Không cần hò hét con dọn dẹp đồ sau khi chơi, làm theo cách của giáo viên Montessori dưới đây sẽ thấy hiệu quả tức thì
Một giáo viên Montessori đã chia sẻ về cách cô thường dùng để khuyến khích học sinh tự động dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi vô cùng hiệu quả.
Phương pháp Montessori nổi tiếng không chỉ vì nó khuyến khích cách học trải nghiệm và những hoạt động tự điều hướng mà còn bởi những giáo viên Montessori khuyến khích học sinh trân trọng những giá trị và kỹ năng như tự lập, tự chủ và tư duy phản biện. Những điều này sẽ vô cùng hữu ích cho học sinh không chỉ trong môi trường giáo dục mà thậm chí là cả trong những hoạt động thường ngày ở nhà, bao gồm cả vui chơi.
Ảnh minh họa
Trong một bài báo của trang Motherly, Christina Clemer, một giáo viên Montessori với chứng nhận của Hiệp hội Montessori Mỹ, đã chia sẻ cách cô và những giáo viên khác thường làm để khuyến khích học sinh tự dọn đồ chơi sau giờ chơi.
1. Biến sự ngăn nắp sạch sẽ trở thành một phần của cuộc sống thường ngày
Chắc hẳn bạn đã nghe điều này rất nhiều lần trước đây- rằng trẻ học được hầu hết từ những gì chúng thấy từ những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ chúng trong cuộc sống thường ngày. Nếu ngăn nắp và gọn gàng không phải là một thứ mà bố mẹ thường coi trọng hàng ngày thì sẽ rất khó để khuyên con làm điều đó.
Một phần để thiết lập thói quen sạch sẽ là bỏ tất cả mọi món đồ trong nhà, bao gồm cả đồ chơi của trẻ ở những vị trí được định sẵn. Nếu trẻ biết được nơi để bỏ lại đồ vừa dùng, con sẽ có động lực để tự dọn dẹp hơn.
2. Vứt bớt đồ không còn dùng nữa
Ảnh minh họa
Để duy trì sự gọn gàng ngăn nắp của nhà bạn và để đảm bảo rằng sự bừa bộn không vượt quá ngoài tầm kiểm soát, có thể bạn sẽ muốn bỏ bớt đi những món đồ chơi mà con không còn chơi nữa. Bạn có thể để ra một ngày mà bạn và con có thể cùng nhau quyết định xem nên giữ đồ chơi nào và có thể vứt đi cái nào. Sau khi quyết định xong những đồ chơi nào được giữ thì hãy nhớ chỉ cho trẻ nơi cất từng loại đồ.
Video đang HOT
3. Bắt đầu luyện cho con từ sớm
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết não bộ rất nhanh trước khi chào đời cho đến khi những năm đầu đời, nó giống như một miếng bọt biển để hấp thu kiến thức vậy. Những thói quen như tự dọn dẹp, đặc biệt là khi chúng được hình thành từ sớm, có thể trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của con và con sẽ tiếp tục những thói quen đấy thậm chí là khi đã trưởng thành.
4. Đặt ra những kỳ vọng và mong đợi rõ ràng (và thống nhất)
Để giúp hướng dẫn con bạn tự dọn đồ chơi thì việc nêu những nguyên tắc và những kỳ vọng một cách rõ ràng và dễ hiểu là vô cùng quan trọng. Ví dụ, liệu có cần dọn hết đồ chơi vào cuối ngày hay không, hay trẻ được phép để một vài món đồ chơi ở khu vực chơi được định sẵn? Liệu tất cả các đồ chơi có cần được sắp xếp theo loại hay có thể để trộn lẫn với những loại đồ chơi khác trong một thùng đựng?
Ảnh minh họa
Dù bạn có muốn đặt ra nguyên tắc nào thì việc thống nhất và kiên định khi thực hiện mới là điều quan trọng nhất. Bởi vì con có thể thỉnh thoảng quên mất những nguyên tắc nên cô Christina gợi ý rằng bố mẹ nên gợi nhắc cho cô thường xuyên cho đến khi trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện mà không cần ai nhắc nhở gì nữa.
5. Giúp trẻ
Bạn có thể nhận ra rằng con có thể thỉnh thoảng bị thấy quá sức bởi nhiệm vụ dọn dẹp, đặc biệt là nếu con đã dành cả ngày chơi với rất nhiều tôi. Những lúc như vậy, bạn có thể thử giúp con hoàn thành nhiệm vụ. Đó là một cách rất hay để gợi nhắc cho con nhớ rằng con không đơn độc và con hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ nếu con phải đối mặt với một trách nhiệm khó khăn.
6. Chia nhỏ công việc ra
Ảnh minh họa
Một cách khác để giúp những đứa trẻ cảm thấy nhiệm vụ dọn dẹp quá to tát đối với chúng chính là chia nhiệm vụ thành một quá trình bao gồm những bước nhỏ. Hãy bắt đầu bằng cách để trẻ giúp bạn viết ra tất cả những gì cần làm, bắt đầu với những bước “dễ thở” như trả những món đồ về đúng vị trí cũ và dần dần chuyển sang những trách nhiệm lớn hơn. Chia công việc ra sẽ giúp điều hướng cho con theo hướng mà con phải đi để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
7. Khơi gợi cảm giác tích cực khi thực hiện nhiệm vụ
Chúng ta đã luôn nghe về sức mạnh của quan điểm nhìn nhận khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Thái độ tích cực đối với những tình huống như thế có thể cho chúng ta động lực để làm việc thật chăm chỉ. Đối với công việc dọn dẹp cũng thế, nó sẽ giúp hình thành nên cách nhìn nhận rằng gọn gàng và ngăn nắp không nên là một thứ gì đó khiến chúng cảm thấy mệt mỏi và ghét bỏ.
