Không ăn cơm để giảm cân là sai chồng lên sai: Hãy ăn tinh bột thông minh như chuyên gia
Nếu bạn muốn giảm cân thành công, đừng bao giờ chọn phương pháp tránh ăn thực phẩm chính, tinh bột. Muốn giảm cân nhanh hơn, chỉ cần bạn ăn tinh bột đúng cách.
Nhiều người bị tăng cân theo thời gian với nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có cân nặng trở về mức lý tưởng, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ăn thực phẩm chủ yếu (tinh bột) trong quá trình giảm cân để có thể có hiệu quả giảm cân nhanh hơn.
Sau đây là bài phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe trên kênh Tin tức Sức khỏe (TQ) giúp bạn hiểu rõ cách ăn cơm đúng, giúp quá trình giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý, hiệu quả, không phạm phải sai lầm khi bỏ cơm ra khỏi thực đơn bữa ăn, từ đó có được sự khỏe mạnh toàn diện.
1, Khái niệm thực phẩm chủ yếu/thực phẩm chính là gì?
Thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn được xem là nguồn năng lượng chính trong chế độ ăn uống của chúng ta nên được gọi là thực phẩm chính. Nói theo khoa học, thực phẩm chủ yếu đại diện cho thực phẩm có thể cung cấp carbohydrate cho cơ thể.
Khi carbohydrate đi vào cơ thể, nó sẽ được tiêu hóa thông qua hệ tiêu hóa. Khi carbohydrate được tiêu hóa, phân tử nhỏ nhất sẽ chuyển hóa trở thành glucose. Cuối cùng, dưới tác dụng của insulin, các chất này sẽ được gửi vào các tế bào, sẽ được chuyển đổi thành năng lượng.
Các loại thực phẩm chủ yếu chúng ta thường ăn là cơm, cháo, bánh mì, các loại bún, miến, phở, các chế phẩm từ gạo, khoai thuộc nhóm tinh bột.
Giá trị của thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể là gì?
Nói một cách đơn giản, mục đích chính của thực phẩm chủ yếu là cung cấp đường cho cơ thể chúng ta.
Hơn nữa, các loại thực phẩm chủ yếu khác nhau có tốc độ tiêu hóa đường khác nhau, có ảnh hưởng khác nhau đến chức năng hoạt động của insulin.
Chúng ta cần biết rằng sự hấp thụ đường càng nhanh, áp lực lên insulin càng lớn và áp lực insulin quá nhiều sẽ gây tổn hại đến chức năng của nó, nghiêm trọng hơn sẽ làm tăng khả năng chúng ta mắc bệnh tiểu đường/đái tháo đường.
Tại sao nhiều chuyên gia dinh dưỡng hiện nay khuyên chúng ta nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt/ngũ cốc thô?
Lý do lớn nhất là tốc độ tăng lượng đường trong máu của thực phẩm nguồn gốc hạt thô tương đối chậm.
Ngoài tinh bột, ngũ cốc thô cũng rất giàu chất xơ, vitamin B và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể chúng ta. Những thứ này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của đường ruột, da và tóc của chúng ta.
Chúng ta biết rằng, các loại ngũ cốc tốt mà chúng ta đang ăn hàng ngày hiện nay, đã trải qua quá trình gia công chế biến (ví dụ như gạo được xay xát quá kỹ).
Video đang HOT
Trong quá trình chế biến đó, chúng ta loại bỏ chất xơ từ vỏ hạt gạo, làm cho hạt gạo mềm và trắng hơn. Do nguyên nhân này, làm ảnh hưởng đến khẩu vị khi ăn uống, cũng như các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất khác nhau bị mất đi. Giá trị dinh dưỡng của nó sẽ bị giảm đáng kể.
Nhưng lợi thế của chúng (gạo xát kỹ) là có khẩu vị tốt hơn, dễ tiêu hóa hơn và phù hợp và thuận lợi để tiêu thụ lâu dài. Nếu muốn biết sự khác biệt, bạn có thể hỏi những người lớn tuổi trong gia đình, ngày xưa phải ăn gạo thô nhiều thì có ngon như gạo xay xát kỹ thời nay hay không?
Câu trả lời có thể là gạo thô sẽ không ngon bằng gạo tinh, khó ăn hơn và nếu phải ăn quá thường xuyên, không dễ tiêu hóa bằng gạo tinh chế.
Tất nhiên, các quy trình chế biến của máy móc trước đây không được hiện đại và tốt như bây giờ, và nếu bây giờ bạn ăn trở lại loại gạo thô (xay xát chưa kỹ) thì khẩu vị sẽ khác. Sẽ dễ ăn hơn so với gạo trước đây.
So với các loại thực phẩm chủ yếu, chẳng hạn như mật ong và các loại đường khác nhau, những thứ này chỉ là đường đơn giản. Ngoài vai trò của chúng trong việc cải thiện vị giác, về cơ bản chúng không có chất dinh dưỡng nào khác và ít có giá trị đối với sức khỏe của chúng ta.
