Khỏi hẳn táo bón nhờ nước mía, mật ong
Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, nước mía, mật ong còn được biết đến với công dụng trị táo bón vô cùng hiệu quả.
Trong xã hội hiện đại, táo bón là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là người già, trẻ em và phụ nữ. Táo bón là khi đi đại tiện khó khăn do phân khô hoặc đau hoặc do ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Táo bón là một trong những nguyên nhân của các bệnh như viêm khớp, cao huyết áp, đục thủy tinh thể, viêm ruột thừa và nhiều hơn nữa.
Táo bón đang trở thành bệnh phổ biến hiện nay
Táo bón có thể do thói quen ăn uống không đúng, do tácdụng phụ của thuốc hoặc thậm chí ngộ độc kim loại nặng. Trong số này, ăn loại thức ăn khó tiêu hóa và ăn quá nhiều đến mức độ hệ tiêu hóa khó khăn trong việc xử lý dẫn đến táo bón thường xuyên.
Táo bón có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước, bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn và sử dụng thuốc nhuận tràng. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng mật ong nước mía chữa táo bón.
Mật ong chữa táo bón
Mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
Gần đây, khoa học đã chứng minh mật ong nguyên chất hấp thụ nước và cũng có thể chứa rất nhiều nước. Sự kết hợp này giúp mật ong giữ cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Do đó, mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
Phân tử đường trong mật ong có thể thay đổi thành các loại đường khác như fructose có thể thay đổi thành glucose. Vì vậy, mặc dù chứa một lượng lớn axit, mật ong vẫn có thể dễ dàng tiêu hóa đặc biệt là những người có dạ dày nhạy cảm.
Mật ong giúp ruột và thận hoạt động tốt hơn do đó giúp chống táo bón.
Mía chữa táo bón
Mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, làm tan đờm, sinh tân dịch, chữa sốt cao, kiết lỵ, trị ho do nhiệt, ợ hơi, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, đại bổ tâm tỳ.
Trên lâm sàng, y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ợ hơi, tiểu tiện khó, sốt cao…
Bài thuốc chữa táo bón lâu ngày từ nước mía, mật ong
Nguyên liệu:
Nước mía: 1 cốc
Mật ong: 1 cốc
Cach làm:
Bạn trộn đều nước mía và mật ong với nhau theo tỉ lệ 1:1.
Cách dùng và công dụng:
Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn.
Bài thuốc này có tác dụng trị táo bón cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.
Lưu ý:
Khi dùng bài thuốc trên bạn nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục để bệnh táo bón không quay trở lại.
Để phòng ngừa táo bón, bạn có thể pha 2 muỗng mật ong với nước ấm uống ngày 2 lần.
Theo Phunutoday
Đau lưng: Nghĩ ngay đến bài thuốc từ cây mướp
Mướp không chỉ là cây cung cấp cho cuộc sống món ăn ngon mát vào mùa hè mà còn là một dược liệu vô cùng hữu ích trong việc chữa bệnh cho chúng ta trong cuộc sống.
Đau lưng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của chúng ta trong cuộc sống
Đau lưng là bệnh rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: au lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra đau lưng
- Vỡ đĩa đệm
- Co thắt
-Căng giãn cơ
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Bị đau lưng, gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc. Làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và không thoải mái, vì vậy chúng ta nên điều trị căn bệnh này để có một cuộc sống hoàn hảo hơn.
Có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc chữa trị bệnh đau lưng, như thuốc tây, thuốc nam,...trong đó có loại cây rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta mà có công dụng vô cùng hiệu quả cho việc chữa trị bệnh đau lưng này.
Chữa đau lưng bằng cây mướp
Dược liệu hữu ích trong cuộc sống thường ngày
Là một loài cây cho món ăn ngon và mát đặc biệt cho mùa hè. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Đặc biệt, mướp còn là loại thuốc quý. Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú.
Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc.
Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.
Trong đó, mướp có tác dụng đặc biệt trong việc trị đau lưng rất hiệu quả.
Cách dùng
Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 3: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Với phương pháp rất đơn giản, hiệu quả mà không tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian, công sức, vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh đau lưng bằng cây mướp này nhằm có sức khỏe tốt hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong cuộc sống cũng như trong công việc mà không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây ra từ bệnh đau lưng nhé!
Theo Phunutoday
Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mồng tơi chữa 9 bệnh hay gặp Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có...