Nguồn: Smartparenting
Theo Helino
Giáo viên Montessori gợi ý số lượng đồ chơi mà 1 đứa trẻ thực sự cần, mẹ tránh mua quá nhiều gây lãng phí
Đâu phải cứ nhiều đồ chơi là tốt, bởi giáo viên Montessori đã khuyên ngược lại.
Nếu hỏi 1 đứa trẻ rằng con muốn có bao nhiêu đồ chơi, câu trả lời chắc chắn sẽ là càng nhiều càng tốt bởi trẻ con luôn là vậy, đồ chơi luôn là thứ mà các bé thích và muốn có nhiều nhất có thể. Nhưng khi hỏi giáo viên Montessori thì câu trả lời lại hoàn toàn khác. Mẹ hãy xem cô giáo nói gì về chuyện đồ chơi nhiều hay ít và 1 đứa trẻ thực sự cần bao nhiêu đồ chơi là vừa đủ.
Phương pháp giáo dục Montessori: số lượng đồ chơi ít nhưng chất lượng tốt hơn (Ảnh minh họa).
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục người Ý, Maria Montessori (1870 - 1952). Theo số liệu ghi nhận, trên thế giới hiện có khoảng 20,000 trường lớp dạy học theo phương pháp này. Khi chọn đồ chơi cho con, có một cách tốt để cân nhắc đó chính là cách tiếp cận được gợi cảm hứng từ phương pháp giáo dục Montessori: số lượng ít nhưng chất lượng tốt hơn, mỗi cái có một mục đích nhất định, được làm hầu hết từ nguyên liệu tự nhiên và có thể "lớn" lên cùng với trẻ.
Cô Simone Davies, một giáo viên Montessori lâu năm ở Australia, tác giả cuốn The Montessori Toddler (Những đứa trẻ Montessori) đồng thời là mẹ của 2 em bé dễ thương đã có những chia sẻ về những món đồ mà 1 đứa trẻ thực sự cần. "Tôi vẫn thường khuyên các bậc cha mẹ nên giữ cho con từ 6-10 món đồ chơi. Nếu trẻ có anh chị em thì mỗi bé giữ 6 món đồ. Không có tài liệu nào thể hiện con số chính xác, nhưng đây là theo quan sát và kinh nghiệm dạy học về nhu cầu dùng đồ chơi của trẻ trong những năm tháng dạy học của tôi", cô Davies cho hay.
Trẻ nhỏ chỉ cần từ 6 đến 10 món đồ chơi là vừa đủ (Ảnh minh họa).
Có thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên với con số 6 này và cho rằng nó quá ít với một đứa trẻ đang muốn khám phá thế giới, nhưng thực sự khoa học cũng đã chứng minh rằng trẻ có thể chơi lâu hơn và vui hơn nếu có ít đồ chơi hơn. Cô nói: "Chúng tôi áp dụng các nguyên tắc ít mà nhiều. Tức là trẻ có thể thấy rõ những món đồ chơi nào có sẵn trên kệ gắn liên với 1 hoạt động cụ thể nào đó, thay vì 1 chiếc hộp thật to với thật nhiều đồ chơi và bé không biết chọn gì."
Một cô giáo khác có tên Marcy Hogan cũng chia sẻ về việc lựa chọn cũng như sắp xếp đồ chơi cho con của mình. "Hầu hết tôi mua đồ chơi bằng gỗ cho con bởi đây là loại nguyên liệu từ tự nhiên và có màu sắc dễ chịu với mắt của trẻ nhỏ. Thay vì chọn loại đồ ấn nút sẵn và đồ chơi tự hoạt động thì tôi lựa những món đồ có sự sáng tạo, con phải vận động trí tưởng tượng để có thể chơi được", cô giáo này cho hay.
Chất liệu đồ chơi cũng được cô giáo Montessori quan tâm (Ảnh minh họa).
Chia sẻ về số lượng đồ chơi, cô Hogan cho rằng chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng. Mẹ có thể sắm cho con 1 chiếc tủ gỗ với các ô phân tách để con cất đồ chơi và tạo thành sự lựa chọn rõ ràng mỗi khi con muốn lấy đồ chơi. Có sự lựa chọn là tốt, nhưng quá nhiều lại thành ra rối loạn. Bởi nếu trẻ có quá nhiều đồ chơi trước mặt, chúng sẽ không biết phải lấy cái nào, phải làm gì với đống đồ đó. Quá nhiều đồ chơi cũng tạo tâm lý chơi hời hợt và không tập trung, bé không phát huy được hết khả năng và óc sáng tạo của mình.
Chất lượng quan trọng hơn số lượng, nếu trẻ có quá nhiều đồ chơi dễ dẫn đến sự mất tập trung và tâm lý chơi hời hợt (Ảnh minh họa)
Còn nữa, khi con có ít đồ chơi, ngôi nhà sẽ trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn. Việc dọn dẹp 6-10 món đồ bao giờ cũng nhanh và đơn giản hơn là thu dọn 20 món đồ hoặc hơn thế.Vì vậy, nguyên tắc ít (đồ) mà nhiều (lợi ích) luôn đượcgiáo viên Montessori hưởng ứng áp dụng hơn cả.
Nguồn: Romper, Mariamontessori
Theo Helino
Làm gì để đạt được quyền của trẻ em trong trường học? Những vụ việc nóng hổi về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em... vừa qua đã tiếp tục khơi mở một vấn đề thảo luận chưa bao giờ tạm dừng trong xã hội: Quyền trẻ em trong trường học. Liệu việc quản trị trường học sẽ cần đi theo những hướng nào để đảm bảo một môi trường tự do, an toàn,...