Và nhiều công ty thực phẩm sử dụng rất nhiều đường để chế biến thực phẩm, điều này không gì khác hơn là tăng hương vị của thực phẩm, để có được doanh số tốt hơn.
Do đó, hầu hết các loại thực phẩm/món ăn mới ra đời ngay nay sẽ không ngon nếu bạn không thêm nhiều đường và chất béo, hương vị của món ăn hiện đại có thể không được cải thiện nhiều nếu thiếu đường và dầu mỡ.
Hầu hết các loại thực phẩm lành mạnh đều khó ăn, đó là lý do nhiều người không thích ăn chúng. Sự hấp dẫn của món ăn hiện đại đều có sự tham gia của đường và chất béo.
Làm thế nào để ăn thực phẩm chính có thể dễ dàng giảm cân thành công mà không phải bỏ cơm ra khỏi bữa ăn?
1. Kiểm soát lượng thức ăn hợp lý
Cho dù là loại thực phẩm nào, ăn quá nhiều sẽ có tác động tiêu cực đến cơ thể của chúng ta, và tất nhiên các loại ngũ cốc thô cũng không ngoại lệ.
Mặc dù ngũ cốc thô có nhiều tác động tích cực đến cơ thể chúng ta, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều, chúng ta sẽ biến những điều tốt thành điều xấu. Bổ sung năng lượng quá mức cũng sẽ khiến chúng ta tăng cân, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chúng ta.
Lượng thức ăn chủ yếu hàng ngày được Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị là từ 250 đến 400 gram. Trong số các gram này, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu chiếm từ 50 đến 150 gram, và thực phẩm từ khoai chiếm từ 50 đến 100 gram.
2, Lượng thức ăn chủ yếu/tinh bột hàng ngày nên là sự kết hợp hợp lý của ba bữa ăn mỗi ngày
Nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chính trong một bữa ăn, thì nên giảm số lượng trong hai bữa ăn khác. Đối với bữa tối, tốt nhất là nên ăn nhiều rau xanh hoặc thêm ít protein lành mạnh làm thành phần chính. Tất nhiên, điều này chỉ để tạo điều kiện cho tiêu hóa thuận lợi và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nếu có mâu thuẫn giữa thời gian ăn uống và thời gian tập thể dục vào buổi tối, thì chúng ta có thể ăn một ít bánh mì hoặc thực phẩm từ khoai trong vòng nửa giờ hoặc một giờ trước khi tập thể dục.
Sau khi tập thể dục xong, ăn một số thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như trứng, ức gà, bột protein, v.v … Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trộn một số loại rau xanh tươi,… đó là những lựa chọn tốt.
3, Đảm bảo đa dạng hóa chế độ ăn uống và dinh dưỡng toàn diện
Sự đa dạng hóa của chế độ ăn uống và dinh dưỡng toàn diện cũng rất quan trọng.
Nếu thực phẩm chủ yếu hàng ngày của chúng ta là một ít cơm, cơm rang/chiên hoặc bánh v.v. thì cuối cùng chúng ta chỉ ăn hai loại có nguồn gốc tinh bột chính là gạo và mì trắng, đây là sự đơn điệu của chế độ ăn uống mà bạn có thể cần phải điều chỉnh.
Trên thực tế, ngoài những thứ này (cơm, bánh mì), còn có nhiều nguồn thực phẩm chủ yếu, chẳng hạn như: gạo nâu, yến mạch, đậu nành và đậu đen, và thực phẩm chủ yếu là khoai các loại bao gồm khoai lang, khoai tím và khoai mỡ…
Chúng ta phải biết rằng, thực phẩm trải qua quy trình chế biến càng nhiều, giá trị dinh dưỡng của chúng sẽ càng mất đi nghiêm trọng.
Thực phẩm có hàm lượng nước càng nhiều, hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng tổng thể của chúng càng thấp. Càng nhiều chất béo được thêm vào trong quá trình chế biến, tổng năng lượng của chúng sẽ càng lớn và tiêu thụ quá mức cũng sẽ gây ra béo phì.
Cuối cùng, để tổng hợp lại giải pháp, bạn cần chú ý:
Thực phẩm chủ yếu là nhóm dinh dưỡng tất nhiên bạn cần phải ăn, nhưng khi ăn, chúng ta phải chú ý đến sự đa dạng của chế độ ăn uống, dinh dưỡng toàn diện, lượng ăn vào và sự kết hợp hợp lý giữa thực phẩm thô và thực phẩm tinh chế.
Ngoài ra, các loại thực phẩm như bánh ngọt và bánh mì chế biến qua nhiều cách khác nhau được làm từ mì và gạo có chứa chất béo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta.
Mặc dù có thể ăn các loại bánh này, nhưng hãy ăn ít, đặc biệt là với những người đang trong quá trình giảm cân.
