Khỏi phải lo mỗi lần thái nghệ bị ‘vàng khè tay’, chỉ cần rửa tay với nguyên liệu này thì vết bám vàng sẽ biến mất sạch sẽ
Không ít chị em nội trợ thường xuyên ái ngại mỗi khi phải gọt, thái, chế biến nghệ bởi màu vàng của nghệ sẽ bám trên tay rất lâu, khó rửa sạch bằng xà phòng thường, gây mất thẩm mỹ.
Nghệ thường xuyên được sử dụng trong các món ăn Việt bởi chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp hương vị món ăn thêm thơm ngon. Thế nhưng, không ít chị em nội trợ thường xuyên ái ngại mỗi khi phải gọt, thái, chế biến nghệ bởi màu vàng của nghệ sẽ bám trên tay rất lâu, khó rửa sạch bằng xà phòng thường, gây mất thẩm mỹ.
Với những nguyên liệu giản đơn dưới đây, bạn có thể rửa sạch các vết bám của nghệ trên da tay cũng như các dụng cụ làm bếp một cách dễ dàng.
1. Đường
Đường chính là một công cụ hữu hiệu để loại sạch các vết bám cứng đầu của nghệ, đồng thời được coi như một chất giúp tẩy da chết, có khả năng loại bỏ các bụi bẩn và tế bào chết. Để làm sạch tay dính nghệ bằng đường, bạn chuẩn bị một hỗn hợp gồm đường hòa nước. Sau đó đổ hỗn hợp đó lên vùng da tay dính nghệ, chà chát bằng những hạt đường nhỏ cho đến khi những vết bám của nghệ biến mất. Sau đó rửa sạch tay lại với nước.
2. Baking Soda: (Cho da và móng)
Banking Soda có tác dụng như 1 chất tẩy rửa có thể làm sạch các vết bẩn, làm trắng sáng vùng cần tẩy trắng. Để loại bỏ phần vết bám của nghệ trên tay bằng banking soda, bạn trộn banking soda với nước theo tỉ lệ 1:1 để có được 1 hỗn hợp đặc. Ngâm tay vào nước ấm khoảng 3 phút rồi để khô ráo. Sau đó đổ hỗn hợp banking soda lên da. Bạn có thể dùng một miếng bông gòn hoặc bàn chải nhỏ chà nhẹ (không dùng ngón tay chà trực tiếp vì màu nghệ có thể lan sang ngón tay khác). Chà đến khi sạch hẳn và rửa lại với xà phòng thơm.
3. Sữa tươi
Video đang HOT
Nếu nhà còn sữa tươi, bạn hãy đổ một chút sữa tươi ra bát rồi lấy bông gòn thấm sữa, thoa nhẹ nhàng lên vùng da tay bị dính nghệ.
4. Dầu gió xanh
Dầu gió xanh cũng cực kỳ hữu hiệu, tương tự như sữa tươi, bạn lấy bông gòn thấm chút dầu gió xanh và rồi lau lên vùng tay bị dính nghệ. Thoa nhẹ nhàng cho đến khi sạch vết bẩn rồi rửa lại tay với nước sạch.
Lưu ý: Cách xử lý khi nghệ bị dính trên dụng cụ làm bếp như dao, thớt, máy xay, mặt bàn,…
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình, bạn nên dùng những hóa chất dành riêng cho thực phẩm thay vì những hóa chất tẩy rửa chung (bột giặt…). Bạn cũng có thể kỳ cọ, tẩy rửa vết bám của nghệ lên những vật dụng làm bếp bằng hỗn hợp chanh cùng banking soda, hoặc hỗn hợp giấm và chanh, hoặc hỗn hợp đường cùng nước và chanh.
6 cách biến đôi môi bong tróc thành căng mọng, mịn màng
Đôi môi khô nẻ, bong tróc khiến cho nhan sắc của bạn bị "dìm hàng" thê thảm, hãy lấy lại sự căng mịn cho nó bằng các công thức rất lành tính dưới đây.
Tẩy da chết bằng đường - mật ong
Với đường và mật ong, bạn có thể tự chế sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi. Đường trắng giúp nhẹ nhàng loại bỏ lớp da bong tróc, mật ong giúp chữa lành tổn thương, bổ sung dinh dưỡng và giữ ẩm cho đôi môi nhờ đặc tính chống viêm và làm mềm da.
Trộn đều 1 thìa mật ong và 2 thìa đường, thoa hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút. Để yên lớp "mặt nạ" này trên môi trong 10 phút nữa rồi rửa sạch.
Bạn nên áp dụng cách trên mỗi tuần 1-2 lần.
Dưỡng bằng dầu dừa và dầu cây trà
Dầu dừa chứa các axit béo thiết yếu như axit lauric, axit oleic và axit linoleic, có đặc tính khử trùng và dưỡng ẩm, giúp điều trị môi bong tróc rất hiệu quả. Dầu cây trà (tea tree oil) có đặc tính chữa lành tổn thương, giúp giảm đau hoặc khó chịu.
Trộn đều 1 thìa con dầu dừa và 1-2 giọt dầu cây trà, thoa lên môi và để yên như vậy như một lớp mặt nạ dưỡng môi, thậm chí có thể để qua đêm, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Cách này có thể áp dụng hằng ngày.
Thoa gel nha đam
Nha đam có tác dụng tái tạo các tế bào da và làm mềm môi. Nó cũng có đặc tính chống viêm và khử trùng.
Sau khi lọc lấy phần gel nha đam, bạn thoa nó lên đôi môi đã được rửa sạch và thấm khô, để một lúc cho ngấm và không nhất thiết phải rửa lại. Bạn có thể dùng nó nhiều lần trong ngày cho đến khi thấy đôi môi được cải thiện.
Dưỡng bằng bơ cây hạt mỡ
Bơ cây hạt mỡ (shea butter) chứa các axit béo thiết yếu có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giúp đôi môi luôn ẩm, mềm và mịn.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa bơ cây hạt mỡ lên đôi môi sạch như thoa son dưỡng môi, có thể bôi nhiều lần cho đến khi môi được cải thiện.
Dùng nước hoa hồng và mật ong
Mật ong có đặc tính chống viêm, chữa lành vết thương và là chất làm mềm, giữ cho đôi môi mịn màng, còn tinh chất hoa hồng có đặc tính chữa lành vết thương, làm dịu làn da môi.
Bạn cho 1-2 giọt nước hoa hồng vào 1 thìa con mật ong, trộn đều rồi thoa lên môi, để yên trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Nên áp dụng 2-3 lần/một tuần.
Dùng trà xanh
Trà xanh chứa polyphenol có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ da, làm mềm môi và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Trà xanh cũng giúp trị thâm môi hiệu quả.
Bạn cho túi trà xanh vào cốc nước nóng trong vài phút rồi lấy ra đặt lên môi, để yên trong 3-5 phút. Nên thực hiện hằng ngày cho đến khi môi được cải thiện.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng môi bong tróc, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi và luôn có một cây son dưỡng môi trong túi.
Bí quyết dùng dầu mè giá rẻ để da mịn màng, trơn láng Bí quyết dùng dầu mè để dưỡng da và trị các vấn đề về tóc. Dầu mè có nguồn gốc từ hạt của cây mè có hoa, còn được gọi là Sesamum indicum. Dầu mè nuôi dưỡng làn da bạn đẹp tự nhiên. Những loại cây này có nguồn gốc từ Đông Phi và Ấn Độ, nhưng chúng hiện đang được trồng ở...