất thường xuyên. Thường trẻ bị đũa, tăm đâm vào họng, nóc họng khi vừa ăn, đặc biệt là vừa ăn vừa chơi vô cùng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, trường hợp chẳng may bị dị vật đâm, phụ huynh phải bình tĩnh, không được tự rút dị vật ra mà ráng giữ cố định nguyên trạng dị vật và đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Nguyễn Vũ
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bác sĩ trắng đêm nối cổ tay đứt rời cho bệnh nhân Người phụ nữ 31 tuổi ở Tuyên Quang gặp tai nạn, đứt gần cổ tay. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu ngày 11/3, sau 30 phút bị tai nạn. Vết thương cổ tay trái ra máu nhiều, lộ toàn bộ khớp, đứt toàn bộ gân, mạch máu thần kinh vùng cổ tay, các ngón...