Chuối chín tới mức nào tốt nhất? Đây là lý do người Nhật thích ăn chuối ở thời điểm này
Mỗi quả chuối thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn, thành phần dinh dưỡng trong chuối cũng sẽ thay đổi.
Chuối là một loại hoa quả rất phổ biến, quả chuối không những có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon mà giá thành vô cùng rẻ. Tuy nhiên quả chuối ở những giai đoạn chín khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Biết ăn chuối đúng cách mới có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
1. Chuối xanh
Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột kháng, nó được coi là một thành phần trong chất xơ. Cấu trúc của tinh bột kháng không dễ hấp thụ và khó bị phá hủy bởi các enzyme tiêu hóa trong cơ thể, vì vậy nó có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp đại tiện trơn tru, tương tự như con đường chuyển hóa của chất xơ nói chung.
Nhiệt lượng của tinh bột kháng chỉ bằng 70% so với tinh bột thông thường. Vì không dễ tiêu hóa nên nó có thể làm tăng cảm giác no, đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh có thể giúp làm giảm cân. Tinh bột kháng tốc độ tiêu hóa chậm, cần phải mất 2 tiếng mới có thể tiêu hóa hết, do vậy cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chuối xanh chứa hàm lượng đường không cao, khi ăn sống có vị hơi chát, ăn không ngon nên không được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên trong chuối xanh chứa 70-80% tinh bột kháng, chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Kháng tinh bột cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng thông qua các cơ chế khác nhau như bảo vệ khỏi tác hại do biến đổi DNA, thay đổi biểu hiện gen và tăng tự chết (apoptosis) của các tế bào ung thư.
Lưu ý tinh bột kháng không dễ tiêu hóa. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc đầy hơi, ăn chuối xanh rất dễ gây khó chịu.
2. Chuối chín vàng
Các thành phần dinh dưỡng của chuối vàng và chuối xanh là như nhau, nhưng có sự khác biệt về hàm lượng tinh bột kháng. Chuối vàng rất giàu vitamin B2, B6 và vitamin C. Trong chuối vàng cũng chứa rất nhiều kali và magiê, ngoài ra còn chứa tryptophan giúp cơ thể tổng hợp serotonin, khiến tâm trạng con người luôn vui vẻ, ngủ ngon, chống trầm cảm và lo lắng.
Tuy nhiên khi chuối chuyển sang màu vàng thì cũng sẽ chuyển đổi tất cả tinh bột kháng ban đầu trong chuối xanh, chỉ để lại khoảng 5% tinh bột kháng, hệ thống tiêu hóa sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn. Chuối vàng có hàm lượng fructose và glucose cao, và chỉ số đường của chúng gấp đôi so với chuối xanh. Ngoài ra, chuối chín vàng phát triển nhiều hơn các chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
3. Chuối chín trứng cuốc
Tsurumi Takashi - bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Nhật Bản đã giải thích nhiều lợi ích của "quả chuối đen" trong cuốn sách "Liệu pháp sức khỏe chuối đen". Ông chỉ ra rằng quả chuối chín có đốm đen mới là "đạt đỉnh dinh dưỡng" thực sự, tác dụng chống oxy hóa được tăng cường đáng kể, các enzym được tăng lên và các chất dinh dưỡng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Đó là lý do người Nhật thường thích ăn chuối có đốm đen.
Những quả chuối này già hơn và ngọt hơn. Những đốm nâu không chỉ cho thấy quả chuối đã già, mà chúng còn báo hiệu có bao nhiêu tinh bột đã được chuyển thành đường. Hãy tưởng tượng tất cả những đốm nâu này như những nốt "tàn nhang" đường nho nhỏ. Số lượng các đốm nâu càng nhiều trên một quả chuối thì lượng đường càng nhiều.
Chuối chín có đốm nâu có chứa nguyên tố làm hoại tử khối u (TNF-) gây chết tế bào ung thư và có thể đối phó với các tế bào ung thư trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong chuối có đốm nâu cũng có thể tăng cường các tế bào bạch cầu. So với chuối chưa chín, chuối chín có đốm nâu có thể tăng cường các tế bào bạch cầu nhiều hơn 8 lần.
Chuối có đốm nâu có chứa rất nhiều polyphenol, có thể trì hoãn sự lão hóa của cơ thể. Ngoài ra loại chuối này cũng có thể cân bằng natri trong cơ thể, hạ huyết áp và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, một khi chuối bị chín, hàm lượng vitamin C trong chuối sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Cô gái giảm hơn 54kg nhờ chế độ ăn kiêng keto nhưng quyết định bỏ ngang Một năm trước, Jennifer Still đã giảm được 54.43 kg nhờ chế độ ăn kiêng keto nhưng giờ cô quyết định chuyển sang chế độ ăn mới. Chế độ ăn Ketogenic (gọi tắt là Keto) là chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt cho cơ thể. Khi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể bị cắt giảm, cơ thể bạn sẽ...